Bầu 3 tháng đầu ăn yến được không? Cùng MEDIPLUS giải đáp ngay nhé

Cập nhật 23/09/2024

69.0K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Yến nổi tiếng là món ăn bổ dưỡng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn yến để phục hồi cơ thể có được không? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Xem thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn yến được không?

Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn yến với hàm lượng cho phép. Trong Đông y, yến có vị ngọt, tính bình, giúp tăng sức đề kháng. Đây vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm được xếp vào tám món ăn cao lương mĩ vị. Bởi trong yến có chứa nhiều dưỡng chất như 18 loại axit amin, canxi, sắt, kẽm,…

Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn yến

Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn yến

Những thành phần dinh dưỡng trong yến giúp bà bầu trong 3 tháng đầu giảm mệt mỏi, nghén, ăn không ngon miệng,.. Đồng thời, loại thần dược này giúp mẹ bầu giữ huyết áp ở mức ổn định, tăng cường trí nhớ và sức đề kháng,…

Bốn tác dụng của yến đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Yến là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cực lớn cho bà bầu

Yến là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cực lớn cho bà bầu

Những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong 100g tổ yến được liệt kê trong bảng dưới đây:

Thành phần Hàm lượng Lợi ích
Aspartic acid 4.69 % Giúp phát triển các mô, cơ, da và tế bào, từ đó nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
Glycine 1.99 % Hỗ trợ sản xuất collagen tránh tình trạng nám, sạm da ở mẹ bầu.
Axit N-acetylneuraminic 8.6% Đóng vai trò hình thành và phát triển hoàn chỉnh não bộ của trẻ.
Leucine 4.56 % Giúp kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu.
Threonine 2.69 % Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Tryptophan 0,7% Giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển cân bằng.
Sắt 27.9% Bổ máu và tránh nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.
Canxi 2.1% Giúp thai nhi hình thành khung xương chắc khỏe.
Đồng 5.9% Cần thiết cho sự hình thành chức năng não và hệ thần kinh của em bé.
Kẽm 1.9% Giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non.

Từ những thành phần dinh dưỡng có thể thấy yến sào sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu 3 tháng đầu, ví dụ như:

1. Yến sào bổ sung chất dinh dưỡng cho bầu

Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, là giai đoạn quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ về sau của thai nhi. Trong 100g yến sào có tới 50% hàm lượng là các loại axit amin còn lại là hơn 30 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, bà bầu 3 tháng có thể ăn yến để nâng cao sức khỏe, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

2. Giúp tăng cường sức đề kháng

Hệ thống miễn dịch của người mẹ trong thời kỳ tam cá nguyệt sẽ có những thay đổi nhất định để bảo vệ được cả mẹ và em bé khỏi mầm bệnh. Hệ thống miễn dịch sẽ phải hoạt động nhiều hơn và sẽ có xu hướng yếu hơn người bình thường.

Aspartic acid trong tổ yến có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho bà bầu

Aspartic acid trong tổ yến có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho bà bầu

Trong yến có aspartic acid có tác dụng tạo globulin để nâng cao sức đề kháng cho bà bầu là việc làm luôn được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn quan trọng này.

3. Giảm triệu chứng của ốm nghén

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn 3 tháng đầu của các mẹ bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ốm nghén khiến các mẹ rơi vào trạng thái mất sức do cảm giác nhạt miệng, không ăn được.

Lúc này, những dưỡng chất trong yến sào có thể kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp cơ thể khỏe hơn, từ đó ăn ngon hơn, dần dần cải thiện triệu chứng thai nghén.

4. Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện

Ngay từ tuần thứ 3 của chu kỳ mang thai, não bộ của em bé đã bắt đầu phát triển. Lúc này cơ thể mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này. Trong 100g yến sào chứa 8,6% Axit N-acetylneuraminic đóng vai trò hình thành và phát triển hoàn chỉnh não bộ của trẻ, giúp trẻ lớn lên thông minh, lanh lợi.

Có thể thấy, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung yến vào thực đơn dinh dưỡng của mình để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn yến ở một lượng vừa đủ để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và không gặp các tác dụng phụ khi ăn quá nhiều.

Mẹ bầu chỉ nên ăn yến ở một lượng vừa đủ để không gặp các tác dụng phụ

Mẹ bầu chỉ nên ăn yến ở một lượng vừa đủ để không gặp các tác dụng phụ

Cách bổ sung yến đúng cách cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Mặc dù yến sào mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu chỉ nên ăn tối đa từ 1-2 lần/tuần và mỗi lần một lượng khoảng 1g – 3g. Theo Đông y, tổ yến có tính hàn, ăn nhiều sẽ sẽ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất để mẹ bầu thưởng thức một bát yến nóng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể mẹ hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong yến và một bát yến nóng sẽ giúp quá trình hấp thu được dễ dàng hơn.

Trong trường hợp bị nghén khi sử dụng yến, mẹ bầu có thể bổ sung gừng để giảm mùi tanh

Trong trường hợp bị nghén khi sử dụng yến, mẹ bầu có thể bổ sung gừng để giảm mùi tanh

Sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu vẫn có thể dùng yến nhưng với liều lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn:

  • Mẹ bầu mang thai sang tháng thứ 4 – 5:

Có thể ăn yến tăng lên 3 lần/tuần và mỗi lần tối đa không quá 3g. Tháng 4 là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn so với 3 tháng đầu để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

  • Sang tháng thứ 6 – 7:

Mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên ăn 100gr yến, chia đều làm 15 phần ăn trong 2 tháng. Đây là thời kỳ ổn định trong thai kỳ, cuối tháng 7 thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện.

Trong giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn các giai đoạn trước. Chính vì vậy, việc bổ sung yến sào chỉ nên dừng ở mức duy trì. Đồng thời mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé phát triển.

  • Trong hai tháng cuối cùng:

Mẹ bầu nên dùng khoảng 70gr yến/tháng, mỗi lần dùng khoảng 5gr và dùng đều cách ngày. Giai đoạn này, em bé đã phát triển đủ lớn để sẵn sàng chào đời, em bé không cần nạp quá nhiều dinh dưỡng. Nhưng mẹ bầu vẫn cần duy trì để bồi bổ sức khỏe chuẩn bị quá trình vượt cạn.

Các món chế biến từ yến dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Với thành phần dinh dưỡng quý hiếm, yến không chỉ mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của mẹ mà còn cả sự phát triển toàn diện của bé. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ yến mà bầu 3 tháng có thể tham khảo để làm phong phú hơn thực đơn dinh dưỡng:

Chưng yến với đường phèn

Yến chưng đường phèn là món ăn dễ chế biến, dễ ăn đối với mẹ bầu hay nghén

Yến chưng đường phèn là món ăn dễ chế biến, dễ ăn đối với mẹ bầu hay nghén

Nguyên liệu:

  • 3g yến sào.
  • 3 muỗng cà phê đường phèn.

Cách chế biến:

  • Ngâm yến trong thời gian 3 giờ để nhặt ra tạp chất và lông chim.
  • Dùng tay xé tơi yến theo chiều của sợi yến.
  • Đường phèn đem hòa tan với nước.
  • Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo.
  • Cuối cùng mẹ bầu cho yến cùng đường phèn vào chưng cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút là hoàn thành.

Nước yến

Nước yến tốt cho sức khỏe, dễ làm và dễ sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Nước yến tốt cho sức khỏe, dễ làm và dễ sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Nguyên liệu:

  • 5gr tổ yến.
  • 3gr đường phèn.
  • 200ml nước lọc.

Cách chế biến:

  • Ngâm tổ yến khô trong chén nước lọc để tổ yến mềm ra, sau đó dùng tay xé nhỏ sợi yến để yến được nở tơi đều.
  • Cho yến vào chén có nắp, bỏ vào nồi nước và tiến hành chưng cách thủy cho tới khi bề mặt chén yến sẽ có bọt nhỏ nổi lăn tăn, thì các mẹ duy trì thêm 20 – 30 giây để loại bỏ vi sinh có hại, sau đó tắt bếp và thêm ít đường phèn.
  • Nấu sôi 200ml nước cho hết lượng phèn vừa ngọt còn lại (có thể tùy chỉnh theo sở thích uống ngọt hay không). Khi nước sôi mẹ bầu vặn nhỏ lửa rồi cho phần yến đã chưng chín vào, đậy nắp để sôi trong 5 phút là xong.

Yến chưng hạt sen

Đây là món ăn tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng đầu khi thường xuyên bị mất ngủ.

Đây là món ăn tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng đầu khi thường xuyên bị mất ngủ

Nguyên liệu:

  • 3g yến sào.
  • 16g hạt sen khô.
  • 3 muỗng cà phê đường phèn.

Cách chế biến:

  • Ngâm yến và làm sạch yến.
  • Hạt sen các mẹ cũng đem ngâm mềm trong khoảng 30 phút, còn đường thì mang phèn hòa tan với nước.
  • Mẹ bầu vừa cho hạt sen lên bếp luộc cho mềm đồng thời chưng cách thủy tổ yến trên ngọn lửa nhỏ trong vòng 20 phút.
  • Khi thấy hạt sen vừa chín thì cho vào chén yến đang chưng cách thủy rồi thêm vào đường phèn chưng khoảng 5 phút nữa là xong.

Yến hầm gà ác cho bà bầu

Món ăn tốt cho mẹ bầu bị suy nhược cơ thể do những cơn ốm nghén

Món ăn tốt cho mẹ bầu bị suy nhược cơ thể do những cơn ốm nghén

Nguyên liệu:

  • 30g yến sào.
  • 1 con gà ác.
  • 1 gói thuốc bắc.
  • 2 chén nước lọc.
  • 3 miếng vỏ quýt khô (trần bì).

Cách chế biến:

  • Ngâm yến và làm sạch tạp chất, ngâm vỏ quýt khô để làm mềm.
  • Gà sơ chế, mổ bụng, rửa sạch.
  • Đun sôi nước cùng vỏ quýt khô, cho gà vào trần sơ qua rồi vớt ra.
  • Cho 2 chén nước lọc vào nồi cùng gói thuốc bắc, gà và hầm trong khoảng 1 giờ.
  • Sau khi hầm gà được 1 giờ, mẹ bầu cho tất cả vào trong một thố cùng yến sào và bắt đầu chưng cách thủy thêm 1 giờ nữa là xong.

Như vậy, không chỉ bầu 3 tháng đầu có thể ăn yến mà suốt thai kỳ các mẹ đều có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn ăn uống. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về bà bầu ăn yến được không? “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Hoặc liên hệ  hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    719

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    493

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám