Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không? 

Cập nhật 18/11/2024

36.4K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Nhiều mẹ bầu thắc mắc “bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không” bởi nhiều mẹ lo lắng rằng việc khóc trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng tới con sau khi sinh ra. Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay sau đây.

Xem thêm:

1. Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không?

Phụ nữ mang thai thường hay khóc trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và dẫn tới những hệ quả khác nhau. Vậy khi nào phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khóc là hiện tượng bình thường?

Khóc là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu khóc xong tâm lý bà bầu vẫn bình thường, vẫn ăn uống ngon miệng, cơ thể bình thường không kèm theo bất cứ hiện tượng bất thường nào khác.

Nguyên nhân bà bầu khóc trong giai đoạn 3 tháng đầu do sự tăng lên của hormone Estrogen và Progesteron. Bên cạnh đó, cảm giác mệt mỏi do nghén vì buồn nôn, nôn, mất nước, không ăn uống được. Nếu bà bầu chỉ thỉnh thoảng khóc thì không cần lo lắng nhiều. Chi tiết nguyên nhân cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Những thay đổi bên trong cơ thể trong 3 tháng đầu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khóc ở các bà bầu

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không được nhiều bà mẹ quan tâm vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ khóc khi mang thai 3 tháng đầu?

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không? Nguyên nhân là gì? Mẹ bầu dễ khóc khi mang thai 3 tháng đầu có thể do những nguyên nhân sau:

Sự thay đổi nội tiết tố Estrogen và Progesterone

Hai hormone Estrogen và Progesterone gia tăng trong cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Những thay đổi về mức độ của các hormone này có thể truyền đến não khiến bà bầu dễ bị tổn thương, gây ra những căng thẳng, thay đổi cơ thể, lo lắng cho tương lai,…

Thay đổi hormone ở bà bầu

Thay đổi hormone ở bà bầu là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu khóc

Mất ngủ, khó ngủ trong giai đoạn thai kỳ

Hai hormone Estrogen và Progesterone gia tăng khiến hơi thở chậm và sâu hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ ở bà bầu. Dạ con không ngừng lớn lên chèn ép vùng bàng quang làm bà bầu cảm thấy khó chịu và đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng mất ngủ ở nhiều bà bầu.

Mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu khóc

Mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu 3 tháng đầu khóc, tức giận

Bà bầu thức quá khuya làm thay đổi đồng hồ sinh học gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên; kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, chậm phát triển,… Kéo theo đó, đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi, trẻ sinh ra hay quấy khóc, tức giận.

Mặc cảm về bản thân cũng khiến bà bầu 3 tháng đầu khóc

Mang thai 3 tháng đầu, các sắc tố melanin và lượng hormone estrogen tăng lên. Phụ nữ mang thai sẽ có những thay đổi về ngoại hình (mụn, nám, tàn nhang, rạn da…). Việc lo lắng “chung sống” với những thay đổi trên cơ thể hay áp lực tìm kiếm các liệu pháp chữa trị có thể khiến mẹ bầu căng thẳng.

Sự mặc cảm, tự ti về cơ thể có thể khiến bà bầu dễ khóc. Ngoài ra, khi nghe người ngoài nói gì đó về cơ thể, bà bầu cũng xuất hiện cảm giác tự ti về bản thân.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá độ

Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng quá độ là ốm nghén. Nồng độ hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, giảm lượng đường trong máu gây ra tình trạng ốm nghén.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng làm mẹ bầu dễ khóc

Tâm lý căng thẳng, lo lắng làm bà bầu 3 tháng đầu khóc

Các yếu tố bên ngoài (môi trường, xã hội, công việc,…) và bên trong (sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút) gây căng thẳng, lo lắng quá độ khi mang thai 3 tháng đầu.

Những yếu tố tác động khác

Bà bầu thường băn khoăn về dinh dưỡng, kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng con hay về tài chính,… Nhận quá nhiều lời khuyên của người ngoài dễ khiến bản thân bà bầu rơi vào lo âu, căng thẳng,… Vì thế bà bầu nên chọn nghe lời khuyên từ nguồn đáng tin cậy như bác sĩ sản khoa hay người có uy tín về y học.

Dựa theo thống kê trên đây, có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến bà bầu mang thai 3 tháng đầu dễ khóc. Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp các bà bầu tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

3. Khi nào khóc ở bà bầu 3 tháng đầu là hiện tượng cần lưu ý?

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không là hiện tượng bình thường tuy nhiên nếu bà bầu khóc ở 3 tháng đầu có các dấu hiệu sau thì bà bầu nên lưu ý:

  • Khó tập trung: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ Progesterone và Estrogen trong não của bà bầu được ước tính tăng lên khoảng 15 – 40 lần so với bình thường. Những hormone này ảnh hưởng đến các nơron thần kinh ở não khiến cho bà bầu không tập trung và ổn định khi làm việc hay giải quyết một vấn đề nào đó.
  • Hay quên: Bà bầu 3 tháng đầu hay quên do thiếu ngủ vì cơ thể mệt mỏi, tử cung bắt đầu phát triển và đè vào bàng quang gây ra đi tiểu đêm nhiều lần.Thêm nữa, bộ não của bà bầu tăng hoạt động ở bán cầu não liên quan đến kỹ năng cảm xúc nên hay quên khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Ăn mất ngon: 3 tháng đầu thai kỳ, hormone leptingonadotropin màng đệm (hCG) tăng lên gấp đôi so với trước khi mang bầu làm giảm sự thèm ăn, gây ra buồn nôn và nôn nhiều hơn trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Khi mang thai bà bầu trở nên nhạy cảm hơn

Khi mang thai bà bầu trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến khóc thậm chí dẫn đến trầm cảm

Trong một số trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra cảm giác ăn không ngon. Một số loại thuốc chống trầm cảm được bác sĩ chỉ định sử dụng trong thai kỳ như Zoloft và Prozac có thể gây ra tác dụng phụ như giảm sự thèm ăn.

  • Không còn cảm hứng làm việc mình yêu thích: Bà bầu 3 tháng đầu hay bị căng thẳng, mệt mỏi do thiếu ngủ, ốm nghén khiến họ không còn đủ sức lực hay cảm hứng để làm những việc mình yêu thích.
  • Cảm thấy mình vô dụng: Bà bầu 3 tháng đầu nghĩ mình vô dụng do không đủ sức làm việc, không tập trung hoàn thành tốt công việc. Mệt mỏi, uể oải do ốm nghén, thiếu ngủ dẫn đến tình trạng trên.
  • Cảm giác mình là người không tốt: Nguyên nhân chính là do tác động từ yếu tố bên ngoài (môi trường, gia đình, công việc,…) và sự thay đổi bên trong cơ thể (tâm lý căng thẳng do sự tăng lên của hormone Estrogen và Progesteron, sức khỏe không đảm bảo do ốm nghén, mất ngủ,…).
  • Mất ngủ: Tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ra suy nhược cơ thể, mệt mỏi và ngủ kém. Bên cạnh đó, sự lớn lên của thai nhi theo thời gian làm giãn nở khung chậu, chèn ép vào các mạch máu gây phù chân, đau lưng làm cho mẹ khó ngủ.
  • Có ý nghĩ làm hại người khác: Bà bầu 3 tháng đầu trở nên nhạy cảm hơn, lo lắng và mệt mỏi nhiều hơn do sự thay đổi của các hormone Estrogen và progesteron cùng những áp lực bên ngoài (môi trường, gia đình, công việc,…) khiến họ dễ có suy nghĩ tiêu cực và có ý nghĩ làm hại người khác.

Trên đây là những hiện tượng cần lưu ý cho bà bầu hay khóc khi mang thai 3 tháng đầu. Nguy cơ ảnh hưởng của việc khóc quá nhiều sẽ được phân tích ở phần tiếp theo.

4. Nguy cơ ảnh hưởng khi khóc quá nhiều mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không? Không nguy hiểm nhưng nếu khóc quá nhiều ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi như sau:

Trẻ biết nói muộn, tự kỷ hoặc tăng động

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu căng thẳng kéo dài sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Nồng độ hormone cortisol tăng cao trong máu từ mẹ qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, nhau thai sản xuất các enzyme phá vỡ hormone cortisol.

Đứa trẻ tự kỷ

Nếu mẹ khóc quá nhiều có thể dẫn tới sinh ra những đứa trẻ tự kỷ, biết nói muộn

Nếu căng thẳng quá nhiều hoặc kéo dài, lượng enzyme không đủ để đối phó với lượng hormone cortisol do căng thẳng sinh ra. Vì thế, trẻ sẽ bị giảm chỉ số IQ, có thể biết nói muộn, tự kỷ hoặc tăng động.

Trẻ sinh ra có nguy cơ trầm cảm

Theo tiến sĩ Elysia Davis từ Đại học Denver, Mỹ, mức hormone cortisol cao ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu khiến trẻ dễ bị căng thẳng khi sinh ra. Một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, trầm cảm có thể trở thành bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ.

Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Khi mang thai, giữa mẹ và con có mối liên hệ chặt chẽ. Khi bà bầu không vui, thai nhi có thể cảm nhận được và sẽ buồn theo. Bà bầu khóc quá nhiều trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi sinh ra.

  • Đầu tiên, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, ngủ kém, bị rối loạn tiêu hóa, khó thích ứng với thay đổi môi trường sống. Đồng thời, sau này, trẻ sẽ hình thành tính cách nhút nhát, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người lạ và còn chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc: Bà bầu hay khóc ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của thai nhi. Khi khóc nhiều, lượng oxy vận chuyển dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi ít đi; thai nhi sẽ không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Khóc nhiều còn ảnh hưởng xấu đến tâm trạng bà bầu. Họ dễ sinh ra chán ăn, ăn uống qua loa; không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi trong bụng. Từ đó thai nhi kém phát triển, xương khớp không khỏe mạnh.

Từ những tác hại kể trên, có thể kết luận, bà bầu 3 tháng đầu không nên khóc nhiều. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu dễ khóc đó là gì?

5. Cách giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm khóc khi mang thai

Để mẹ bầu 3 tháng đầu giảm khóc khi mang thai, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

Thói quen ngủ đúng cách giúp hạn chế tình trạng bà bầu 3 tháng đầu khóc

Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp mẹ bầu giảm tránh khóc nhiều. Một giấc ngủ đủ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi; kiểm soát được lượng máu lưu thông lên não. Nó sẽ giúp mẹ bầu nạp lại năng lượng và tinh thần tích cực, sảng khoái; tăng cường miễn dịch khi mang thai.

Ngủ đúng cách là một trong những biện pháp giảm khóc ở mẹ

Ngủ đúng cách là một trong những biện pháp giảm khóc ở mẹ

Ngủ đúng cách là ngủ không quá nhiều nhưng đảm bảo 7 – 9 giờ/đêm là tốt nhất cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, bà bầu cũng cần chợp mắt trong thời gian ngắn vào buổi trưa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng.

Để có một giấc ngủ chất lượng, bà bầu cần lưu ý đi ngủ sớm, đúng giờ; giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ; tránh uống nhiều nước vào ban đêm; chế độ ăn uống đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất; tập thể dục nhẹ nhàng để ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Giảm tâm lý căng thẳng và tạo cuộc sống thú vị hơn

Phụ nữ mang thai thời gian đầu thường có tâm lý giữ gìn cho sức khỏe của mình và thai nhi. Bà bầu nên giảm bớt hoặc nghỉ việc sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, chăm lo cho bản thân nhiều hơn.

Bà bầu có thể tìm môn thể thao nhẹ nhàng tập luyện, tranh thủ thời gian nhàn rỗi để hẹn hò bạn bè, gia nhập hội nhóm để trao đổi kinh nghiệm, đi spa chăm sóc da và cơ thể. Khi được chia sẻ và nhận được giúp đỡ từ người khác sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, sức khỏe mẹ và thai nhi cũng tốt hơn.

Mẹ bầu nên lựa chọn tập một môn thể thao để tăng hormone hạnh phúc Endorphins

Mẹ bầu nên lựa chọn tập một môn thể thao để tăng hormone hạnh phúc Endorphins

Mẹ bầu cần có tinh thần lạc quan, vui vẻ

Mẹ bầu nên quên đi mặc cảm và tự ti; luôn nhìn vào mặt tốt. Phụ nữ giai đoạn đầu mang thai cũng cần tránh đọc thông tin tiêu cực: những bài báo, trang web có nội dung tiêu cực,… để luôn vui vẻ, tích cực.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Những chất kích thích (trà, cafe,…) đang được sử dụng rộng rãi nhưng nếu sử dụng quá nhiều lại không tốt cho bà bầu. Chất hóa học cafein dễ gây mất ngủ, ảnh hưởng tâm lý của mẹ và thai nhi. Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu nên tiêu thụ ít hơn 200mg cafein mỗi ngày nhằm tránh nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên uống cách ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do cafein gây ra.

Tóm lại, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS khuyên các bà bầu cần tránh khóc nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và thai nhi. Bà bầu nên duy trì cho bản thân lối sống khỏe mạnh, khoa học.

Hy vọng bài viết đã giúp bà bầu hết băn khoăn về câu hỏi “Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không?”. Nếu bà bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    655

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    417

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    761

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám