Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không?

Cập nhật 24/06/2023

26.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bà bầu 3 tháng đầu ăn có thể ăn được mực tươi vì có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy, bà bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không? Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời, đồng thời gợi ý các món ăn từ mực khô tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được mực khô nhưng cần ăn đúng cách và hàm lượng phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên chọn ăn mực tươi hơn mực khô. Bởi vì, nhiều chất dinh dưỡng như magie, mangan, natri, kẽm, vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, folate,… trong mực tươi đã bị mất đi trong quá trình chế biến thành mực khô.

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn mực khô với hàm lượng vừa phải

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn mực khô với hàm lượng vừa phải

Mặc dù nhiều khoáng chất bị mất đi, nhưng trong mực khô vẫn có những khoáng chất mà cơ thể bà bầu 3 tháng đầu rất cần như protein, canxi, sắt, photpho, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2. Do đó, ăn mực khô trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn mang lại nhiều lợi ích tốt cho bà bầu như ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương; giảm tình trạng đau nửa đầu,…

Trong phần tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn về những thành phần và lợi ích quan trọng mà mực khô mang lại cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Lợi ích của mực khô đối với bà bầu 3 tháng đầu

Theo quan niệm dân gian, giai đoạn này mẹ bầu không nên ăn mực khô vì có thể bị sảy thai hoặc con sinh ra không được thông minh. Tuy nhiên, quan niệm này không có cơ sở vì hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này.

Ngược lại, trong Tây y, mực khô là thực phẩm bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì bảng thành phần của mực khô vì sở hữu một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể bà bầu lúc đó. Cụ thể như sau:

Thành phần Định lượng (100g)
Năng lượng 291KCal
Protein 60.1g
Lipid 4.5g
Canxi 27mg
Sắt 5.6mg
Photpho 287mg
Vitamin B1 0.13mg
Vitamin B2 0.17mg
Vitamin PP 6.8mg

Nhìn vào bảng thành phần có thể thấy một số những cái tên nổi trội như protein, canxi, sắt, photpho,… Trong đó, một số loại khoáng chất trong mực khô lại cao hơn mực tươi. Ví dụ: protein mực khô là (60.1g) còn mực tươi là 16.3g,  sắt (5.6mg) hơn mực tươi (0.6g),…

Vì sở hữu những khoáng chất kể trên, nên mặc mực khô sẽ bổ sung chất dinh dưỡng và lợi ích như sau:

2.1 Mực chứa Canxi và photpho giúp hình thành xương cho thai nhi

Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không? Trong mực khô có hàm lượng canxi và photpho cao lần lượt là 27mg, 287mg. Sự kết hợp này có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa đau nhức, tốt cho xương, tham gia quá trình hình thành xương cho thai.

2.2 Sắt có trong mực giúp cung cấp năng lượng cho thai nhi

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn mực khô rất tốt bởi trong 100mg mực khô sẽ cung cấp cho cơ thể 5.6mg sắt. Đây là thành phần quan trọng đối với cơ thể bà bầu. Bởi vì, bà bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất cần nhiều máu để nuôi cơ thể và cung cấp năng lượng cho thai nhi.

Bà bầu ăn mực giúp cung cấp năng lượng

Bà bầu ăn mực giúp cung cấp năng lượng

2.3 Mực có chứa Protein giúp giảm mệt mỏi ở bà bầu 3 tháng đàu

Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không? Protein trong mực khô rất cao (60.1mg) trong khi đó mực tươi chỉ có 16.3mg). Hàm lượng protein cao sẽ hỗ trợ cho các tế bào mới sớm hình thành, đặc biệt là các tế bào cấu tạo nên thai nhi. Đồng thời protein còn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm các giác mệt mỏi, uể oải.

Ăn mực khô giúp giảm tình trạng mệt mỏi ở bà bầu

Ăn mực khô giúp giảm tình trạng mệt mỏi ở bà bầu

2.4 Vitamin B2 có trong mực giúp giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu

Trong 100g mực khô có hàm lượng mực khô là 0.17mg. Vitamin B2 giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, quá trình tạo máu diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn có tác dụng làm giảm tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

Từ bảng thành phần trên có thể thấy, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung mực khô vào thực đơn của mình.

3. Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu ăn mực khô đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không thì mẹ bầu cũng nên quan tâm đến việc ăn mực khô đúng cách. bởi mực khô chỉ mang lại lợi ích tối ưu khi mẹ bầu ăn đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ bầu nên chú ý khi ăn mực khô trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Không nên ăn mực khô quá 2 lần/1 tuần: Trong mực khô chứa một hàm lượng nhỏ thủy ngân kết hợp với một số chất bảo quản. Nếu mẹ bầu ăn nhiều mực khô trong 1 tuần sẽ hấp thu phải những chất độc hại cho cơ thể và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đã 2 lần mực khô/tuần trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đã 2 lần mực khô/tuần trong 3 tháng đầu thai kỳ

Không mua mực khô kém chất lượng

  • Mẹ bầu nên mua mực khô ở các địa điểm bán hoặc thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn. Bởi vì, những loại mực khô kém chất lượng thường được làm từ những con mực chết kết hợp với nhiều loại hóa chất để có vẻ ngoài bắt mắt người tiêu dùng.
  • Mực chết tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn, nấm, kết hợp với hóa chất bảo quản sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi.

Hướng dẫn cách nướng mực khô an toàn cho mẹ bầu

Mẹ bầu không nên ăn mực bị nướng cháy khét vì protein trong mực sẽ bị biến đổi thành chất độc hại cho sức khỏe. Thêm nữa, khi mực bị nướng cháy sẽ sinh ra 1 chất là PAHs và HCAs. Đây là các chất có khả năng gây biến đổi ADN ảnh hưởng tới cấu trúc ADN của thai nhi, gây dị tật hoặc tiềm ẩn bệnh ung thư cho mẹ bầu.

Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn mực khô nướng, thay vào đó, mẹ bầu nên tham khảo 1 số công thức chế biến mực khô vừa ngon vừa an toàn trong phần tiếp theo.

4. 4 món ăn từ mực khô đúng cách dành bà bầu

4 gợi ý món ăn từ mực khô dưới đây sẽ giúp mẹ bầu ăn mực khô đúng cách và không bị chán ăn khi ăn mãi một món.

MỰC KHÔ XÀO CHUA NGỌT

Món mực khô xào chua ngọt

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn món mực khô xào chua ngọt

Nguyên liệu

  • Mực khô: 450g (khoảng 3 con)
  • Gia vị: ớt, tỏi, đường, nước mắm, dấm, tương ớt

Cách thực hiện

  • Nướng mực bằng cồn y tế
  • Tách mai mực ở thân ra, đập dập, xé theo thớ ngang thân con mực
  • Pha nước chấm chua ngọt gồm nước mắm, đường, tương ớt, tỏi băm nhỏ, ớt
  • Khuấy đều hỗn hợp
  • Cho dầu ăn vào chảo, đổ mực vào, đảo đều 2 – 3 phút
  • Cho hỗn hợp nước mắm chua ngọt vào
  • Đảo đều cho đến khi nước mặt sền sệt
  • Nêm nếm rồi tắt bếp

MỰC KHÔ XÀO HÀNH TÂY

Món khô mực xào hành tây

Bà bầu có thể bổ sung món khô mực xào hành tây vào thực đơn của mình

Nguyên liệu

  • Mực khô: 450g (2 – 3 con)
  • Hành tây: 1 củ lớn
  • Hành tím khô, gừng
  • Một ít rượu
  • Gừng tươi: 1 củ nhỏ
  • Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, muối

Cách thực hiện

  • Bóc phần xương trắng ở lưng, ngâm nước cho mềm
  • Gừng rửa sạch, giã nhỏ để vắt lấy nước
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái sợi
  • Ngâm mực khô tới khi mềm thì rửa lại với nước gừng và rượu
  • Thái mực thành từng miếng nhỏ
  • Phi hành mỡ rồi cho mực vào xào, nêm nếm gia vị
  • Thấy mực xoăn lại thì cho hành tây vào đảo 1 – 2 phút
  • Nêm nếm lại theo khẩu vị và tắt bếp

KHÔ MỰC CHIÊN NƯỚC MẮM

Món khô mực chiên nước mắm

Bà bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung món khô mực chiên nước mắm vào thực đơn

Nguyên liệu

  • Mực khô: 2 con
  • Đường, nước mắm: 2 thìa/mỗi loại
  • Tỏi và ở băm nhỏ

Cách thực hiện

  • Nướng mực bằng cồn y tế rồi xé nhỏ
  • Cho dầu vào chảo đến khi nóng thì cho mực xé sợi vào chiên sơ rồi vớt ra
  • Pha hỗn hợp đường nước mắm mỗi loại 2 muỗng canh
  • Làm nóng chảo, cho bơ thực vật vào đến khi tan ra thì cho mực vào
  • Cho hỗn hợp nước mắm đường vào, đảo đều đến khi nước cạn là được

Tóm lại, Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không? Mẹ bầu có thể ăn được mực khô trong 3 tháng đầu thai kỳ vì mực có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Điều quan trọng là mẹ bầu cần biết cách chọn mua và chế biến đúng cách.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    142

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    421

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám