Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều? Hướng dẫn đi bộ đúng cách

Cập nhật 28/09/2024

26.4K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không được nhiều mẹ thắc mắc bởi có nhiều ý kiến cho rằng đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng 3 tháng đầu. Vậy thực hư việc này thế nào? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp và hướng dẫn cho mẹ bầu đi bộ đúng cách trong 3 tháng đầu.

1. Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể đi bộ nhưng tuyệt đối không nên đi bộ nhiều. Nhiều mẹ bầu cho rằng đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng sẽ phù hợp với thể trạng 3 tháng đầu, do đó, nhiều mẹ bầu đã thay đổi thói quen đi bộ từ bình thường chuyển thành đi bộ nhiều.

Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi vì 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi mới hình thành nên vẫn chưa bám chắc vào tử cung của người mẹ. Việc mẹ bầu đi bộ nhiều, dễ gây áp lực cho vùng chậu và bụng dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu không nên đi bộ nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không là thắc mắc của nhiều mẹ bởi đi bộ là một trong những môn thể thao nhẹ nhàng

Thay vì đi lại nhiều, bầu 3 tháng được khuyến khích vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian thư giãn hơn. Mẹ bầu cũng có thể duy trì sức khỏe và vóc dáng bằng cách xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp. Đó có thể là những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, pilates,… tại nhà.

Lưu ý:

  • Mẹ bầu nên tránh các hoạt động ngồi hoặc đứng quá lâu. Vì có thể khiến cho tử cung mở rộng, chèn ép lên tuần hoàn máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
  • Mẹ bầu nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên môn về các bài tập duy trì sức khỏe chứ không nên tự ý thực hiện.

>>> Xem thêm:

2. Cách đi bộ đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mẹ bầu cần biết cách đi bộ đúng để đạt kết quả tốt nhất và không ảnh hưởng thai nhi.

2.1 Mức độ đi bộ phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không? Giai đoạn 3 tháng đầu tiên khi mang thai, khuyến khích mẹ bầu không nên thay đổi thói quen đi bộ từ đi ở tần suất bình thường sang đi liên tục và đi với quãng đường dài. Nghĩa là nếu mẹ bầu đã có thói quen đi độ tập thể dục từ trước thì có thể duy trì ở mức 5 – 10 phút/ngày.

Bước sang 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đã ổn định thì mẹ bầu có thể đi bộ nhiều hơn để duy trì sức khỏe cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

2.2 Thời gian đi bộ của bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không? Vậy như thế nào gọi là nhiều. Cụ thể

  • Nếu mẹ bầu đã có thói quen vận động từ trước khi mang thai thì có thể bắt đầu đi bộ 10 phút/ngày đầu sau đó tăng lên 20 phút. Dần dần, khi mẹ bầu đã quen thì có thể tăng lên 30 phút/ngày.
  • Với mẹ bầu chưa từng có thói quen đi bộ trước đó thì có thể bắt đầu tập luyện đi bộ từ 5 – 10 phút, sau đó mới tăng dần 15 – 20 phút.

Lưu ý: Thời gian đi bộ có thể thay đổi theo thể trạng và cảm nhận của mẹ bầu. Bất kì khi nào mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì phải giảm thời gian đi bộ để nghỉ ngơi.

Thời gian đi bộ có thể thay đổi theo thể trạng và cảm nhận của mẹ bầu

Thời gian đi bộ có thể thay đổi theo thể trạng và cảm nhận của mẹ bầu

2.3 Tần suất đi bộ cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên bắt đầu luyện tập đi bộ với tần suất từ 3 ngày/tuần. Khi cảm thấy quen thì tăng dần 5 – 6 ngày/tuần.

2.4 Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không? Các chuyên gia sản khoa khuyên bà bầu 3 tháng không nên đi bộ nhiều, nghĩa là bà bầu vẫn có thể đi bộ với mức độ bình thường và theo phương pháp khoa học. Dưới đây là một số gợi ý về phương pháp đi bộ đúng cách cho bà bầu 3 tháng đầu.

Thời điểm đi bộ

  • Vào buổi sáng: Mẹ bầu nên đi bộ vào buổi sáng, lúc chưa ăn sáng. Buổi sáng thì độ ẩm không khí trong lành sẽ tốt hơn cho việc hô hấp của mẹ bầu.
  • Vào buổi chiều muộn mùa hè: Mẹ bầu cũng có thể tập luyện đi lại vào buổi chiều muộn hoặc mẹ bầu có thể đi bộ vào buổi tối sau khi ăn ít nhất là 1 tiếng. Bởi vì lúc này thời tiết mát mẻ và dễ chịu hơn.

Lưu ý: Lời khuyên là mẹ bầu nên đi cùng ông xã và nên đi trên đường bằng phẳng vì buổi tối thường hạn chế tầm nhìn. Mẹ bầu không nên đi lại nhiều sau khi ăn vì sẽ khiến dạ dày chèn ép vào tử cung làm khó chịu.

Mẹ bầu nên đi bộ vào buổi sáng để hít thở không khí trong lành tốt cho sức khỏe

Mẹ bầu nên đi bộ vào buổi sáng để hít thở không khí trong lành tốt cho sức khỏe

Trang phục

Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng khi đi bộ để cơ thể cảm thấy thư giãn. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên đi giày thấp, có phần đệm đỡ êm ái, ôm vừa chân để có thể thoải mái nhất.

Nhịp điệu, cách đi

Khi đi, mẹ bầu nên đặt gót chân xuống trước rồi sau đó đến ngón chân thay vì đặt hẳn cả bàn chân xuống đường. Mẹ bầu đi nhẹ nhàng, bình tĩnh, thả lỏng, không nên sải chân quá lớn và đi quá nhanh. Bởi vì điều này có thể dẫn đến biến chứng dây nhau cuốn cổ ở thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên giữ dáng người thẳng để trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng gây đau mỏi.

Mẹ bầu nên giữ dáng người thẳng khi đi bộ

Mẹ bầu nên giữ dáng người thẳng khi đi bộ

Không nên đứng dậy đột ngột sau khi nghỉ ngơi

Sau khi ngồi nghỉ ngơi, uống nước, mẹ không nên đứng dậy đột ngột. Vì khi mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu, sự thay đổi của nội tiết tố progesterone thường sẽ làm mẹ bầu giảm huyết áp. Việc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bầu chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…

Lưu ý thời tiết

Vào những ngày mưa hay thời tiết quá oi, mẹ bầu không nên đi bộ. Trời mưa thường sẽ kèm theo vi khuẩn và vi sinh vật gây hại.

Còn nếu thời tiết quá oi sẽ khiến tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn, khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Cả hai trường hợp này đều không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Thời gian này mẹ bầu nên vận động tại nhà hoặc áp dụng các bài tập cường độ nhẹ.

Nên mang theo nước uống

Khi đi bộ cơ thể thường sẽ rất nhanh mất nước nên mẹ bầu nhớ mang theo nước để bổ sung đầy đủ. Khi cảm thấy mỏi chân, mệt, khát, mẹ bầu nên đi chậm lại dần, ngồi xuống ghế đá, hoặc bậc thềm và uống nước.

Mẹ bầu nên uống từ từ, từng ngụm một, không nên uống quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bà bầu nên mang theo nước uống khi đi bộ để thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể

Bà bầu nên mang theo nước uống khi đi bộ để thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể

2.5 Đối tượng nào không nên đi bộ

Ngoài việc quan tâm đến bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều thì các mẹ cũng quan tâm đến đối tượng nào không nên đi bộ. Đi bộ là môn thể thao phù hợp với bà bầu trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng nên đi bộ. Một số trường hợp mẹ bầu không nên đi bộ bao gồm:

  • Bà bầu có tiền sử huyết áp cao, tiền sử sản giật: Việc đi bộ quá sức khiến huyết áp tăng nhanh, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến đau tim thậm chí là đột quỵ.
  • Mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ: Vì khi đó lượng đường máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép, nhưng glucose trong tế bào vẫn bị thiếu hụt. Điều này khiến cho các tế bào trở nên cạn kiệt năng lượng và mẹ bầu thường xuyên thấy mệt mỏi. Việc đi bộ nhiều sẽ khiến mẹ bầu càng cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi: Vì giai đoạn này, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, khả năng ổn định đường huyết giảm. Điều này có thể khiến huyết áp giảm hoặc tăng đột ngột nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Mẹ bầu có vấn đề về cổ tử cung: Với những mẹ bầu có hình dạng tử cung bất thường, tử cung yếu,… nếu vận động và đi lại nhiều dễ gây áp lực dẫn tới nguy cơ sảy thai.
  • Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non nhiều lần: Với trường hợp này thì việc đi bộ có thể có những ảnh hưởng đến tử cung, là nơi sẽ nuôi dưỡng thai nhi. Nếu sức khỏe tử cung không ổn định, việc đi lại, vận động nhiều có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh dẫn đến tình trạng chảy máu tử cung.
Với những mẹ bầu không được đi bộ trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể chuyển sang các bài tập thiền để nâng cao sức khỏe

Với những mẹ bầu không được đi bộ trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể chuyển sang các bài tập thiền để nâng cao sức khỏe

Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà mẹ bầu sẽ có một chế độ tập luyện thể thao khác nhau để phù hợp và đảm bảo an toàn. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên môn và tuân theo chế độ luyện tập mà bác sĩ xây dựng cho.

3. Khi nào bà bầu 3 tháng đầu nên dừng đi bộ

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không và khi nào thì mẹ bầu 3 tháng đầu dừng đi bộ. Đi bộ trong giai đoạn mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu tiên tốt cho sức khỏe nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu sau đây thì nên dừng việc đi bộ:

  • Có những dấu hiệu mệt mỏi, chuột rút, đau bụng: Mẹ bầu nên giảm cường độ tập luyện, nghỉ ngơi và thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.
  • Có những dấu hiệu chóng mặt, khó thở, đau ngực: Mẹ bầu nên dừng việc đi lại và thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
  • Bị chảy máu âm đạo: Đây là một trường hợp nguy hiểm tới sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi, do đó, mẹ bầu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế và phòng khám để đảm bảo sự an toàn của thai nhi.
Đi bộ trong giai đoạn mang thai đem lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều rủi ro

Đi bộ trong giai đoạn mang thai đem lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều rủi ro

Đi bộ trong giai đoạn mang thai giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng, tinh thần vui vẻ,… Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu, việc đi bộ nên hạn chế đối với mẹ bầu. Tùy từng giai đoạn mang thai mà mẹ bầu nên có những phương pháp tập luyện khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều đi bộ”. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

3/5 - (2 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    787

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    26

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    739

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    759

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám