Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Cập nhật 23/09/2024

55.3K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bài viết này sẽ làm sáng tỏ nghi vấn: Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không? Đọc ngay để hiểu rõ về những ưu nhược điểm, và lời khuyên của các chuyên gia về việc thêm trứng ngỗng vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn phức tạp và quan trọng nhất của thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi mới hình thành còn rất yếu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. 

Không ít mẹ bầu quan niệm rằng ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng khi đã qua tam cá nguyệt thứ hai tức là 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã ổn định hơn so với thời kỳ đầu và cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu  phát triển của thai nhi.

Xem thêm:

Bà bầu không nên hạn chế ăn trứng ngỗng trong ba tháng đầu

Bà bầu không nên hạn chế ăn trứng ngỗng trong ba tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ nhiều mẹ bầu bị ốm nghén khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể gây ra khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Vì vậy, bà bầu cần hạn chế ăn trứng ngỗng trong thời gian này.

Ăn trứng ngỗng thường xuyên không những tốt cho cơ thể người mẹ mà giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh cụ thể: 

Hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi

Chuyên gia sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết: phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Trong thành phần dinh dưỡng của lòng đỏ trứng ngỗng có chứa đến một nửa lecithin – đây là hợp chất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng có thể giúp thai nhi thông minh hơn.

Trứng ngỗng có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển trí não

Trứng ngỗng có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển trí não

Phòng ngừa cảm lạnh

Trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất đảm bảo cung cấp nhiều năng lượng cũng như tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Chính vì thế, việc bổ sung trứng ngỗng vào thực đơn hàng ngày sẽ có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh khi thời tiết thay đổi .

Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng ngỗng thì tốt?

Trứng ngỗng to gấp 3 lần so với trứng gà nên bà bầu chỉ nên ăn nhiều nhất từ 1 đến 2 quả/ tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả. Không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều bởi trứng ngỗng có lượng cholesterol cao, khó hấp thụ, giá thành lại khá đắt đỏ

Mẹ bầu có thể chế biến trứng ngỗng thành nhiều món ăn khác nhau để cải thiện thực đơn. Tuy nhiên, các món ăn phải đảm bảo được nấu chín, tuyệt đối không được ăn trứng chưa chín, trứng sống. 

Ngoài trứng ngỗng, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác vào thực đơn hàng ngày để dung nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Mang bầu ăn trứng ngỗng nhiều có vấn đề gì không?

Trong 100 gram trứng ngỗng sẽ có các thành phần dinh dưỡng sau:

Lipid 14,2 gr
Canxi 71 mg
Protein 13g
Sắt 3,2
Vitamin A 360 mcg
Vitamin B1 0,15 mg
Vitamin B2 0,3 mg
Phosphor 210 mg

Trong trứng ngỗng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, hàm lượng lipid và cholesterol của trứng ngỗng cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn mỡ máu, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường,…

Đồng thời, mẹ cần ăn trứng ngỗng kèm với rau xanh để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. 

Bên cạnh đó, trứng ngỗng thường dễ bị ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập do được đẻ ở những nơi ẩm ướt. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, không ăn trứng đã để lâu để bảo vệ sức khỏe.

Cách làm món ăn ngon từ trứng ngỗng cho bà bầu

Trứng ngỗng chiên là món ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu

Trứng ngỗng chiên là món ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu

Nên chế biến trứng ngỗng như thế nào để vừa đảm bảo giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng vừa thơm ngon khiến không ít mẹ bầu băn khoăn. Dưới đây là một số món ăn làm từ trứng ngỗng mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày:

Salad trứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 quả trứng ngỗng
  • 100g xà lách
  • 1/2 củ hành tây
  • 1 quả cà chua
  • 100g thịt nạc
  • 1/2 thìa cà phê đường
  • ½  thìa cà phê tiêu
  • 1/2 thìa dầu ô liu
  • 1/2 thìa cà phê giấm

Cách chế biến:

  • Trứng ngỗng mua về, đem luộc chín, bóc vỏ. Sau đó, dùng dao cắt trứng ngỗng thành từng khoanh mỏng vừa miệng.
  • Rau củ, trái cây bạn đem rửa sạch bằng nước muối loãng nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi xếp vào rổ cho ráo nước. Thái cà chua và hành tây thành hạt lựu.
  • Rửa sạch thịt nạc với nước rồi thái lát mỏng, rắc muối, hạt tiêu lên và ướp trong vòng 10 phút rồi xào chín.
  • Pha hỗn hợp đường giấm, đổ một nửa hỗn hợp bỏ hành vào ngâm trong vòng 15 phút sau đó vớt ra. Nửa hỗn hợp còn lại cho thêm muối tiêu, dầu ô liu vào rồi khuấy đều.
  • Cuối cùng, cho rau vào đĩa, bỏ thêm hành tây, thịt, trứng, cà chua rồi rưới hỗn hợp vừa trộn lên và thưởng thức.
Làm món salad trứng ngỗng cho bà bầu

Làm món salad trứng ngỗng cho bà bầu

Trứng ngỗng đúc hẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g lá hẹ
  • 1 quả trứng ngỗng
  • 50g đậu que
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 50g tôm tươi
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 50ml nước sôi
  • 1/2  thìa cà phê tiêu

Cách chế biến:

  • Lá hẹ đem rửa sạch rồi dùng dao bỏ phần trắng đi rồi thái nhỏ.
  • Đập trứng ngỗng vào đĩa sau đó bỏ thêm hẹ, nước sôi rồi khuấy đều. Tiếp đó, Rửa tôm sạch sẽ rồi rắc muối và hạt nêm lên để ướp.Đậu que cắt bỏ phần đầu và đuôi, rửa sạch rồi cắt thành hạt lựu.
  • Cuối cùng đặt nồi lên bếp, đun nước đến khi sôi rồi đặt đĩa có chứa hỗn hợp trứng, hẹ vào. Lưu ý đun với lửa nhỏ trong vòng 8 phút. Khi trứng đã chín, đặt tôm và đậu lên trên để trong vòng 3 phút rồi tắt bếp.
Trứng ngỗng đúc hẹ

Trứng ngỗng đúc hẹ

Trứng ngỗng chiên

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 quả trứng ngỗng
  • 100g thịt bò băm
  • 200g nấm mỡ
  • Hành củ
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • 1/2  thìa cà phê tiêu

Cách chế biến:

  • Đập trứng ngỗng vào bát, dùng đũa đánh đến khi tan rồi rắc lên một ít muối, hạt nêm, tiêu.
  • Ngâm nấm mỡ trong nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước. Dùng dao cắt bỏ phần gốc của nấm rồi băm nhỏ.
  • Để chảo nóng lên bếp cho dầu phi hành đã băm nhuyễn đến khi có mùi thơm rồi đổ nấm vào xào trong 2 phút.
  • Tiếp tục phi hành thơm rồi đổ thịt đã được thái thành từng miếng nhỏ và xào đến khi thịt chín rồi múc vào bát.
  • Đổ thêm dầu rồi cho trứng ngỗng đã đánh vào, rải nấm lên trên rồi điều chỉnh lửa nhỏ. Khi trứng đã chín, có thể cho hành lá lên trên.
  • Cuối cùng, đổ trứng, thịt bò ra đĩa và thưởng thức món trứng ngỗng chiên hấp dẫn.
Món trứng ngỗng chiên cho bà bầu

Món trứng ngỗng chiên cho bà bầu

Lưu ý khi ăn trứng ngỗng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu cần lưu ý không ăn trứng ngỗng kèm các thực phẩm sau đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Sữa động vật: Trứng ngỗng rất giàu protein, có thể ức chế cơ thể tiêu hóa lactose trong sữa động vật. Do đó, nếu mẹ bầu ăn trứng ngỗng kết hợp uống thêm sữa tươi sẽ xuất hiện tình trạng khó tiêu, nôn mửa, chướng bụng.
  • Nước trà: Hàm lượng axit lớn trong nước trà kết hợp với protein của trứng ngỗng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ruột non khiến mẹ bầu gặp tình trạng táo bón. Chính vì thế, mẹ bầu cần tránh ăn trứng ngỗng và uống trà cùng lúc để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
  • Ngoài ra, cũng tuyệt đối không nên ăn kèm trứng ngỗng với các loại thực phẩm khác như: Tỏi, thịt thỏ, thịt rùa, quả hồng, đậu nành, đường…

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không. Để thai nhi được khỏe mạnh, mẹ bầu cần ăn trứng ngỗng đúng cách với hàm lượng vừa phải. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3366 để nhận được giải đáp từ chuyên gia hoặc bạn có thể đến trực tiếp TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để được các bác sĩ thăm khám ngay nhé!

4.7/5 - (4 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    24 Th12, 2024
    2.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    25 Th12, 2024
    373

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám