Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

Cập nhật 22/09/2023

12.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bà bầu ăn chân gà được không? Con sinh ra có bị chân vòng kiềng? Chị em luôn thắc mắc vì trong giai đoạn nhạy cảm này, việc ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. 

Bầu ăn chân gà được không

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn chân gà, tuy nhiên, nên ăn lượng vừa đủ, chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, không có cơ sở khoa học nào khẳng định việc ăn chân gà khi mang thai làm em bé sinh ra có chân bị vòng kiềng hay ảnh hưởng đến bất cứ đặc điểm ngoại hình nào khác.

Thành phần cấu tạo nên chân gà chủ yếu là da, gân, sụn, xương và các mô liên kết. Mặc dù không chứa thịt nhưng hàm lượng collagen dồi dào và nhiều loại dưỡng chất có trong chân gà mang lại lợi ích không nhỏ cho sức khỏe. 

  • Duy trì sự tươi trẻ của làn da: Hàm lượng collagen trong chân gà chính là chìa khóa giúp làn da của chị em đàn hồi tốt hơn. Không chỉ vậy, collagen cũng giúp chữa lành tổn thương trên da, ngừa lão hoá, đặc biệt hiệu quả với chị em sau 25 tuổi. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy collagen giúp giảm nếp nhăn hình thành do tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời. 
  • Giảm triệu chứng viêm đau xương khớp: Hợp chất Chondroitin sulfate và collagen trong chân gà kích thích cơ thể tái tạo mô, làm giảm triệu chứng đau xương khớp. 
  • Phòng ngừa loãng xương: Collagen trong chân gà cũng là thành phần giúp kích thích tế bào tái tạo mô xương, duy trì sức mạnh xương khớp, làm giảm nguy cơ loãng xương.
  • Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu: Collagen, vitamin và khoáng chất trong chân gà cũng có tác dụng làm mềm mạch máu. Nhờ vậy, hệ tuần toàn máu cũng hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Đồng thời, dinh dưỡng trong chân gà cũng giúp ngăn ngừa mỡ máu, giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến tim mạch. 

Bầu ăn chân gà được không

Bầu ăn chân gà cần lưu ý điều gì?

Không chỉ được chế biến thành những món ăn ngon, giòn, ít ngán, chân gà còn mang lại nhiều lợi ích và dần trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Dù sở hữu những lợi ích tuyệt vời, nhưng ăn chân gà quá nhiều cũng có thể gây thừa cân, sử dụng chân gà không đảm bảo vệ sinh cũng gây nguy hại cho sức khoẻ người sử dụng.  Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên lưu ý:

  • Mua chân gà sạch: Nên mua ở những cửa hàng uy tín, những nơi có chứng nhận kiểm định hoặc những địa chỉ mà chị em biết rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra kỹ trước khi mua, tránh mua những chân có phần da đã bị chai cứng, bị quá bẩn,… là dấu hiệu của khâu vệ sinh kém.
  • Sơ chế sạch sẽ: Chân gà là phần tiếp xúc với đất, dẫm vào chất bẩn nên khi mua về cần được vệ sinh kỹ qua nhiều bước thật sạch sẽ. Nếu không được làm sạch tốt, chân gà có thể trở thành nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến cả thai nhi. 
  • Kiểm soát lượng ăn: Tuy là loại thực phẩm có lợi cho bà bầu nhưng trong chân gà cũng chứa khá nhiều cholesterol và nhiều chất béo. Tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, tiêu biểu nhất là vấn đề liên quan đến cân nặng.
  • Chế biến đúng cách: Chân gà thường được chế biến thành nhiều món ngon như: Chân gà nướng, chân gà chiên mắm, chân gà ngâm sả tắc,… Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn những phương pháp chế biến ít dầu mỡ, ít tầm ướp gia vi. Thể trạng chị em khi mang thai không được tốt, việc sử dụng các món ăn chiên ngập dầu hoặc quá nhiều gia vị có thể gây khó tiêu, nóng trong, táo bón. 
Bầu ăn chân gà cần lưu ý điều gì?

Bầu ăn chân gà cần lưu ý điều gì?

Xem thêm

Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

Bầu ăn rau cần được không? Những điều nhất định phải biết trước khi ăn

Cách làm ngâm sả tắc ngon miệng cho mẹ bầu

Chân gà sả tắc là món ăn phù hợp mà mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn. Đây là món ăn ngon với cách chế biến đơn giản, dễ làm lại không dùng nhiều dầu mỡ hay quá nhiều gia vị. 

Nguyên liệu 

  • Chân gà
  • Sả, ớt, tắc
  • Sữa đặc
  • Gia vị
Làm món chân gà ngâm sả tắc đơn giản, ngon miệng

Làm món chân gà ngâm sả tắc đơn giản, ngon miệng

Cách thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

  • Chân gà: làm sạch, loại bỏ phần da vàng bên ngoài
  • Luộc chân gà với nước sôi trong vòng 5 phút, đảo liên tục sau đó vặn nhỏ lửa, luộc thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp (nên luộc kỹ để chân gà đảm bảo chín)
  • Vớt chân gà ra, xả với nước lạnh hoặc ngâm chân gà trong nước đá để phần da gà được giòn
  • Vớt ra chân gà ra khỏi nước lạnh, chờ ráo nước và cắt bỏ  móng, cắt chân thành các đoạn vừa ăn.
  • Sả lột vỏ, 1 nửa đập dập, cắt khúc, nửa còn lại cắt thành lát mỏng
  • Ớt thái lát mỏng, tắc vắt nước cốt, bỏ hạt, tận dụng vỏ tắc cắt nhỏ tạo mùi thơm 

Nấu nước mắm ngâm chân gà

  • Cho vào nồi khoảng 3 lít nước lọc, 500g đường, 150ml nước mắm, 100g bột canh, 220ml giấm trắng, sả cắt khúc, khuấy đều để hoà tan gia vị
  • Nấu sôi hỗn hợp ở lửa nhỏ, vớt bọt và tắt bếp, để nguội

Ngâm chân gà sả tắc

  • Hỗn hợp nước mắm đã nguội thì cho chân gà (đảm bảo chân gà ngập hoàn toàn trong nước), đảo đều
  • Cho thêm phần sả, ớt, tắc đã cắt lát
  • Ngâm chân gà trong khoảng 2 – 3 giờ để chân gà ngấm đều gia vị
  • Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh 

Làm nước chấm ăn kèm

  • Xay nhuyễn hỗn hợp gồm 2 – 3 muỗng nước cốt tắc, 1 muỗng bột canh, nửa muỗng tiêu, 50g sữa đặc
  • Thêm ớt nếu muốn ăn cay hơn

Với cách chế biến này, mẹ bầu có thể sở hữu ngay món chân gà sả tắc thơm ngon hấp dẫn, kích thích vị giác. 

Bầu ăn chân gà được không? Hẳn chị em đã có cho mình câu trả lời thỏa đáng. Nhưng dù có yêu thích các món ăn từ chân gà đến đâu, mẹ bầu cũng nên ăn vừa phải để tránh tác dụng phụ, đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ, nhận tư vấn cùng chuyên gia MEDIPLUS ngay tại Hotline 1900 3366.

4/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    787

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    297

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    719

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám