Viêm ống dẫn trứng và các biến chứng nguy hiểm

Cập nhật 28/04/2023

1.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Viêm ống dẫn trứng hay viêm vòi trứng là tình trạng viêm nhiễm ở ống dẫn trứng của phụ nữ, có thể ở một bên hoặc cả hai bên. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh nên chị em cần thận trọng và điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt. Vậy cách điều trị viêm ống dẫn trứng như thế nào? Chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây để được chuyên gia sản phụ khoa của MEDIPLUS giải đáp rõ hơn về vấn đề này!

Viêm ống dẫn trứng là gì?

Ống dẫn trứng là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của nữ giới, kéo dài từ tử cung. Một bọ phân quan trọng được ví như cầu nối giữa tinh trùng với trứng và đưa trứng đã được thụ tinh đến tử cung để làm tổ. Viêm ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm do nhiễm vi khuẩn, nấm gây ra. Khi ống dẫn trứng bị viêm sẽ kích thích tiết thêm dịch hoặc gây mủ tích tụ bên trong ống dẫn trứng. Nhiễm trùng một ống thường dẫn đến nhiễm trùng ống bên kia, vì vi khuẩn di chuyển qua các mạch bạch huyết gần đó.

Viêm ống dẫn trứng là như thế nào?

Hình ảnh ống dẫn trứng khi bị viêm tạo mủ tích tụ trong ống dẫn

Ống dẫn trứng có vấn đề, đây là một trong các nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể làm hỏng vòi trứng vĩnh viễn khiến trứng được phóng thích vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt không thể gặp tinh trùng. Sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng là biến chứng lâu dài thường gặp nhất của bệnh là này.

Dấu hiệu cảnh báo viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng thường được phân loại thành 2 dạng: cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Viêm ống dẫn trứng cấp tính là tình trạng ống dẫn trứng bị sưng đỏ và tiết ra nhiều chất lỏng khiến cho thành bên trong ống dính vào nhau. Các ống cũng có thể dính vào các cấu trúc lân cận như ruột. Đôi khi, một ống dẫn trứng có thể đầy và phồng lên với mủ. Vì một lý do nào đó, các ống dẫn trứng bị viêm này vỡ ra gây ra nhiễm trùng nguy hiểm cho khoang bụng (viêm phúc mạc).

Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Viêm ống dẫn trứng mãn tính thường là hậu quả của các đợt viêm ống dẫn trứng cấp tính không được điều trị triệt để. Vòi trứng bị viêm kéo dài sẽ gây mủ, phá hoại các mô bên trong vòi trứng. Lúc này các dấu hiệu đã trở nên nghiêm trọng, có thể gây tắc 1 bên hoặc 2 bên vòi trứng.

Dấu hiệu bị viêm ống dẫn trứng

Đau vùng bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu bị viêm ống dẫn trứng

Nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng vô sinh hoặc khó có con ở chị em phụ nữ. Một số các triệu chứng cảnh báo sớm bị viêm ống dẫn trứng xuất hiện ở chị có thể nhận thấy:

  • Đau bụng dưới, có thể ở một bên hoặc hai bên.
  • Sốt.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như có màu hoặc mùi bất thường.
  • Chảy máu bất thường trong các kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau đớn hoặc không thoải mái khi quan hệ.
  • Đau lưng dưới.
  • Đi tiểu nhiều lần, thường xuyên.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Trong những trường hợp nhẹ hơn, viêm ống dẫn trứng có thể không có triệu chứng. Chính vì thế, chị em cần đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm ống dẫn trứng

Nhiễm trùng ống dẫn trứng chủ yếu do sự hiện diện của các vi khuẩn nguy hiểm như Chlamydia trachomatis (gây ra chlamydia STD) và Neisseria gonorrhoeae (gây bệnh lậu). Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh do một trong số các nguyên nhân dưới đây:

  • Do quan hệ tình dục không an toàn: Phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt như  nhiễm Chlamydia trachomatis hoặc lậu, có nguy cơ cao bị viêm vòi dẫn trứng.
  • Vệ sinh “vùng kín” không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến bộ phận sinh dục ngoài như viêm âm hộ, âm đạo bị viêm nhiễm, sau đó lan tới cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, và các cơ quan khác trong vùng chậu của người phụ nữ.
  • Làm các thủ thuật ở bộ phận sinh dục như đặt vòng tránh thai, phẫu thuật vùng tiểu khung: Các thủ thuật đặt vòng hay nạo, hút thai, phá thai,… đều nguy cơ gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, sau đó có thể gây viêm và tắc vòi trứng; Phẫu thuật trực tiếp tại vòi trứng hoặc liên quan đến tử cung trước đây có thể gây ra tổn thương tại vòi trứng; Các bệnh hoặc phẫu thuật vùng bụng: bất kỳ cuộc phẫu thuật nào trước đây ở vùng bụng hoặc vùng chậu đều có thể ảnh hưởng đến vòi trứng, gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn vòi trứng
  • Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản: Các bệnh lý phụ khoa nói chung đều có liên quan đến nhau, nếu một người từng có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa, người đó có nguy cơ cao bị viêm ống dẫn trứng hơn những người khác.

Viêm ống dẫn trứng có nguy hiểm không có gây vô sinh?

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra một loạt các biến chứng phức tạp, bao gồm:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan lân cận, chẳng hạn như buồng trứng hoặc tử cung.
  • Lây nhiễm cho bạn tình: bạn tình của người phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn và cũng bị nhiễm bệnh.
  • Áp xe ống dẫn trứng: khoảng 15% phụ nữ bị viêm ống dẫn trứng sẽ phát triển thành áp xe, cần phải nhập viện điều trị.
  • Mang thai ngoài tử cung: Khi ống dẫn trứng bị tắc ngăn cản trứng đã thụ tinh vào tử cung gây hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung đối với phụ nữ bị viêm ống dẫn trứng trước đó hoặc các bệnh viêm vùng chậu khác là khoảng 1/20. Chửa ngoài tử cung là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của chị em phụ nữ.
  • Vô sinh: ống dẫn trứng có thể bị biến dạng hoặc có sẹo khiến cho trứng và tinh trùng không thể gặp nhau. Tỷ lệ vô sinh ở chị em phụ nữ bị viêm ống dẫn trứng vào khoảng 15%. Con số này sẽ tăng lên tới 50% nếu phụ nữ viêm ống dẫn trứng từ 3 lần trở lên.

Điều trị viêm ống dẫn trứng tránh biến chứng

Bạn nên tới các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sản phụ khoa ngay khi có bất kỳ  dấu hiệu cảnh báo nào để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng và hậu quả nặng nề.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng đối với bệnh viêm ống dẫn trứng vì việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa tắc nghẽn và hạn chế quá trình hình thành sẹo trong lòng ống dẫn trứng.

Việc chẩn đoán bệnh viêm ống dẫn trứng thường bao bao gồm các bước:

  • Khám tổng quát: để kiểm tra tình trạng đau khu trú và các tuyến bạch huyết mở rộng.
  • Khám phụ khoa: để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và đánh giá khả năng tiết dịch.
  • Test thai nhanh bằng que thử thai.
  • Trong một số trường hợp, siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo hoặc chụp các loại phim (MRI có tiêm thuốc, CT-scan,…) có thể cần thiết.
  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra số lượng bạch cầu và các yếu tố khác xem có tình trạng nhiễm trùng hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định xem có nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo hay không.
  • Phết dịch âm đạo nuôi cấy và phân lập vi khuẩn để xác định chính xác bạn đang nhiễm loại vi khuẩn nào, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
  • Nội soi ổ bụng: Trong một số trường hợp khó chẩn đoán, có thể cân nhắc nội soi ổ bụng để quan sát trực tiếp tình trạng ống dẫn trứng của chị em…

Điều trị viêm ống dẫn trứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại vi khuẩn gây bệnh sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau:

Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp đường tiêm truyền và có thể thêm cả thuốc chống viêm. Khi có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh loại kháng sinh phù hợp cho từng loại vi khuẩn gây bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị. Trong trường hợp nặng, cơ thể không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì cần phải phẫu thuật.

Điều trị bằng phương pháp vật lý: Sử dụng bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, tia hồng ngoại hoặc chiếu nhiệt để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh chị em cần lưu tâm

Để hạn chế những biến chứng mà viêm ống dẫn trứng gây ra, bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay phương pháp vật lý thì chị em cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống hợp lý, khoa học:

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và điều độ: Một chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, giảm thiểu căng thẳng sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng chung, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Chú ý bổ sung chất xơ và vitamin C, tập thể dục đều đặn.

Bị viêm ống dẫn trứng cần có chế độ ăn uống khoa học

Bị viêm ống dẫn trứng cần có chế độ ăn uống khoa học

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách:

  • Tắm rửa và thay quần lót thường xuyên.Rửa bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước sạch.
  • Giữ “vùng kín”  khô thoáng, sử dụng quần lót thoải mái, chất liệu tốt.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ uy tín, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý làm sạch sâu bên trong âm đạo.

Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi giao hợp.

Đi khám phụ khoa: Khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng một lần sẽ giúp bạn phát hiện các bất thường và điều trị sớm. Trong trường hợp có các dấu hiệu nghi ngờ viêm ống dẫn trứng, chị em nên đến gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám, chẩn đoán, và điều trị sớm, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Viêm ống dẫn trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh cho chị em. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp chị em có được những kiến thức cơ bản về bệnh lý viêm ống dẫn trứng.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? 2 cách xử lý

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…

    28 Th10, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    28 Th10, 2024
    389

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    28 Th10, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám