23.7K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu dễ bị ho do sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Một số bà bầu chủ quan để bệnh tự khỏi nhưng có những bà bầu lại lạm dụng thuốc Tây y hoặc Đông y. Bài viết này Mediplus sẽ chỉ ra 6 sai lầm phổ biến của mẹ bầu khi bị ho và gợi ý cách khắc phục hiệu quả.
Xem thêm:
Ho mọc tóc là cách gọi theo dân gian về hiện tượng bà bầu bị ho vào thời gian mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu của thai kỳ. Quan niệm xưa cho rằng vào tuần thứ 14 của thai kỳ, tóc của thai nhi bắt đầu mọc và sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy bị ngứa cổ gây ra ho.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cảm lạnh, cảm cúm,… Để kiểm soát ho trong giai đoạn đầu mang thai một cách an toàn thì các mẹ bầu cần làm những điều như sau:
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu khả năng miễn dịch của bà bầu sẽ bị suy giảm do nội tiết tố thay đổi. Chính vì điều này làm cho cơ thể mẹ bầu dễ bị mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết hoặc sự tấn công của virus gây bệnh.
Thông qua chẩn đoán bệnh cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu bị ho kéo dài trong 3 tháng đầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nhiều bà bầu luôn nghĩ rằng bầu 3 tháng đầu bị ho là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ho kéo dài và không điều trị đúng cách đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe như:
Ba tháng đầu là thời điểm thai nhi chưa ổn định nên nếu như bị nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể làm mất tim thai đột ngột.
Ho kéo dài trong giai đoạn mang thai khiến cho nhiều bà bầu lo lắng thái quá và tự ý mua thuốc về sử dụng. Dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng nguyên nhân gây bệnh dễ gây ra nhờn thuốc, kháng thuốc.
Một số loại thuốc trị ho còn có thể chứa thành phần gây dị tật thai nhi như: thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, thuốc chống phù nề.
Để điều trị ho đúng cách thì mẹ bầu cần thực hiện những lưu ý dưới đây:
Nhiều trường hợp bà bầu 3 tháng đầu bị trào ngược thực quản, acid dịch vị dạ dày làm cho cổ họng bị kích thích và gây ra những cơn ho. Với trường hợp này, việc điều trị phải trung hòa acid dịch vị dạ dày thì mới mang lại hiệu quả giảm ho. Ngược lại, việc sử dụng kháng sinh không những không mang lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị ho khi mang thai
Cách trị ho cho bà bầu theo bài thuốc dân gian vẫn đang được nhiều người tin tưởng vì nghĩ rằng các bài thuốc này an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai.
Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và ít gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe. Hơn nữa, trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu bằng phương pháp này hoàn toàn không mất nhiều chi phí nên mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như: thời gian điều trị lâu ngày, tác dụng chậm và phải tùy thuộc vào cơ địa mới mang lại hiệu quả.
Khi điều trị ho bằng phương pháp dân gian bà bầu mang thai 3 tháng đầu cần ghi nhớ những lưu ý sau:
Với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng thì không nên dùng mật ong để trị ho. Thay vào đó, bà bầu có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp, dùng lá húng chanh, gừng tươi để trị ho.
Lúc này là phải đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín nhằm có biện pháp can thiệp phù hợp để triệu chứng ho được điều trị dứt điểm nhanh nhất.
Điều trị ho khi mang thai bằng phương pháp dân gian cần lựa chọn cách điều trị cho phù hợp cơ địa
Nhiều bà bầu trong 3 tháng đầu bị ho thường mua các loại thuốc ngậm về sử dụng. Họ cho rằng những loại thuốc này có tác dụng giảm ho, giảm sưng viêm tại chỗ và không gây ra ảnh hưởng cho thai nhi.
Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc ngậm trị ho, giảm viêm họng vì dễ sử dụng, rẻ tiền lại có hương vị hấp dẫn thích hợp với bà bầu 3 tháng đầu. Chính vì sự tiện dụng nên nhiều mẹ bầu đã lạm dụng các loại thuốc ngậm trị ho, viêm họng.
Bên cạnh việc giúp bà bầu làm giảm ngứa họng, giảm ho và đau rát nhanh chóng nhưng chỉ sử dụng để điều trị ho ở mức độ nhẹ mà không thể trị tận gốc bệnh. Vì thế bệnh dễ tái phát nhiều lần trong thai kỳ.
Dùng thuốc ngậm trị ho kéo dài dễ làm cho bà bầu bị lệ thuộc vào thuốc, bệnh ngày càng nặng hơn và lâu dần dễ biến chứng thành bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngậm trị ho, tuân thủ chỉ định của bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
Lạm dụng thuốc ngậm trị ho có thể gây nhờn thuốc, dễ bị lệ thuộc vào thuốc
Cũng như các bài thuốc dân gian, các bài thuốc Đông y chữa ho cho bà bầu cũng được nhiều thai phụ sử dụng để điều trị tình trạng ho kéo dài. Họ cho rằng những bài thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược nên lành tính và an toàn cho sức khỏe. Cũng vì những điều này mà nhiều bà bầu đã đến khám tại các thầy thuốc Đông y không đủ năng lực chuyên môn.
Việc thăm khám tại các địa chỉ thầy thuốc không uy tín sẽ không thể phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh, làm cho triệu chứng ho không được đẩy lùi. Ngoài ra, các loại thuốc Đông y tại các cơ sở thăm khám không uy tín còn có thể bị ẩm mốc, có chứa chất diêm sinh,… Những chất này có thể khiến cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, trường hợp nặng có thể dẫn tới sảy thai ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Nếu bà bầu mang thai 3 tháng đầu muốn điều trị bằng thuốc Đông y thì nên đến thăm khám tại địa chỉ uy tín như Bệnh viện Y học Cổ truyền. Tại đây sẽ có bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn sẽ giúp bà bầu phát hiện bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Từ đó giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị ho bằng thuốc đông y bà bầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh tiền mất tật mang
Trên đây là 6 quan niệm sai lầm của nhiều bà bầu đang bị ho trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi tình trạng ho kéo dài sẽ có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ tới bà bầu và thai nhi. Vì thế khi thấy mình có biểu hiện ho kéo dài bà bầu cần khăm thám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…
Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.