Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh – Cách xử lý giúp giảm nhanh khó chịu

Cập nhật 24/06/2023

11.6K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh không gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai nhi giống như sốt virus, nhưng gây ra những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Bài viết này của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý cho mẹ cách hiệu quả để giảm nhanh cảm giác khó chịu khi bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu.

Xem thêm:

1. Hiện tượng bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh là gì?

Hiện tượng cảm lạnh ở bà bầu 3 tháng đầu là phản ứng của hệ miễn dịch với các nhóm virus RhinovirusEnterovirus. Triệu chứng thường thấy khi mẹ bầu 3 tháng bị cảm lạnh đó: hắt hơi, sổ mũi, sốt,… Sau khi nhiễm virus từ 1 – 3 ngày sau sẽ xuất hiện triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày.

Theo ThS.Bs Chuyên khoa II Nguyễn Công Định, PGĐ thường trực cơ sở 2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cảm lạnh không gây ra biến chứng cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau 1 tuần. Đây là điểm khác so với bệnh cảm cúm.

Mặc dù không gây ra biến chứng cho thai nhi nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh không nên có tâm lý chủ quan. Lúc này, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp điều trị an toàn để giảm các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu rất dễ bị cảm lạnh do hệ miễn dịch kém

3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu rất dễ bị cảm lạnh do hệ miễn dịch kém

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị cảm lạnh

Cảm lạnh ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Hệ miễn dịch bà bầu 3 tháng đầu bị suy giảm dễ bị tấn công

Trong giai đoạn đầu mang thai, hormone Estrogen và Progesterone tăng lên khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi và rất dễ bị kích ứng bởi một số loại virus gây bệnh. Khi hệ miễn dịch không đủ “lực” để chống lại virus sẽ làm cho virus gây cảm lạnh dễ dàng tấn công vào cơ thể và hình thành những triệu chứng tương ứng ở bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết cơ thể không thích nghi kịp

Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cơ thể chưa kịp thích nghi khiến mẹ bầu 3 tháng bị cảm lạnh. Thời tiết chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, từ mùa hè sang mùa đông cũng làm cho cơ thể bà bầu không kịp thích nghi và dễ bị kích ứng bởi virus gây cảm lạnh.

Thay đổi thời tiết đột ngột bà bầu 3 tháng dễ bị cảm lạnh

Thay đổi thời tiết đột ngột bà bầu 3 tháng dễ bị cảm lạnh

Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh do lây từ người bệnh

Các loại virus gây cảm lạnh có thể tồn tại trong không khí hoặc các vật dụng hàng ngày trong sinh hoạt như: tay nắm cửa, lan can,… Khi bà bầu có tiếp xúc gần không bịt khẩu trang hoặc không may bị dính chất dịch từ người chứa virus gây cảm lạnh thì virus có thể dễ dàng xâm nhập vào bà bầu mang bất cứ lúc nào.

3. Triệu chứng cảm lạnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Cảm lạnh là phản ứng của hệ miễn dịch với virus gây bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ mà bà bầu có thể gặp phải triệu chứng khác nhau.

Ở mức độ nhẹ, virus gây cảm lạnh có thể gây ra cho bà bầu những triệu chứng như:

  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Ho khan
  • Sốt, đau đầu nhẹ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chán ăn
Bà bầu bị cảm lạnh mức độ nhẹ có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi

Bà bầu bị cảm lạnh mức độ nhẹ có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi

Khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh mà không được can thiệp điều trị sớm thì virus sẽ làm cho sức khỏe của bà bầu ngày càng nặng hơn. Triệu chứng gặp phải có thể là:

  • Ho nhiều hơn gây đau tức ngực
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ thể
  • Sốt cao
  • Người mệt mỏi.

Mỗi bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu mang thai sẽ có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng cảm lạnh cũng khá giống với cảm cúm, sốt virus ở bà bầu khiến cho nhiều mẹ bầu chủ quan. Vì thế khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường bà bầu nên đi khám sớm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

4. Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường bệnh cảm lạnh sẽ tự hết sau khoảng 5 – 10 ngày. Do vậy, bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu không gây ra ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Tuy nhiên, bệnh làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu.

Nhiều trường hợp bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ăn không ngon miệng sẽ làm ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và có thể khiến thai nhi chậm phát triển.

Mẹ bầu cảm lạnh có dấu hiệu sốt cao thì đến gặp bác sĩ ngay

Mẹ bầu cảm lạnh có dấu hiệu sốt cao thì đến gặp bác sĩ ngay

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh cần đi khám bác sĩ khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường khác như:

  • Sốt cao: Sốt cao từ 39 – 40 độ C có thể là do cảm lạnh ở bà bầu đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc trường hợp khác là bà bầu bị sốt virus, sốt xuất huyết,…Những bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: dị tật ống thần kinh, thai nhi chậm phát triển, trẻ sinh ra dễ bị tự kỷ hoặc sinh non, thai chết lưu.
  • Bệnh kéo dài không thuyên giảm hoặc quay trở lại: Cảm lạnh ở bà bầu có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bà bầu cần đi khám ngay để ngăn chặn ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
  • Khó thở, thở khò khè: Khó thở, khò khè có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: hen suyễn, viêm phế quản…Đây là những căn bệnh mà bà bầu 3 tháng đầu có thể mắc phải và để lại nhiều biến chứng cho mẹ bầu cũng như thai nhi.

Lưu ý: Một số trường hợp bà bầu bị cảm lạnh gây ho nhiều sẽ làm kích thích co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. Trường hợp này tuy không chiếm tỉ lệ nhiều, nhưng bà bầu cũng cần hết sức thận trọng, đặc biệt là những bà bầu có cơ địa dễ sảy thai.

5. Cảm lạnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?

Cảm lạnh ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu khiến cho bà bầu cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Để làm giảm những triệu chứng này và không gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe, bà bầu cần thực hiện một số điều dưới đây:

5.1 Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, sát trùng cao nên sẽ giúp các mẹ bầu giảm triệu chứng đau họng, ho , khó chịu tức thì. Mỗi ngày mẹ bầu có thể sử dụng nước muối để súc miệng từ 2 – 4 lần hoặc dùng để rửa mũi vào sáng tối giúp mẹ bầu khỏi bệnh nhanh chóng hơn.

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% được bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc pha muối hạt với nước ấm để súc miệng, vệ sinh mũi mỗi ngày.

5.2 Cách làm giảm khó chịu do nghẹt mũi bằng tỏi

Tỏi được coi là một loại “thảo dược” hàng đầu trong việc giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm. Trong tỏi có chất Allicin, vitamin C và scordinin được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt virus và tăng cường đề kháng cho cơ thể rất hữu ích.

Tỏi là một thảo dược có tác dụng hiệu quả và an toàn trong chữa nghẹt mũi cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ

Tỏi là một thảo dược có tác dụng hiệu quả và an toàn trong chữa nghẹt mũi cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ

Để giảm triệu chứng bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh thì ngoài việc sử dụng tỏi vào các món ăn hàng ngày bà bầu có thể dùng tỏi hoặc tinh dầu tỏi để xông mũi. Xông mũi bằng tỏi hoặc tinh dầu tỏi giúp bà bầu làm thông thoáng đường hô hấp, tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó chịu.

Cách thực hiện như sau:

  • Đun sôi một lượng nước nhỏ khoảng 300ml
  • Cho thêm 5 – 7 tép tỏi giã nát vào nồi nước
  • Đun sôi trong vài phút rồi bắc ra khỏi bếp. Đối với tinh dầu tỏi thì khi đun sôi nồi nước mẹ bầu nhỏ vài tinh dầu tỏi vào là được.
  • Cúi người về gần phía nồi nước và hít hơi nước bốc lên thật sâu, thở đều trong vài phút.
  • Thực hiện 2 lần/ngày để làm giảm triệu chứng khó chịu do nghẹt mũi gây ra.

5.3 Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức

Bà bầu bị cảm lạnh nên nằm nghỉ ngơi

Bà bầu bị cảm lạnh nên nằm nghỉ ngơi

Cơ thể mẹ bầu dễ bị mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai do những thay đổi bên trong. Tình trạng mệt mỏi sẽ tăng lên khi mẹ bầu bị cảm lạnh. Vì vậy, khi mang bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh thì mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức dẫn tới kiệt sức, stress để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể nhanh hồi phục và chống lại tác nhân gây bệnh.

5.4 Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy

Uông nhiều nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi và họng

Uông nhiều nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi và họng

Trong 3 tháng đầu mang thai cần bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước được nhiều bác sĩ khuyến cáo là từ 2 – 2,5 lít/ngày. Đối với bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu mang thai ngoài việc bổ sung đủ nước thì nên đổi bằng việc uống nước ấm để làm loãng dịch nhầy ở mũi và họng. Biện pháp này giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn.

Mẹ bầu cũng có thể thêm chút chanh và mật ong vào nước ấm để uống mỗi buổi sáng để giúp thanh lọc cơ thể và tăng đề kháng hiệu quả hơn.

5.5 Món ăn giúp giảm cảm giác khó chịu của cảm lạnh ở bà bầu

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể là cách hiệu quả giúp mẹ bầu trong 3 tháng đầu tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch để nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Trong thời gian bị cảm lạnh mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:

CHÁO TRỨNG, HÀNH VÀ TÍA TÔ

Cháo, trứng, hành, tía tô tăng miễn dịch giảm cảm lạnh

Cháo, trứng, hành, tía tô tăng miễn dịch giảm cảm lạnh

Theo Đông y trứng gà có vị ngọt, tính bình có tác dụng an thai, giải độc. Lá tía tô, hành hoa có vị cay, ấm có tác dụng thông dương, sát trùng, trị cảm, đau đầu, nhức mỏi hiệu quả. Cháo trứng, hành và lá tía tô là món ăn có tác dụng giải cảm tuyệt vời vào lúc thời tiết giao mùa dành cho bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị là:

  • 100g gạo
  • 2-3 quả trứng gà
  • lá tía tô, hành lá, gừng và gia vị.

Cách thực hiện như sau:

  • Gạo vo sạch, cho vào đun với khoảng 1,5 lít nước. Nấu cho đến khi cháo chín mềm, nêm cho vừa ăn.
  • Vẫn đặt nồi cháo ở trên bếp rồi cho trứng gà, hành tím, gừng vào đến khi trứng tan ra là được.
  • Cho hành, lá tía tô vào dưới đáy bát và múc cháo nóng lên trên, trộn đều và ăn nóng cho đổ mồ hôi.

Đây là món ăn rất dễ làm, rất bổ dưỡng lại giúp mẹ bầu trị cảm lạnh nhanh chóng.

CÁC LOẠI QUẢ GIÀU VITAMIN C

Mẹ bầu nên ăn những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi,… Bởi vì, vitamin C sẽ giúp bà bầu tăng cường đề kháng, giảm cảm lạnh hiệu quả. Trong giai đoạn bị cảm lạnh bà bầu hãy thường xuyên uống nước cam hoặc ăn cam tươi giúp đẩy lùi cảm lạnh nhanh chóng.

Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu

Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu

SÚP GÀ

Súp gà là món ăn có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là Hydra giúp làm thông mũi, giảm các triệu chứng cảm lạnh hoặc đau họng hiệu quả. Ngoài ra tryptophan có trong nước gà giúp cơ thể sản xuất serotonin giúp mẹ bầu cải thiện tâm trọng, giảm bớt mệt mỏi, rệu rã khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh.

Súp gà chứa nhiều dưỡng chất giảm các triệu chứng cảm lạnh

Súp gà chứa nhiều dưỡng chất giảm các triệu chứng cảm lạnh

UỐNG NƯỚC ẤM, TRÀ GỪNG, GIẤM TÁO

Gừng và giấm táo đều có tác dụng kháng khuẩn, chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể kháng viêm, giảm đau, giảm co thắt, chống nôn và hoạt tính miễn dịch. Trong giai đoạn bị cảm lạnh bà bầu có thể sử dụng giấm táo, trà gừng uống mỗi ngày để giúp cơ thể tiêu diệt virus gây bệnh và giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh hiệu quả hơn.

uống trà gừng rất tốt cho người cảm lạnh

Uống trà gừng rất tốt cho người cảm lạnh

Lưu ý: Mặc dù cảm lạnh không gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu vẫn cần hết sức thận trọng. Hãy theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm như: khó thở, thở khò khè, sốt cao. Nếu bệnh kéo dài không thuyên giảm thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

6. Phòng ngừa cảm lạnh ở phụ nữ mang thai

Bất cứ bất thường nào trong giai đoạn mang thai cũng khiến mẹ bầu lo lắng và cảm lạnh cũng không ngoại lệ. Để phòng ngừa cảm lạnh trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần:

  • Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh: Nếu có ai đó đang mắc chứng cảm lạnh mẹ bầu hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là nên giữ khoảng cách và không nên sử dụng chung đồ đạc cá nhân: cốc chén, bát đũa…để hạn chế lây bệnh tốt hơn.
  • Thực hiện rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, súc họng nước muối sau khi ra ngoài giúp việc virus gây bệnh và tấn công cơ thể thông qua đường hô hấp. Ngoài ra việc súc miệng bằng nước ấm giúp diệt khuẩn và phòng ngừa cảm lạnh, viêm họng tốt hơn.
  • Bổ sung thành phần nâng cao miễn dịch trong bữa ăn: Mang thai 3 tháng đầu sức miễn dịch của cơ thể giảm đi vì vậy hãy tích cực bổ sung các thực phẩm nâng cao miễn dịch trong bữa ăn: cam, chanh, ớt chuông, tỏi, kiwi, táo tàu,…
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi: Mẹ bầu nên mặc thêm đồ, quàng khăn, đội mũ, đeo khẩu trang để giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ, đầu, tai, mũi, tay chân. Vì đây là những bộ phận dễ bị viêm nhiễm khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh.
Mẹ bầu nên chủ động bảo vệ sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên chủ động bảo vệ sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh trong 3 tháng đầu

Tóm lại, Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan để bệnh trở nên nặng hơn, không được kiểm soát vì có thể để lại nhiều biến chứng rất khó lường trước. Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    449

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    508

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    508

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    199

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám