Bầu ăn khổ qua được không? Mẹ bầu cần cẩn trọng những gì

Cập nhật 23/08/2023

2.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn khổ qua được không là câu hỏi nhiều sản phụ quan tâm. Vì bên cạnh giá trị dinh dưỡng khổ qua mang lại, nhiều thông tin cho rằng loại quả này chứa chất khiến tử cung co bóp, gây sảy thai. 

Giá trị dinh dưỡng từ khổ qua 

Khổ qua còn được gọi là mướp đắng – loại quả có vị đắng, khá phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình Việt. Theo đông y, khổ qua có tính lạnh, vị đắng giúp thanh nhiệt, hạ sốt rất tốt. Toàn bộ quả từ phần thịt đến hạt đều có thể được sử dụng làm thuốc. 

Khổ qua sử dụng khi nấu chín hay không đều cung cấp những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khổ qua chứa ít chất béo với hàm lượng đường thấp nhưng lại chứa lượng lớn vitamin A và C cùng nhiều khoáng chất: carbohydrate, canxi, sắt, natri,… và chất chống oxy hoá như zeaxanthin, lutein.

Giá trị dinh dưỡng từ khổ qua 

Giá trị dinh dưỡng từ khổ qua

Đối với người có sức khoẻ bình thường, khổ qua mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp giảm cân nhờ giảm nguy cơ trữ mỡ thừa của cơ thể
  • Giúp tăng khả năng miễn dịch nhờ protein MAP30 hỗ trợ tăng sản sinh ra các tế bào miễn dịch
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, hạ đường huyết do khả năng ức chế cholesterol, bổ sung vitamin và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. 
  • Cải thiện thị lực với nguồn vitamin A dồi dào, ngăn chặn bệnh về mắt và bảo vệ võng mạc
  • Hỗ trợ điều trị trong trường hợp cơ thể bị mất nước, sốt, viêm đường niệu, sỏi đường niệu
  • Trị mụn nhọt, làm sáng da
  • Dùng làm xà phòng có thể hỗ trợ trị bệnh vảy nến
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về nhiễm trùng da và các vết thương lâu ngày

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể, thai phụ vẫn nên cân nhắc xem bầu ăn mướp đắng được không vì cơ thể phụ nữ lúc này nhạy cảm hơn.

Đang mang bầu ăn khổ qua được không?

Ngoài lượng vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể người khoẻ mạnh bình thường, khổ qua cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ bà bầu như:

  • Cung cấp nguồn Folate cao: loại khoáng chất này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Chính vì vậy, mướp đắng thường được đưa vào danh sách thực phẩm có lợi cho bà bầu. 
  • Cung cấp chất xơ: Chất xơ giúp mẹ bầu nhuận tràng, tránh táo bón, tạo cảm giác no lâu, tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, giảm cơn ho, cảm lạnh, ngừa nhiễm trùng cho nấm, vi khuẩn, virus, làm lành vết thương nhanh chóng
  • Hạn chế tình trạng đái tháo đường thai kỳ do mướp đắng chứa charantin và polypeptide-P
Ngoài lượng vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể người khoẻ mạnh bình thường, khổ qua cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ bà bầu như:

Ngoài lượng vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể người khoẻ mạnh bình thường, khổ qua cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ bà bầu như:

Khổ qua mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng cần sử dụng đúng cách và hợp lý. Ngoài những dưỡng chất cung cấp cho sức khoẻ, khổ qua cũng chứa nhiều thành phần gây tác dụng phụ đến bà bầu như:

  • Các thành phần kiềm như quinin, morodicine và glycosid saponic gây độc tính cho cơ thể nếu sử dụng quá nhiều hoặc cơ thể dị ứng khổ qua. Ngộ độc các thành phần trong khổ qua gây nên tình trạng nôn mửa, đau dạ dày, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, yếu cơ, chuột rút ở phụ nữ mang thai
  • Tạo nên tình trạng co bóp ở tử cung gây chuyển dạ và sinh non
  • Các hợp chất trong khổ qua như momordicin, cucurbitacin làm kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt, gây chảy máu, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai

Chính vì vậy, chị em đang mang bầu có thể ăn khổ qua nhưng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt nên hạn chế ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai.

Bà bầu ăn khổ qua nên lưu ý điều gì?

Dù có những tác dụng phụ nhưng khổ qua vẫn là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Để đảm bảo an toàn mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bà bầu cần chú ý:

  • Không ăn một lượng lớn khổ qua trong ngày, chỉ nên dùng tối đa 2-3 lần/tuần
  • Chỉ nên sử dụng khổ qua đã nấu chín
  • Nên chế biến đơn giản để giữ lại được các thành phần dinh dưỡng

Xem thêm

Bầu ăn hàu được không? Và những lưu ý đặc biệt mẹ bầu cần biết

Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

Món ăn từ khổ qua có lợi cho bà bầu

Với một số lưu ý khi chế biến trên, bà bầu có thể thử một số món ăn ngon, bổ dưỡng, chế biến từ khổ qua như:

  • Khổ qua xào thịt bò: Nếu không có thịt bò có thể thay thế bằng thịt heo hoặc trứng. Ngoài khổ qua, thịt bò cũng cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu.
  • Canh khổ qua nấu tôm: Vị ngọt thanh của món ăn giúp mẹ bầu giải nhiệt, ngon miệng hơn
  • Khổ qua nhồi đậu có vị thanh đạm, nhiều dinh dưỡng. Ngoài đậu hũ, mẹ bầu có thể thêm cà rốt, miến, nấm mèo,… vào phần nhân nhồi để kích thích vị giác. 
  • Canh khổ qua nhồi thịt: Hương thơm nhẹ đặc trưng và phần nước lèo trong xanh giúp món canh này thêm phần hấp dẫn. Khi nấu canh khổ qua nhồi thịt, mẹ bầu cần lưu ý nên dùng muôi để khuấy thay vì dùng đũa để khổ qua giảm vị đắng. 
  • Nước ép khổ qua: Dù khá đắng và hơi khó uống nhưng với những bà bầu thích hương vị này thì đây lại là một loại nước ép bổ dưỡng không thể bỏ lỡ.
Món ăn từ khổ qua có lợi cho bà bầu

Món ăn từ khổ qua có lợi cho bà bầu

Mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng có thể cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi lựa chọn chế độ ăn của mình. 

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp chị em có thể trả lời cho câu hỏi bầu ăn khổ qua được không. Mọi thắc mắc về vấn đề chăm sóc sức khoẻ của bản thân và gia đình, vui lòng liên hệ 1900 3366 để được hỗ trợ giải đáp từ chuyên gia MEDIPLUS. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    2.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    705

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    283

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám