Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không?

Cập nhật 07/10/2024

29.4K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Măng cụt là trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng liệu bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Bài viết này sẽ là những chia sẻ đến mẹ bầu lợi ích khi ăn măng cụt trong những tháng đầu thai kỳ và cách ăn an toàn trong thời điểm nhạy cảm này.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không?

Măng cụt là loại quả có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu ăn đúng cách. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ nên ăn măng cụt với số lượng vừa phải, khoảng 2 – 3 quả mỗi ngày. Bởi vì măng cụt có chứa hàm lượng axit lactic tương đối cao, nếu ăn nhiều gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn đủ và đúng cách thì măng cụt lại là loại quả mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn, mẹ bầu có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g măng cụt dưới đây:

Dinh dưỡng Định lượng Lợi ích
Chất xơ 3.5 g Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu, ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
Calo 73 kcal Cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động thường ngày.
Vitamin C 2.9 mg Tăng khả năng miễn dịch và phòng chống các bệnh lý cảm cúm thông thường ở mẹ bầu.
Vitamin B1 và B2 0.054mg Cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ cơ thể mẹ bầu hấp thụ các loại vitamin, khoáng chất khác.
Vitamin B3 0.286 mg Có tác dụng giảm các triệu chứng đau đầu, ốm nghén và giảm nguy cơ sẩy thai cho bà bầu; tham gia vào quá trình hình thành não bộ và hệ thần kinh cho thai nhi.
Canxi 12 mg Tham gia vào quá trình hình thành hệ xương của thai nhi và giảm nguy cơ mẹ bầu bị chuột rút thai kỳ
Sắt 0.3 mg Hỗ trợ phòng chống bệnh thiếu máu thai kỳ ở mẹ bầu.
Magie 13 mg Chuyển hóa protein và axit béo giúp mẹ bầu giảm nguy cơ béo phì và trạng thái suy nhược cơ thể.
Axit folic 31 mg Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Protein 0.41 g Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ thể của thai nhi như các cơ quan, tóc, làn da,…
Kẽm 0.21 mg Tăng cường hệ thống miễn dịch, cân bằng nội tiết tố cho bà bầu, tăng trưởng tế bào và phát triển não bộ cho thai nhi.
Kali 48 mg Giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, giảm bị chuột rút, cân bằng lượng nước và chất điện giải.
Photpho 8 mg Giúp hệ thống xương khớp của mẹ bầu chắc khỏe hơn, tham gia vào quá trình hình thành xương cho thai nhi.
Mangan 0.102 mg Tham gia vào quá trình hình thành hệ thống xương, sụn và thính giác cho thai nhi.
Natri 7 mg
Chất béo 0.58 g
Vitamin B5 0.032 mg
Vitamin B6 0.018 mg
Vitamin B9 31 µg

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Câu trả lời là mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn măng cụt nhưng cần bổ sung loại quả này một cách vừa đủ để mang lại những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không

Măng cụt có vị chua ngọt dễ ăn và hàm lượng dinh dưỡng cao

2. Lợi ích khi bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt

Một số lợi ích của măng cụt khi mẹ bầu thêm vào thực đơn trong 3 tháng đầu như sau:

2.1. Bà bầu ăn măng cụt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Măng cụt có hàm lượng vitamin C dồi dào, theo nghiên cứu cứ 100g măng cụt có khoảng 7,2 mg vitamin C. Lượng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C trong măng cụt còn có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen giảm tình trạng rạn da khi mang thai.

2.2. Ăn măng cụt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ

Măng cụt chứa lượng sắt dồi dào thúc đẩy hoạt động của những tế bào máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra, măng cụt còn được chứng minh có tác dụng cải thiện lượng máu trong cơ thể, giãn nở mạch máu tránh những hiện tượng như đau đầu, đau ngực, nghẹt tim có thể gặp ở phụ nữ mang thai.

2.3. Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Hàm lượng axit folic ngăn ngừa các bất thường và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nguồn mangan và khoáng chất phong phú hình thành hệ xương và sụn trong bào thai. Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa có trong măng cụt còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi các tổn thương tế bào. Bảo vệ thai nhi khỏi những tổn thương tế bào.

Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi

Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi

Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi

2.4. Làm đẹp da cho mẹ bầu

Lượng vitamin A, C và hợp chất chống oxy hóa dồi dào có trong măng cụt mang đến nhiều lợi ích cho làn da. Ăn măng cụt điều độ là cách đơn giản nhất giúp ngăn ngừa những bệnh lý về da và giữ độ ẩm cho làn da khi mang thai. Nước măng cụt bôi lên da còn có tác dụng giảm mụn trứng cá hiệu quả.

2.5. Ăn măng cụt giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Chất xanthone trong măng cụt duy trì lượng đường trong máu hiệu quả. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng và chất xơ cao hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định lượng đường trong máu.

Giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

2.6. Ăn măng cụt giúp hỗ trợ điều trị táo bón

Chất xơ dễ hấp thu có trong măng cụt có lợi cho tiêu hóa, đặc biệt tốt cho mẹ bầu bị táo bón thai kỳ. Chất xơ thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân và giảm thiểu sự khó chịu do táo bón.

2.7. Hỗ trợ điều trị trầm cảm thai kỳ

Axit tryptophan có trong măng cụt liên kết với serotonin trong hệ thần kinh giúp tâm trạng mẹ bầu thư thái, khỏe khoắn hơn. Vì vậy, ăn măng cụt đều đặn sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu những căng thẳng, mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố và tâm sinh lý khi mang thai.

3. Hướng dẫn mẹ bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt đúng cách

Ngoài việc bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không thì các mẹ cũng nên quan tâm đến việc ăn đúng cách. Măng cụt nhìn chung là loại quả khá an toàn dành cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu vẫn nên chú ý ăn với lượng vừa phải. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 -3 quả mỗi ngày tương đương vào khoảng 300 – 400gram. Mẹ bầu nên ăn măng cụt sau bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng và tránh ăn khi đói.

Mẹ bầu nên chọn loại măng cụt còn tươi và tránh mua những quả héo bởi vì măng cụt để lâu ngày sẽ bị mất đi nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong quả. Trước khi ăn nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tối đa những dư lượng hóa chất có trong vỏ quả.

Tuy rằng măng cụt tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu vẫn nên chú ý kết hợp với nhiều loại trái cây khác để cân bằng dưỡng chất và có một chế độ ăn đa dạng, ngon miệng hơn.

Không nên ăn quá 400gram măng cụt mỗi ngày

Không nên ăn quá 400gram măng cụt mỗi ngày

4. Mang thai 3 tháng đầu ăn măng cụt nhiều có sao không?

Măng cụt nếu ăn đúng cách mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn mẹ bầu nên ăn đúng cách, tránh ăn quá nhiều.

Một số lưu ý mẹ bầu cần quan tâm khi ăn măng cụt như sau:

  • Nguy cơ nhiễm axit lactic gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu không nên ăn thường xuyên và khi có triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế để thăm khám tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Hợp chất xanthone có trong quả măng cụt sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị đa hồng cầu nên hạn chế ăn măng cụt vì loại quả này làm tăng khối lượng hồng cầu, chỉ nên ăn khoảng vài lần trong tháng nếu yêu thích loại quả này.

Nhìn chung, tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà có thể ăn nhiều hay ăn ít măng cụt. Nếu bản thân có bệnh lý nền mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Ăn nhiều măng cụt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

Ăn nhiều măng cụt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

5. Món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ măng cụt

Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Không những ăn măng cụt trực tiếp, mẹ bầu có thể đổi món với loại quả này để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn hàng ngày. Một số món tráng miệng ngon từ măng cụt mẹ bầu có thể tham khảo như sau:

CHÈ MĂNG CỤT

Chè măng cụt

Chè măng cụt

Nguyên liệu:

  • 500 g măng cụt
  • 60g đường nâu
  • 5 – 7 lá dứa
  • 50g bột năng
  • 100ml nước dừa
  • 200ml nước lọc

Cách làm:

  • Rửa lá dứa và cắt nhỏ cho vào xay cùng nước lọc khoảng 100ml, lọc lấy phần nước cốt.
  • Cho nước cốt dừa, nước lá dứa, đường cùng 100ml nước còn lại vào nồi khuất đều, đun ở nửa nhỏ đến khi sôi thì đem tất bếp.
  • Măng cụt lấy phần thịt lăn qua bột năng, đun sôi nước và cho từng miếng vào nồi. Khi măng cụt nổi lên vớt và nước đá giúp măng cụt giòn ngon hơn.
  • Cho măng cụt cùng nước cốt dừa lá dứa vào chung một bát, thêm đá bào và thưởng thức.

KEM MĂNG CỤT

Nguyên liệu:

  • 150ml sữa tươi
  • 100ml kem tươi
  • 200g thịt quả măng cụt
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • Đường, nước cốt chanh

Cách làm:

  • Cho sữa vào nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp, tránh sữa trào ra ngoài.
  • Đánh bông lòng đỏ trứng gà cùng chút đường và đổ từ từ sữa vào khuấy đều.
  • Cho hỗn hợp vào nồi đun nhỏ lửa và khuấy cho đến khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.
  • Kem tươi dùng dụng cụ đánh cho bông xốp.
  • Cho phần thịt măng cụt cùng khoảng 5ml nước cốt chanh và xay nhuyễn, lọc lại loại bỏ phần xơ.
  • Trộn kem tươi đánh bông cùng măng cụt xay nhuyễn và hỗn hợp trứng sữa sau đó cất vào tủ lạnh cho mát trước khi lấy ra làm kèm theo hướng dẫn của máy làm kem.

6. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách chọn măng cụt không hóa chất

Măng cụt có thành phần dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp quả có chứa các dư chất hóa học ngược lại sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là với mẹ bầu và thai nhi. Để lựa chọn được măng cụt ngon và an toàn, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Mẹ bầu nên chú ý phần đáy quả khi chọn măng cụt. Bên dưới đáy có hình bông hoa, hoa có bao nhiêu cánh thì bên trong măng cụt có bấy nhiêu múi. Mẹ bầu nên chọn quả có đấy hoa cánh đều.
  • Những quả có vệt mủ vàng bám quanh vỏ măng cụt, màu vỏ rám xám và hơi sần sùi là quả ngọt.
  • Kiểm tra măng cụt chín chứa bằng cách ấn nhẹ tay quanh vỏ, quả mềm dễ ấn là quả chín ngọt, không bị hỏng.
  • Khi tách măng cụt, thịt quả trắng tươi, múi đều là măng cụt ngon.

Nhìn chung, không quá khó để chọn được những quả măng cụt tươi ngon với những mẹo nhỏ trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên mua măng cụt vào đúng mùa và mua tại các cửa hàng bán trái cây uy tín có nguồn gốc hàng hóa rõ ràng.

7. Các loại quả bà bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm có tỷ lệ sảy thai cao và cơ thể thường mệt mỏi do ốm nghén. Vì vậy, mẹ bầu cần chú trọng những món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh.

Để mẹ bầu an tâm hơn khi lên chế độ dinh dưỡng, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ Top 3 các loại quả mẹ bầu nên và không nên ăn, cụ thể như sau:

3 loại quả mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Chuối chín: Trong chuối chín có nhiều Kali giúp giảm phù nề và chuột rút thai kỳ. Ăn đều đặn 1 quả chuối mỗi ngày cung cấp cho mẹ bầu năng lượng cần thiết cùng thành phần đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chuối chín còn có tác dụng giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
  • Đu đủ chín: Loại quả này chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C cao cùng hàm lượng canxi, sắt dồi dào có tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu, giảm ốm nghén, tăng đề kháng và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi.
  • Quả Kiwi: 1 quả kiwi nhỏ có đến 80 dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt với mẹ bầu. Hàm lượng axit folic có trong kiwi gấp 10 lần so với táo có tác dụng ngăn ngừa dị tật thần kinh và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh toàn diện cho thai nhi. Ngoài ra, loại quả này có tác dụng ngăn ngừa táo bón và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
Cân nhắc chọn loại quả phù hợp tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Cân nhắc chọn loại quả phù hợp tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

3 loại quả mẹ bầu KHÔNG NÊN ăn trong 3 tháng đầu

  • Đu đủ xanh: Chứa nhiều enzyme và mủ gây ra sự co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Quả dứa: Loại quả ngọt thơm nhưng dễ gây tiêu chảy, dị ứng và những cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai do dứa chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung.
  • Đào: Loại quả có vị ngọt, tính nóng mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn vì dễ bị xuất huyết. Ngoài ra, phần lông ở vỏ quả đào gây ngứa và rát họng.

Dựa trên các thông tin hữu ích trong bài viết này, phụ nữ mang thai chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không”. Măng cụt là loại trái cây an toàn có thể sử dụng trong thai kỳ nhưng cần tuân thủ theo những lưu ý kể trên để an toàn cho sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Nếu mẹ bầu đang còn thắc mắc nào khác khi đang mang thai và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết nhất từ các chuyên gia.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    37

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    764

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    127

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám