Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Lời khuyên chuyên gia

Cập nhật 07/10/2024

50.7K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? đang được nhiều mẹ bầu thắc mắc bởi có ý kiến cho rằng mì tôm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Thực hư việc này ra sao? Bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp mối quan tâm này cho các mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu thai kỳ chăm sóc cho thai nhi thật tốt.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn mì tôm nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu mẹ bầu chỉ ăn với số lượng ít và thời gian không gần nhau, thì không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Trong mì tôm có chứa hàm lượng tinh bột, muối và chất béo cao. Khi mẹ bầu ăn nhiều mì tôm thì sẽ nạp một lượng lớn tinh bột và chất béo vào cơ thể dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Hàm lượng muối cao sẽ làm tăng ion natri trong máu có nguy cơ tăng huyết áp, sỏi thận, tiểu rắt,…

Mì tôm chứa hàm lượng carbohydrate, muối và chất béo rất cao

Mì tôm chứa hàm lượng carbohydrate, muối và chất béo rất cao

Phần tiếp theo sẽ là những phân tích cụ thể về nguyên nhân và tác hại của mì tôm, để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tại sao bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, câu trả lời cho câu hỏi tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm là do mì tôm không có nhiều dinh dưỡng. Mì tôm không có nhiều chất đạm và chất xơ, thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên. Khi mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ gây ra những hệ quả xấu như sau:

2.1 Bà bầu ăn mì tôm gây nên tình trạng cao huyết áp khi mang thai

Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Mì tôm có hàm lượng muối rất cao, cứ 100g mì tôm sẽ có 2.5g muối. Việc nạp một hàm lượng muối cao vào người trong thời gian dài sẽ làm tăng số lượng ion natri thẩm thấu vào tế bào. Điều này sẽ gây áp lực lên thành mạch, tăng sức cản ngoại vi gây ra tình trạng cao huyết áp cho mẹ bầu.

Bà bầu 3 tháng đầu thường xuyên bị tăng huyết áp thì có nguy cơ bị tiền sản giật dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Hệ quả là thai nhi sinh ra có thể bị non cân hay thiếu hụt dinh dưỡng. Trường hợp xấu nhất là thai bị chết lưu do 3 tháng đầu bào thai có nguy cơ cao bị bong ra khỏi tử cung.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm để giảm nguy cơ bị cao huyết áp

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mì tôm để giảm nguy cơ bị cao huyết áp

2.2 Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm làm tăng nguy cơ loãng xương

Mì tôm không có thành phần canxi nhưng chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu trong đó có phosphate giúp cải thiện mùi vị. Chất phosphate làm cho bà bầu cảm thấy ngon miệng khi ăn nhưng lại dễ gây loãng xương, khó hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác. Chất này có khả năng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển răng cho trẻ sau khi ra đời.

2.3 Ăn mì tôm có thể gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ở bà bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Cơ thể bà bầu 3 tháng đầu có nồng độ hormone Progesterone tăng lên khiến nhu động ruột làm việc chậm lại, khiến hệ tiêu hóa làm việc kém đi dễ gây ra tình trạng táo bón thai kỳ. Nếu như mẹ bầu ăn nhiều mì tôm thì tình trạng táo bón sẽ kéo dài và nặng hơn.

Nguyên nhân chính là do hàm lượng chất xơ trong mì tôm rất thấp chỉ có 500mg trong 100g mì tôm, không có các vitamin và khoáng chất. Việc ăn nhiều mì tôm khiến cho cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt chất xơ, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thời điểm này. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải làm việc nhiều hơn để xử lý các chất hóa học có trong mì tôm.

Ăn mì tôm thường xuyên là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón

Ăn mì tôm thường xuyên là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón

2.4 Bà bầu ăn mì tôm gây thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi

Bản chất của mì tôm là bột mì đã qua tinh chế do vậy không có nhiều chất dinh dưỡng như các loại thực phẩm tự nhiên khác. Trong 100g mì tôm có 9.7g đạm, 500mg chất xơ, 55.1g tinh bột nhưng không có canxi, sắt, kali, photpho và các nhóm vitamin. Do vậy, khi ăn nhiều mì tôm, mẹ bầu sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên này.

2.5 Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm ảnh hưởng xấu đến nồng độ cholesterol

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Trong 100g mì tôm sẽ có 19.5g chất béo nên khi ăn nhiều mì tôm sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu. Hệ quả là chất béo tích tụ trong máu làm thu hẹp, xơ cứng động mạch khiến cho máu khó lưu thông lên não, dễ gây ra tình trạng đột quỵ.

Chất béo trong mì tôm làm tăng hàm lượng cholesterol khiến máu khó lưu thông

Chất béo trong mì tôm làm tăng hàm lượng cholesterol khiến máu khó lưu thông

Trên đây là 5 tác hại điển hình khi bà bầu ăn mì tôm nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ. Như vậy có thể kết luận rằng, bà bầu nên hạn chế tối đa ăn mì tôm không chỉ trong 3 tháng đầu mà cả toàn bộ thai kỳ.

3. Cách ăn mì tôm đúng cách hạn chế ảnh hưởng sức khỏe

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Trong trường hợp muốn ăn mì tôm do cảm giác nghén hoặc thỉnh thoảng ăn thì bà bầu nên ăn đúng cách để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp mẹ bầu 3 tháng đầu hạn chế được các tác hại của mì tôm đối với sức khỏe.

  • Số lần ăn: Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn quá 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên ăn 1 gói.
  • Thực phẩm kết hợp: Khi ăn mì, bà bầu nên nấu kết hợp với rau xanh, trứng,… để bổ sung vitamin, đạm và protein cho cơ thể.
  • Cách chế biến: Mẹ bầu nên luộc sơ mì với nước 1 lần, sau đó mới chế biến với các thực phẩm khác. Mục đích là để loại bỏ được một phần lượng chất béo dư thừa và những chất hóa học có trong mì. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng 1/2 gói gia vị để hạn chế hàm lượng muối đi vào cơ thể.
Nấu mì tôm cùng các thực phẩm khác: trứng, thịt, tôm, rau xanh

Nấu mì tôm cùng các thực phẩm khác: trứng, thịt, tôm, rau xanh

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh kết hợp mì tôm với các loại rau quả như: rau sam, ngải cứu, rau răm  rau ngót, khổ qua. Bởi vì:

  • Rau sam: Rau sam có tính hàn, tạo kích thích mạnh, khiến tần suất co bóp của cổ tử cung tăng lên, là mối nguy hại lớn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Rau ngải cứu: Rau ngải cứu có thể gây ra máu, co thắt tử cung, thai lưu, sảy thai.
  • Rau ngót: Trong rau ngót có hàm lượng chất papaverin cao có khả năng giãn cơ trơn của mạch máu nên có thể làm giảm đau, hạ huyết áp. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh chất papaverin có thể gây sảy thai. Theo kinh nghiệm dân gian thì bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót vì dễ bị sảy thai. Vì vậy, với những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, hiếm muộn thì nên tránh việc ăn rau ngót trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Mướp đắng: vị đắng của mướp đắng có thể gây hại đến phụ nữ mang thai như sảy thai, tư cung nghiêng, rất nguy hiểm cho thai nhi
  • Rau răm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, lúc này thai nhi vẫn còn yếu chưa ổn định vì vậy việc sử dụng rau răm thường xuyên khiến mẹ bầu mất máu, tủ cung co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.

4. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên ăn

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt như: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau dền, các loại thịt đỏ, trứng gà…. Các thực phẩm chứa sắt giúp phát triển não bộ của thai nhi đồng thời giúp vẫn chuyển oxy từ đó nuối dưỡng thai nhi phát triển. Ngoài ra, nếu thiếu sắt khiến cơ thể mẹ xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu dẫn đến bào thai suy dinh dưỡng, dễ sinh nón, nhẹ cân và thiếu máu bẩm sinh.
  • Thực phẩm chưa axit folic hay còn gọi là vitamin B9 như: ngũ cốc, cam, quýt, bưởi, các loại rau củ màu đậm… Axit Folic giúp phát triển tế bào thai toàn diện nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu hình thành. Thiếu axit Folic có thể gây ra tình trạng nguy cơ tìm bẩm sinh, hở đốt sống, sứt môi.
  • Thực phẩm giàu canxi như: ngũ cốc, cải xoăn, đậu trắng, cam, sữa, tôm, cà mòi, ghẹ… Canxi giúp xây dựng hệ thống răng, xương, tóc cho mẹ bầu và thai nhi. Việc thiếu canxi sẽ làm các mẹ đau mỏi các khớp, chuột rút, cơ bắp mệt mỏi…. Đối với thai nhi nếu thiếu canxi dễ bị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp lùn…
Bổ sung các loại hoa quả giúp cung cấp Canxi cho bà bầu và thai nhi

Bổ sung các loại hoa quả giúp cung cấp Canxi cho bà bầu và thai nhi

Thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên tránh

  • Dứa: Bromelain có trong dứa có khả năng phá vỡ protein và có khả năng làm mềm cổ tử cung gây co thắt trong quá trình mang thai vì vậy bà bầu 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên ăn dứa cũng như các món ăn chứa dứa
  • Đủ đủ xanh: Các enzyme có trong đu đủ xanh có khả năng làm co thắt cổ tử cung dẫn đến sảy thai vì vậy mang thai 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn đu đủ xanh. Tuy nhiên đu đủ chín thì lại rất tốt cho bà bầu bởi nó cung cấp các dưỡng chất như kali, vitamin A, B, C, chất xơ…
  • Các loại thịt tái hoặc sống: vì trong đó có chứa các loại vi khuẩn hoặc  toxoplasma không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi
  • Tránh các loại đồ uống có chứa caffeine: bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, hệ thần kinh, căng thẳng bà bầu.
Kiêng rượu bia các chất kích thích trong thời gian mang thai

Kiêng rượu bia các chất kích thích trong thời gian mang thai

Từ những phân chi tiết ở trên, thì có thể kết luận rằng mẹ bầu 3 tháng mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn mì tôm, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hết băn khoăn về câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?”

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu: 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu là một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Viêm đường tiết niệu khi mang thai không…

    25 Th12, 2024
    216

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    3.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    25 Th12, 2024
    350

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám