30.0K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng đối với mẹ bầu không biết có nên ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu không? Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời cùng với hướng dẫn cách ăn tôm và các loại hải sản đúng cách.
Xem thêm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được tôm và tôm còn rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì trong tôm chứa nhiều dưỡng chất có hàm lượng rất cao như protein và các khoáng chất như sắt, selen, canxi, omega-3,… Nhờ đó, tôm có tác dụng như cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng,…
Tôm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu.
Để mẹ bầu hiểu rõ hơn tại sao nên ăn tôm trong 3 tháng đầu, phần tiếp theo sẽ cung cấp thêm thông tin và tác dụng của các chất dinh dưỡng trong tôm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn tôm. Bởi vì tôm có nhiều tác dụng nổi bật như ngăn ngừa thiếu máu, bổ sung Astaxanthin cho mẹ bầu,…
Để hiểu rõ hơn về các tác dụng của tôm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu. Trước tiên mẹ bầu cần tham khảo bảng thông tin dinh dưỡng trong 100g tôm dưới đây.
Từ bảng thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy tôm chứa lượng lớn Omega-3 (ALA, EPA, DHA), các Vitamin nhóm B, Vitamin H, Canxi, Selen và Sắt. Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ, các chất dinh dưỡng trên mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời dưới đây.
Cứ 100g tôm sẽ cung cấp cho mẹ bầu 82KCal và 17.6g Protein. Theo PubMed Central, lượng protein mẹ bầu cần trong thai kỳ tăng. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung từ 70 đến 100g protein mỗi ngày. Vì vậy, lượng protein trong tôm sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, tái tạo tế bào và đảm bảo hình thành các mô, cơ cho mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu còn cung cấp cho mẹ bầu nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, selen, canxi, kẽm,… Từ đó hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu, giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng.
Ăn tôm sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể bà bầu 3 tháng đầu
Tôm cung cấp lượng lớn khoáng chất như Canxi (79mg), Selen (38μg), Sắt (1.60mg),… Các chất khoáng cần thiết cho thai kỳ, cụ thể như:
Tôm chứa đến 5μg Vitamin H (Biotin) trong 100g. Đây là loại Vitamin tham gia vào cấu tạo móng, tóc, da. Thiếu vitamin H gây rối loạn thần kinh, rụng tóc và viêm da. Vì vậy, bổ sung tôm vào bữa ăn giúp mẹ bầu tránh rụng tóc và bảo vệ sức khỏe làn da của mẹ bầu.
Trong 100g tôm chứa đến 1.60mg Sắt, cho nên tôm là nguồn cung cấp Sắt dồi dào cho mẹ bầu.
Sắt là thành phần cấu tạo nên máu. Theo PubMed Central, nhu cầu máu của mẹ bầu tăng 50% trong quá trình mang thai kéo theo nhu cầu sắt cũng tăng cao. Vì thế, nếu cơ thể mẹ bầu thiếu sắt trong 3 tháng đầu sẽ gây ra bệnh thiếu máu.
Theo nghiên cứu y học, máu có vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu thiếu máu dẫn đến mô và cơ quan thiếu lượng oxy cần thiết. Từ đó dẫn đến tim đập nhanh bất thường, khó thở, da nhợt nhạt, dễ choáng váng và dễ ngất. Tình trạng này gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn tôm giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu
Vitamin A đóng vai trò thúc đẩy và điều hòa hệ miễn dịch vì là thành phần cấu tạo nên tế bào T – tế bào đóng vai trò trung tâm miễn dịch, và một số hormon khác hỗ trợ hệ miễn dịch. Vì vậy, với lượng vitamin A đạt 20μg cho 100g, ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu rất tốt cho mẹ bầu
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, chống nhức mỏi và tăng cường thị lực. Theo nghiên cứu, Astaxanthin được tìm thấy nhiều trong tôm, đặc biệt là vỏ tôm. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn cả vỏ tôm hoặc nấu vỏ tôm trong canh để bổ sung Astaxanthin. Nhờ đó giúp mẹ bầu giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư và việc hình thành các gốc tự do.
Astaxanthin trong tôm có tác dụng làm chậm hoạt động của các gốc tự do gây lão hóa da
Từ những lợi ích kể trên, mẹ bầu nên thêm ngay tôm vào khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần hiểu được ăn tôm sao cho đúng cách. Điều đó sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS đề cập đến trong phần dưới đây.
Mẹ bầu cần lưu ý các thông tin dưới đây để ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi
Lượng tôm nên ăn: Theo FDA, mẹ bầu nên sử dụng 8 đến 12 ounces, tức khoảng 227 – 340g tôm cho 1 tuần. Bởi vì trong tôm vẫn chứa một lượng thủy ngân nhỏ nên mẹ bầu tránh ăn quá nhiều, gây hại đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Chọn tôm tươi và có nguồn gốc rõ ràng
Mẹ bầu cần lựa chọn tôm tươi và mua tại các địa chỉ uy tín.
Không dùng tôm sống: Sau khi mua được tôm tươi, mẹ bầu chú ý nấu tôm chín kỹ. Việc sử dụng tôm sống mang nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Bởi vì các vi khuẩn, virus và các kỳ sinh trùng có thể tồn tại trong tôm sống. Từ đó gây ra đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa cho mẹ bầu.
Rã đông tôm đúng cách
Cách chế biến tôm phù hợp cho mẹ bầu: Mẹ bầu nên sử dụng nhiều cách chế biến để làm phong phú món ăn. Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng hình thức chế biến luộc, hấp để giữ nguyên hương vị tôm, giảm hấp thụ dầu mỡ.
Trên đây là các thông tin để trả lời cho mẹ bầu tại sao nên ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu, trong tôm chứa những chất dinh dưỡng nào và cách ăn đúng là gì. Bên cạnh tôm, còn nhiều loại hải sản khác mẹ bầu cần cân nhắc kỹ nên hay không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tổ hợp y tế MEDIPLUS gửi đến mẹ bầu một số lời khuyên về hải sản mà mẹ bầu nên hay không nên ăn dưới đây.
CÁC LOẠI HẢI SẢN MẸ BẦU NÊN ĂN
Ngoài tôm ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng một số loại hải sản như:
Cá hồi
Cá hồi nổi tiếng bởi chứa nhiều Omega-3. Theo nghiên cứu, Omega-3 cấu trúc nên tế bào thần kinh, thị giác và một số hormon trong cơ thể. Nhờ đó hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Vì vậy ngoài ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên bổ sung cá hồi vào thực đơn
Một số món ăn làm từ cá hồi mà mẹ bầu nên ăn: cháo cá hồi, cá hồi sốt cà, súp cá hồi, chà bông cá hồi,…
Lưu ý: Mẹ bầu tránh ăn cá hồi sống trong các món sushi hay sashimi. Bởi vì cá hồi sống có thể tồn tại vi khuẩn, chất độc khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.
Cá hồi cung cấp nhiều Omega-3 cấu trúc nên hệ thần kinh, thị giác cho thai nhi.
Tôm hùm đất
Ngoài việc ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể ăn tôm hùm đất. Tôm hùm đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, tiêu biểu là Vitamin B6, Vitamin B12,… Do đó, tôm hùm đất có nhiều tác dụng cho mẹ bầu như:
Một số món ăn ngon từ tôm hùm đất phù hợp cho mẹ bầu như: tôm hùm đất luộc, tôm hùm đất hấp sả, cháo tôm hùm đất,…
Tôm hùm đất giúp giảm nguy cơ trầm cảm và mắc bệnh thiếu máu cho mẹ bầu.
Cá mòi
Theo Bộ Y Tế, cá mòi có hàm lượng thủy ngân gây ngộ độc thấp nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng. Trong 100g cá mòi chứa đến 80mg Canxi, 3mg Sắt, 0.81g DHA,… mang đến cho mẹ bầu các tác dụng như:
Các món ăn làm từ cá mòi mẹ bầu nên sử dụng như: cá mòi kho cà chua, cá mòi hấp, cá mòi kho nước dừa,…
Cá mòi giảm đau nhức xương, răng cho mẹ bầu và hỗ trợ phát triển thần kinh cho thai nhi.
CÁC LOẠI HẢI SẢN MẸ BẦU NÊN TRÁNH
Mẹ bầu cần ghi nhớ các loại hải sản nên tránh dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong 3 tháng đầu.
Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Theo FDA, một số hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ mắt to, họ cá buồm, cá mập, cá kiếm, cá tráp cam và cá thu vua nên tránh sử dụng. Thủy ngân là một trong mười chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhất mà WHO công bố, gây nhiều hậu quả như sau:
Các hải sản đông lạnh nhiều lần, hải sản sống
Mẹ bầu không nên dùng sashimi để vì thực phẩm sống dễ nhiễm khuẩn và khó tiêu.
Cua hay các sản phẩm làm từ cua
Mẹ bầu nên tránh ăn cua và các sản phẩm làm từ cua. Bởi vì cua chứa hàm lượng cholesterol và thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
Theo nghiên cứu, lượng cholesterol trong cơ thể mẹ bầu tăng cao từ những tháng đầu của thai kỳ, mà cua chứa đến 78mg cholesterol trong 100g cua. Ăn nhiều cua sẽ gây thừa cholesterol gây ra các mảng bám gây hẹp mạch máu, dẫn đến mẹ bầu dễ đau tim, có nguy cơ đột quỵ,…
Hy vọng bài viết Mediplus đã giúp mẹ bầu giải quyết nỗi băn khoăn về “Ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu”. Mẹ bầu nên ăn tôm nói riêng và các loại hải sản nói chung đúng cách để đem cơ thể nhận được nhiều lợi ích tốt từ thực phẩm.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Chuyên mục: Sản khoa
Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.