Bầu ăn cay được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cập nhật 30/08/2023

1.8K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn cay được không là băn khoăn của rất nhiều thai phụ. Họ lo ngại việc ăn cay ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Tham khảo ngay thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc!

Đang mang bầu ăn cay được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng đang mang bầu vẫn có thể ăn cay mà không ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi. Đặc biệt, ăn cay đúng cách còn kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon, giảm nghén, trẻ bớt kén ăn khi chào đời.  Tuy nhiên bà cần đặc biệt lưu ý tới mức độ ăn và tần suất ăn cay vì ăn cay có thể gây ra các triệu chứng không muốn như rát miệng, đầy bụng, tiêu chảy,…

Trong giai đoạn mang thai, hầu hết phụ nữ đều gặp tình trạng khó tiêu, nội tiết tố thay đổi, áp lực từ tử cung lớn dần. Việc hạn chế thức ăn cay cũng được khuyến cáo. Chính vì vậy, để đảm bảo tránh tác hại từ việc ăn cay nhưng vẫn nhận đủ lợi ích và thỏa mãn vị giác, mẹ bầu cần biết ăn cay đúng cách. Mẹ bầu có thể liên hệ ngay tổng đài: 1900 3366 để được tư vấn miễn phí về vấn đề này.

Đang mang bầu ăn cay được không?

Đang mang bầu ăn cay được không?

Đang mang bầu ăn cay có lợi ích gì?

Cay là một trong những hương vị bé có thể cảm nhận ngay từ trong bụng mẹ, giúp hình thành, củng cố thói quen ăn uống sau này. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu ăn cay ĐÚNG CÁCH có thể nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  1. Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất: Hoạt chất capsaicin trong ớt có thể giúp đốt cháy chất béo, kích thích sự trao đổi chất, tạo cảm giác thèm ăn, ngon miệng cho bà bầu, phòng tránh tình trạng thiếu chất, đặc biệt là vào giai đoạn thai kỳ. Nhờ vậy, thai nhi cũng phát triển toàn diện, khoẻ mạnh hơn.
  2. Tốt cho thị giác của bé: Hầu hết các loại thực phẩm có vị cay (đại diện là quả ớt) đều chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin C, beta-carotene, zeaxanthin, lycopene, lutein,… Những dưỡng chất này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp bảo vệ mắt, duy trì thị lực, tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. 
  3. Ngăn ngừa ung thư: Ngoài việc tăng hấp thu dưỡng chất, capsaicin trong ớt cũng giúp ngừa ung thư. Hoạt chất này có thể ức chế quá trình hình thành và phát triển các tế bào ung thư. Thậm chí, capsaicin có thể loại trừ tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khác trong cơ thể.
  4. Tốt cho vị giác của bé: Ông bà xưa quan niệm, mẹ bầu không kén ăn thì con cái sau này cũng không kén ăn. Trong thai kỳ, khi mẹ ăn cay hoặc ăn đa dạng hương vị cũng giúp em bé cảm nhận được nhiều hơn. Sau khi chào đời, bé sẽ ăn uống dễ hơn. 
  5. Tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ: Vitamin A và vitamin C cùng nhiều chất chống oxy hoá có trong đồ ăn cay giúp sức khoẻ của mẹ bầu cũng được bảo vệ tốt hơn
Đang mang bầu ăn cay có lợi ích gì?

Đang mang bầu ăn cay có lợi ích gì?

Đang mang bầu ăn cay cần cẩn thận tác dụng phụ!

Có thể khẳng định, hầu hết trường hợp ăn cay khi mang bầu đều không ảnh hưởng đến cả thai phụ và em bé. Tuy nhiên, khi ăn cay quá mức, lạm dụng vị cay có thể khiến mẹ bầu gặp một số tình trạng không mong muốn như:

  1. Ốm nghén nặng hơn: Ốm nghén được xem là phản ứng sinh lý hay gặp khi mang thai và thường không gây hại. Đây cũng là cách cơ thể tự bảo vệ thai nhi tránh tác động xấu từ một số loại thực phẩm. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu có thể bị ốm nghén, nôn mửa, thậm chí là tiêu chảy nếu ăn cay vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.
  2. Trào ngược dạ dày thực quản: Hệ tiêu hoá của bà bầu thường hoạt động chậm hơn người bình thường. Lượng thức ăn nạp vào ở lại dạ dày lâu hơn tạo điều kiện cho chứng trào ngược dạ dày diễn ra nhiều hơn. Đó cũng là lúc tình trạng ợ hơi, ợ chua có cơ hội xuất hiện khiến mẹ bầu thấy khó chịu và mệt mỏi hơn. Ăn cay làm tăng axit trong dạ dày, tình trạng trào ngược có thể trầm trọng hơn.
  3. Khó tiêu: Đây là tình trạng thường gặp của chị em trong thai kỳ, đặc biệt là vào những tháng cuối mang bầu. Sử dụng gia vị cay có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.
  4. Trĩ: Bên cạnh nhiều lợi ích, chính capsaicin cũng là hoạt chất làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ cho thai phụ
  5. Đau mắt đỏ, viêm giác mạc: Cay nóng quá mức là một trong những nguyên nhân gây nóng trong, niêm mạc xung huyết dẫn đến các bệnh về mắt. 
  6. Rối loạn tiêu hoá: Sử dụng quá nhiều gia vị cay khiến nhu động ruột bị kích thích quá mức có thể gây đau bụng, tiêu chảy,…

Xem thêm

Bầu ăn sắn được không? Bật mí điều mẹ bầu cần lưu ý

Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

Mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng trên còn phụ thuộc vào tình trạng ăn cay trước khi mang bầu hoặc việc kết hợp các loại thức ăn với nhau. 

Đang mang bầu ăn cay cần cẩn thận tác dụng phụ!

Đang mang bầu ăn cay cần cẩn thận tác dụng phụ!

Bà bầu ăn cay thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Việc sử dụng các gia vị cay trong bữa ăn để kích thích vị giác không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế đặc biệt là khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường từ cơ thể. Những lưu ý khi sử dụng đồ cay trong thai kỳ có thể kể đến:

  • Nên uống nhiều nước để giảm tình trạng nóng trong
  • Chỉ nên dùng gia vị cay cho các món đã nấu chín để giảm bớt độ cay
  • Không dùng nhiều loại gia vị tạo độ cay để hạn chế gây kích thích hệ tiêu hoá
  • Nên sử dụng gia vị cay với các loại thực phẩm có tính hàn để cân bằng
  • Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hoá và hạn chế tính trạng nóng dạ dày, táo bón do ăn cay
Bà bầu ăn cay thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Bà bầu ăn cay thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Với những thông tin trên, chị em có thể trả lời được câu hỏi “đang mang bầu có ăn cay được không?”. Bên cạnh những lợi ích không nhỏ, mẹ bầu vẫn nên cẩn thận, ăn vừa phải để đảm bảo tránh ảnh hưởng tiêu cực. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ, vui lòng liên hệ MEDIPLUS qua hotline 1900 3366 để nhận hỗ trợ từ chuyên gia.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    139

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    339

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    297

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    35

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám