Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

Cập nhật 14/09/2023

3.8K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy thai như lời đồn? Tham khảo ngay ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng cùng MEDIPLUS!

Bầu ăn bắp cải được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu CÓ THỂ ăn bắp cải. Việc ăn bắp cải đúng cách cũng hoàn toàn không gây sảy thai như lời đồn. Tuy nhiên, bắp cải trong quá trình trồng rất hay bị phun thuốc trừ sâu, dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn. Chính vì thế bà bầu nên chọn mua ở những nơi uy tín, an toàn, để đảm bảo chất lượng thực phẩm, chế biến bằng cách nấu chín để loại bỏ những mầm mống gây hại cho sức khỏe, đảm bảo cho một thai kỳ luôn khoẻ mạnh. 

Bầu ăn bắp cải được không?

Bầu ăn bắp cải được không?

Những dinh dưỡng có trong bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau xanh được chị em thêm vào mâm cơm bởi nó không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nhiều nghiên cứu cho rằng dưỡng chất trong bắp cải không chỉ có lợi cho mẹ bầu mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí thông minh ở trẻ. Cụ thể, một số dưỡng chất trong bắp cải có thể kể đến:

Dưỡng chất Công dụng
⭐ Vitamin C Giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, vitamin C có trong bắp cải cũng hỗ trợ tốt hơn cho việc hấp thụ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ. 
⭐ Axit folic Hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển trí não, giảm thiểu rủi ro hình thành dị tật bẩm sinh ở thai nhi
⭐ Indole Giảm nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ
⭐ Chất xơ Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, kiểm soát cân nặng
⭐ Vitamin K Giúp điều hòa huyết áp, hỗ trợ quá trình đông máu, duy trì sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
⭐ Canxi Giúp xương và răng bà bầu luôn khỏe mạnh, là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành bộ khung xương của thai nhi

Chính vì vô vàn lợi ích tuyệt vời kể trên, bắp cải được xem là một trong những loại thực phẩm nên được thêm vào thực đơn mỗi ngày. 

Bắp cải là loại rau chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai phụ và em bé

Bắp cải là loại rau chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai phụ và em bé

Xem thêm

Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Bầu ăn cherry được không? Chuyên gia giải đáp

Cách chọn và bảo quản bắp cải

Để nhận được tối đa lợi ích của bắp cải, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, chị em có thể bỏ túi ngay những mẹo chọn và bảo quản bắp cải dưới đây:

  • Hình dạng bắp cải: Bắp cải có hình tròn sẽ ngon hơn những loại dẹt hoặc hình bầu dục.
  • Màu sắc bắp cải: Bắp cải màu xanh đậm, sáng bóng sẽ ngon hơn những loại có màu nhạt hoặc trắng.
  • Độ chắc của bắp cải: Ấn nhẹ vào bắp cải, nếu thấy cứng là bắp cải ngon. Bắp cải mềm là loại ít lá, lá cuộn không chặt hoặc không được tươi. 
  • Trọng lượng của bắp cải: Với cùng một kích thước, bắp cải nào nặng hơn sẽ là loại nhiều lá, đặc ruột và ngon hơn. Tuy nhiên, chị em nên tránh loại bắp cải trắng cuộn quá chặt. Loại này thường xuất xứ từ Trung Quốc, cứng và không ngọt. 
  • Không nên chọn bắp cải đã thái nhỏ, cắt đôi vì sẽ làm mất đi khá nhiều lượng vitamin C có trong bắp cải. 
  • Bảo quản bắp cải trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Nếu bảo quản tốt, bắp cải có thể sử dụng trong vòng 1 – 2 tuần.
Chọn bắp cải là bước đầu tiên để có những món ăn ngon

Chọn bắp cải là bước đầu tiên để có những món ăn ngon

Áp dụng những mẹo chọn bắp cải và cách bảo quản phía trên sẽ giúp chị em thu được những món ăn ngon và bổ dưỡng. 

Bà bầu ăn bắp cải cần lưu ý điều gì?

Tuy là loại rau giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ, nhưng khi sử dụng bắp cải, bà bầu cũng nên lưu ý:

  • Mua bắp cải cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chọn những loại bị phun thuốc trừ sâu quá nhiều
  • Ngâm, rửa rau bằng nước muối loãng trước khi chế biến để loại bỏ hết vi khuẩn, tạp chất
  • Thai phụ không nên ăn bắp cải còn sống, nếu muốn chế biến thành salad, hãy chần hoặc luộc qua nước sôi trước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Không ăn bắp cải liên tục trong thời gian dài hoặc ăn quá nhiều 1 lúc, tránh đầy bụng, khó tiêu
  • Nếu chị em bị lạnh bụng, tạm thời nên hạn chế ăn bắp cải
  • Nếu từng có tiền sử bị dị ứng rau cải, hoặc đang bị bệnh đường tiêu hoá như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,… bà bầu hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ trước khi thêm rau cải vào chế độ ăn hàng ngày
  • Nên chế biến rau cải trong thời gian ngắn, không lưu trữ quá lâu, tránh mất dưỡng chất có trong rau
  • Chế biến để rau vừa chín tới rồi vớt ra, tránh nấu quá lâu khiến vitamin trong rau bị phân huỷ.

Như vậy, với câu hỏi bà bầu ăn bắp cải được không, câu trả lời dĩ nhiên là có. Tuy nhiên, chị em hãy lưu ý một số điểm trên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ của chính bản thân hay gia đình, liên hệ ngay tới MEDIPLUS theo Hotline 1900 3366 để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    789

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    419

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám