Bầu ăn hạt dẻ được không? Có tốt cho thai nhi không?

Cập nhật 25/09/2023

3.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, hạt dẻ có tốt cho bà bầu và thai nhi không? Tìm hiểu ngay cùng MEDIPLUS.

Đang mang bầu ăn hạt dẻ được không?

Theo nhận định của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, đang mang bầu có thể ăn hạt dẻ. Trong hạt dẻ không chỉ chứa nhiều dưỡng chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin nhóm B, C,… cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ bắp mà còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ăn uống ngon miệng hơn, giảm mệt mỏi trong suốt thai kỳ. Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu, hạt dẻ còn hỗ trợ rất tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. 

Nhờ nguồn dinh dưỡng đa dạng, hạt dẻ đã dần trở thành món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Bà bầu cũng hoàn toàn có thể đưa món ăn này vào khẩu phần ăn hàng ngày nếu muốn. 

Xem thêm

Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

Bà bầu ăn hạt dẻ nhận được lợi ích gì?

Bầu ăn hạt dẻ được không? Ăn hạt dẻ mang đến lợi ích gì cho thai phụ và em bé? Hạt dẻ mang đến rất nhiều lợi ích, điển hình có thể kể đến:

Giảm cholesterol trong máu

Chất xơ, omega-6, omega-3, axit oleic, axit palmitic có trong hạt dẻ chính là những thành phần góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lượng cholesterol. Nhờ vậy, cũng có thể nói hạt dẻ giúp cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch ổn định cho bà bầu. 

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá

Hạt dẻ chứa một lượng lớn chất xơ và lợi khuẩn. Các thành phần này giúp hạn chế nguy cơ táo bón và các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá. Cũng nhờ vậy, việc hấp thụ dưỡng chất để nuôi cơ thể mẹ và thai nhi trở nên hiệu quả hơn. 

Hạn chế tình trạng suy tĩnh mạch mãn tính

Suy tĩnh mạch mãn tính là tình trạng van tĩnh mạch ngoại biên yếu hơn và dần không đảm bảo được chức năng hoạt động. Vì lý do đó, máu bị rò rỉ ngược chiều gây ứ đọng trong giường mao mạch và tĩnh mạch. Tình trạng này thường đi kèm các triệu chứng: chân phù nề, tím tái, sưng đau, dễ bị chuột rút, mất cảm giác đau ở bàn chân,… Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất aescin trong hạt dẻ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị căn bệnh này. 

Hình thành, phát triển hệ thần kinh của thai nhi

Nhờ phốt pho và vitamin B9 (axit folic), hạt dẻ giúp hỗ trợ phòng ngừa tình trạng nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, lượng vitamin E dồi dào trong hạt dẻ cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh. 

Bà bầu ăn hạt dẻ nhận được lợi ích gì?

Bà bầu ăn hạt dẻ nhận được lợi ích gì?

Cải thiện tuần hoàn máu

Bà bầu ăn hạt dẻ giúp xương chắc khoẻ, ngừa thiếu máu, cung cấp năng lượng cho cơ bắp, duy trì và cân bằng lượng nước trong cơ thể, kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi nhờ có lưu huỳnh, sắt, kali. Bên cạnh đó, sắt trong hạt dẻ cũng hạn chế tình trạng thiếu máu.

Kiểm soát cân nặng ở mẹ bầu

Nếu mẹ bầu lo ngại vấn đề thừa cân, béo phì thì hạt dẻ là lựa chọn được khuyến khích. Với hàm lượng chất béo và calo thấp, hạt dẻ giúp giải quyết nhanh cơn đói mà không gây tăng cân. 

Bổ sung các chất chống oxy hoá

Hạt dẻ là loại thực phẩm chứa vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại sự lão hoá đang diễn ra hàng ngày trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong hạt dẻ còn kích thích, hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen nhằm giữ cho làn da săn chắc, khoẻ khoắn, tươi trẻ. 

Dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bà bầu và thai nhi, nhưng việc ăn quá nhiều hạt dẻ, ăn không đúng cách cũng dẫn đến một số hệ luỵ như rối loạn tiêu hoá với biểu hiện đầy hơi, chướng bụng hoặc tăng nguy cơ mắc cao huyết áp nếu bà bầu sử dụng hạt dẻ rang muối, rang bơ. 

Đang mang bầu ăn hạt dẻ được không?

Bầu ăn hạt dẻ được không

Bổ sung hạt dẻ trong thai kỳ, ăn thế nào cho đúng?

Để tránh những tác hại không đáng có mà bà bầu có thể gặp khi ăn hạt dẻ, cần lưu ý:

  • Ăn tối đa 100g hạt dẻ, chia làm nhiều lần trong ngày
  • Không ăn nếu mẹ có bất cứ dấu hiệu bị dị ứng với hạt sấy khô
  • Nên ăn hạt dẻ luộc hoặc rang thông thường, tránh những loại hạt dẻ được chế biến thêm gia vị như hạt dẻ nướng mật ong, hạt dẻ ngào đường, rang muối,…
  • Hạt dẻ chứa axit tannic có khả năng làm dạ dày kích thích, tổn thương gan. Chính vì vậy, mẹ bầu có sức khỏe gan thận không tốt thì không nên ăn.

Qua đây, hy vọng chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi “bầu ăn hạt dẻ được không”. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy gặp ngay chuyên gia MEDIPLUS tại hotline 1900 3366.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    419

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    416

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    31

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    124

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám