Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua?

Cập nhật 07/10/2024

50.7K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Cua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thắc mắc này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS trả lời trong bài viết dưới đây, nhằm giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn loại thực phẩm này.

Xem thêm:

1. Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?

Bà bầu nên tránh ăn các loại cua (cua đồng, cua bể) và các sản phẩm chế biến từ cua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao của cua trong giai đoạn này không phù hợp với đặc điểm cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu.

Trong cua có nhiều loại thành phần mà bà bầu cần như protein, canxi, sắt, photpho, kali, natri,… với hàm lượng rất cao như protein trong 100g cua là 17.5g, canxi trong cua là 120mg, natri là 453mg,… Những thành phần này hứa hẹn rằng cua có thể giúp xương chắc khỏe, hồi phục nhanh chóng các tổn thương tế bào, cung cấp năng lượng dồi dào cụ thể.

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua

Tuy nhiên, cua lại không nên đưa vào thực đơn dưỡng thai cho bà bầu 3 tháng đầu. Lý do sẽ được giải thích chi tiết trong phần tiếp theo.

2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn cua?

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không? Bà bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn tất cả các loại cua bởi vì trong cua có hàm lượng chất dinh dưỡng quá cao. Đồng thời, trong cua xuất hiện một số loại độc tố nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi như thủy ngân, Dioxins và PCBs (Polychlorinated biphenyls). Cụ thể như sau:

Đối với cua biển

  • Môi trường biển ngày càng ô nhiễm do rác thải, nước thải công nghiệp và các sự cố tràn dầu. Từ đó gây ảnh hưởng đến cua biển sống trong nước, tăng khả năng nhiễm các chất độc như Thủy ngân, Dioxins hay PolyChlorinated Biphenyls.
  • Theo nghiên cứu của nguồn ELSEVIER, thịt cua chứa một lượng thủy ngân từ 0.21 – 0.33mg/kg. Thủy ngân là một chất độc, chủ yếu phơi nhiễm qua dạng Methylmercury thông qua thực phẩm. Việc nhiễm phải Thủy ngân gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi, đồng thời ảnh hưởng đến các giác quan và gây khó thở cho bà bầu.
  • Hàm lượng cholesterol cao: Cholesterol là một chất béo, đóng vai trò cấu tạo nên màng tế bào, hormon và vitamin D. Theo nghiên cứu được đăng tải lên Thefhfoundation thì lượng cholesterol tăng đáng kể từ 25 – 50% ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Hàm lượng cholesterol cao trong thịt cua bể (78mg) có thể làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể mẹ bầu. Lượng cholesterol thừa sẽ tạo thành các mảng bám trong mạch máu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho bà bầu.
Trong cua biển chứa một lượng thủy ngân từ 0,21 - 0,33mg/kg. Nhiễm thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi.

Trong cua biển chứa một lượng thủy ngân từ 0,21 – 0,33mg/kg. Nhiễm thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi.

Đối với cua đồng

  • Theo quan niệm Đông y, cua đồng là thực phẩm tính mặn, có khả năng tống máu bầm. Thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu chưa phát triển đầy đủ nên có thể bị lầm tưởng là máu bầm, gây tống máu và sảy thai. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh.
  • Theo Y học hiện đại, cua đồng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Bởi vì hệ miễn dịch của bà bầu nhận định một số protein trong cua là “dị nguyên” nên sản sinh ra kháng thể Immunoglobulin E (IgE). Từ đó kích hoạt các chất trung gian gây dị ứng như Serotonin hay Histamin. Tình trạng dị ứng có thể gây mề đay, sốc phản vệ,… cho bà bầu, có thể dẫn tới sảy thai hoặc dị tật cho thai nhi.
Bà bầu có thai yếu, hay sảy thai không nên ăn cua đồng.

Bà bầu có thai yếu, hay sảy thai không nên ăn cua đồng.

Từ những cơ sở trên, có thể kết luận rằng, bà bầu có thể ăn cua nhưng nên hạn chế trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đặc biệt, bà bầu cần chọn cua tươi sống, sau đó nấu chín kỹ. Ngoài ra, còn một số thực phẩm bà bầu cần chú ý tránh sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

3. Các loại thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên tránh

Ngoài thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không thì bà bầu cũng nên hạn chế một số thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm dưới đây.

Các loại hải sản

Trong 3 tháng đầu, bà bầu cần tránh ăn hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao. Gây ra ảnh hưởng cho hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi.

Bà bầu 3 tháng đầu cần tránh ăn các món hải sản sống hay chưa được chế biến kỹ vì cơ thể bà bầu lúc này trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm các chất độc và vi khuẩn hơn. Nhiễm giun, sán hay chất độc có thể tăng nguy cơ dị tật cho trẻ khi sinh hoặc tăng nguy cơ sảy thai.

Bà bầu nên hạn chế ăn hải sản và tuyệt đối không ăn hải sản sống

Bà bầu nên hạn chế ăn hải sản và tuyệt đối không ăn hải sản sống

Các loại thịt sống hay chế biến sẵn

Bà bầu cần tránh tuyệt đối việc ăn thịt sống hay tái dễ gây ngộ độc thực phẩm. Bởi vì thực phẩm chưa được chế biến kỹ chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay chất độc. Ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy, chóng mặt, mất nước, gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.

Bà bầu cũng nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giò chả đóng gói. Bởi vì các thực phẩm này thường sẽ chứa chất bảo quản tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng tới gan và hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, thịt đông lạnh cũng là món bà bầu cần tránh. Thực phẩm này dễ gây ngộ độc, bởi vì nhiều vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thịt dù ở nhiệt độ thấp.

Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho thai nhi.

Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho thai nhi.

Một số loại rau quả, trái cây

Các chuyên gia y tế thường khuyên bà bầu 3 tháng ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, một số trong đó có thể gây hại cho bà bầu và thai nhi, ví dụ như các loại dưới đây.

  • Dứa: Nếu bà bầu ăn quá nhiều dứa sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn Bromelain – một loại enzim làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do Bromelain thường tập trung ở phần lõi, nên bà bầu cần bỏ phần lõi khi ăn dứa.
  • Đu đủ xanh: Trong nhựa của đu đủ xanh có chứa Papain có thể làm thắt tử cung, tăng nguy cơ sẩy thai và làm chậm sự tăng trưởng của bào thai.
  • Rau chùm ngây: Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có cấu trúc giống với estrogen, có tác dụng ngừa thai. Bà bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không ăn loại rau này, Alpha-sitosterol sẽ gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai.
  • Rau củ muối chua: Một số rau củ muối chua có lượng natri cao. Lượng natri dư thừa giữ nước trong cơ thể, làm tăng thể tích dịch ngoại bào. Từ đó tăng áp lực máu lên thành mạch, gây tăng huyết áp cho bà bầu.
Bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây, chất Alpha-sitosterol trong rau có thể gây sảy thai.

Bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây, chất Alpha-sitosterol trong rau có thể gây sảy thai.

Một số loại đồ uống

Bên cạnh các món ăn, bà bầu 3 tháng đầu cũng cần chú ý đến thức uống hàng ngày của mình. Nếu bà bầu đang sử dụng thức uống chứa nhiều caffeine hay cồn thì cần hạn chế lại ngay vì các lý do dưới đây.

  • Thức uống chứa nhiều Caffeine: Bà bầu nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffeine vì caffeine sẽ cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Sắt là thành phần chính của máu, máu có chức năng vận chuyển Oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể bà bầu và thai nhi. Cho nên việc thiếu Sắt sẽ khiến thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ sinh non.
  • Thức uống chứa cồn: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu 3 tháng đầu uống rượu bia có thể gây tổn thương cho thai nhi. Bởi vì, lượng cồn tích tụ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng và oxy cần thiết. Ngoài ra, sử dụng cồn có thể gây hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai, khiến thai nhi kém phát triển và có nhiều dị tật trên cơ thể.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay không là không nên. Ngoài ra, bà bầu cũng nên chú ý tránh một số loại thực phẩm khác để giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nếu bà bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

3.7/5 - (3 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    820

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    253

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    280

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    915

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám