24.0K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Cảm thấy tức ngực, khó thở là dấu hiệu thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Trong đó khoảng 60 – 70% mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở. Hiện tượng này xảy ra do những thay đổi trong cơ thể người mẹ. Vậy nguyên nhân gây khó thở cho mẹ bầu là gì, khi nào thì nguy hiểm? Chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp ngay sau đây.
Xem thêm:
Khó thở là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu do nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Một số mẹ bầu không bị thở vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất nhưng lại bị vào 3 tháng cuối thai kỳ. Khó thở khi mang thai có thể nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba và giảm dần sau sinh.
Còn đa số mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ bị khó thở. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải thích hiện tượng khó thở ở những bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Những biểu hiện khó thở thường gặp đó là hụt hơi, nhịp thở ngắn, hơi thở nặng, thấy mệt khi hít thở,…
Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Khi biểu hiện khó thở không kèm theo các biểu hiện bất thường khác, thì đó là một hiện tượng thường thấy của mẹ bầu ở 3 tháng đầu, không đáng lo. Hiện tượng khó thở chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, khi mẹ bầu cảm thấy khó thở đi kèm 1 số triệu chứng dưới đây, thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ. Bởi khi đó, người mẹ đang có nguy cơ bị nguy hiểm tới bản thân và thai nhi.
Hiện tượng khó thở không đáng lo chỉ khi không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào
Mẹ xem thêm: Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữa
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở ở bầu 3 tháng đầu chủ yếu là do cơ thể của mẹ đang thay đổi để dần thích nghi với sự xuất hiện của em bé trong bụng. Những sự thay đổi này sẽ diễn ra như sau:
Ngoài các nguyên nhân liên quan tới cơ thể thay đổi theo sinh lý, thì còn có những nguyên nhân liên quan tới bệnh hen suyễn.
Với mẹ bầu có mắc các bệnh về đường hô hấp cần chú hơn các dấu hiệu đi kèm hiện tượng khó thở
Không có cách nào có thể trị tận gốc triệu chứng khó thở ở bà bầu, tuy nhiên một vài cách ngay sau đây có thể giúp mẹ dễ chịu hơn trong suốt quá trình thai kỳ của mình.
Thở bằng bụng
Khi cảm thấy khó thở, mẹ có thể học cách thở bằng bụng. Độ sâu của hơi thở rất quan trọng trong việc khiến mẹ thoải mái hay khó chịu. Cách thực hiện như sau:
Việc thực hiện cách thở bụng chỉ khiến mẹ cải thiện tình trạng khó thở trong những tháng đầu, khi kích thước bụng và em bé lớn hơn thì việc thực hiện cách này sẽ khó hơn.
Thở bằng miệng
Một cách thở hữu ích khác mẹ có thể tham khảo khi đang đi làm đó là cách thở bằng miệng. Các bước thực hiện phương pháp thở này như sau:
Tư thế nằm nghiêng sang bên trái
Việc lựa chọn tư thế nằm cũng rất quan trọng, tư thế nằm lý tưởng nhất là nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng.
Mẹ cũng có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ ở sau lưng để giảm bớt áp lực lên phổi cũng như giảm thiểu được tình trạng khó thở về đêm.
Lưu ý: Mẹ không nên chỉ nằm theo một tư thế nhất định gây mỏi cho cơ thể. Khi cảm thấy khó thở nên thay đổi tư thế cho đến khi mẹ cảm thấy là dễ chịu nhất.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và sử dụng thêm một chiếc gối để tạo độ thoải mái cho cơ thể.
Như đã đề cập ở trên, hiện tượng khó thở ở bầu 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến và không có cách nào có thể trị tận gốc. Vì vậy, thay vì cố gắng mẹ nên học cách “chung sống hòa thuận”. Dưới đây, là một vài cách giúp mẹ tránh được hiện tượng khó thở trong suốt thời gian thai kỳ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 4 nhóm chất mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất.
Việc di chuyển nhiều khiến mẹ dễ bị nhức mỏi, động thai. Mẹ bầu nên tránh đi những đoạn đường dài và ngồi ghế cứng. Thay vào đó mẹ nên di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa có ghế giường nằm, hoặc di chuyển bằng máy bay để hạn chế thời gian di chuyển.
Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu biết được tình hình phát triển của thai nhi, sức khỏe của bản thân. Mẹ bầu sẽ sớm phát hiện các bệnh để có phương án xử lý kịp thời.
Yoga là một bộ môn thể dục tốt cho việc điều hòa nhịp thở cho mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu khó thở sẽ không đang lo ngại nếu không kèm bất cứ triệu chứng gì. Còn đối với những bà bầu có tiền sử bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp và tim mạch, thì nên chú ý hơn khi gặp hiện tượng khó thở trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Trên đây là những giải thích của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS về hiện tượng cũng những lời khuyên về cách xử lý khi khó thở và cách phòng tránh. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ về hiện tượng khó thở trong 3 tháng đầu, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng đắn.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Chuyên mục: Sản khoa
Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…
Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…
Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.