Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

Cập nhật 16/09/2024

1.2K

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn luôn là vấn để được rất nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề có bầu ăn lá é được không? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây của tổ hợp y tế MEDIPLUS

1. Lá é là gì? Tác dụng của lá é với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu bầu ăn lá é được không, bạn đọc cùng xem qua công dụng của loại cây này trước nhé. Cây é, thuộc họ hoa môi và chi húng quế, là một loại cây nhỏ với tên gọi khác như húng trắng, húng quế lông, é trắng hay húng lông. 

Lá é là một phần của cây é, có hình trái xoan với đầu nhọn, mép lá răng cưa và hai mặt lá có lông. Lá mọc đối chéo nhau và thường dùng làm gia vị trong các món ăn Việt Nam như muối lá é chấm cơm và gà, lẩu gà lá é hoặc các món nướng.

Lá é thường được sử dụng để làm gia vị cho một số món ăn 

Lá é thường được sử dụng để làm gia vị cho một số món ăn

Lá é không chỉ là một gia vị độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của lá é:

  • Cải thiện sức khỏe răng miệng và giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ các đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn.
  • Chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị viêm khớp.
  • Hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn.
  • Tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng, lo âu.
  • Giảm triệu chứng cảm lạnh và làm dịu họng khi bị ho.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giúp hạ huyết áp.
  • Điều chỉnh nồng độ glucose trong máu, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Trước khi sử dụng lá é, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu sức khỏe cá nhân.

Đón đọc: Mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai có nguy hiểm không

2. Bà bầu ăn lá é được không?

Theo Đông y, lá é có tính nóng và vị cay, giúp hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi tiêu thụ lá é. Ăn quá nhiều lá é trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai do tính nóng của nó.

Có bầu ăn lá é được không?

Có bầu ăn lá é được không?

Các chuyên gia khuyên rằng bà bầu nên hạn chế tiêu thụ lá é, chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tạo hương vị cho món ăn và không nên ăn thường xuyên. Nếu trong quá trình sử dụng lá é, cơ thể mẹ bầu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên ngừng ăn ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Tìm hiểu: Bầu ăn nấm được không

3. Gợi ý 5 loại rau mà bà bầu nên hạn chế ăn

Ngoài việc hạn chế săn lá é khi mang thai, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn một số thực phẩm sau đây để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. 

Rau húng lủi

Rau húng lủi có tính hàn nên mẹ bầu cần hạn chế sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kì. Trong giai đoạn này, cơ thể rất nhạy cảm và chưa ổn định, nên ăn quá nhiều rau húng lủi có thể tăng nguy cơ sảy thai và xuất huyết.

Bà bầu không nên ăn rau húng lủi

Bà bầu không nên ăn rau húng lủi

Rau húng quế

Rau húng quế, cùng họ với lá é, có tính nóng và tác dụng hoạt huyết. Điều này có thể kích thích chảy máu và gây đau bụng dưới. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều rau húng quế để tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị mà mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ. Tương tự như những loại rau gia vị khác, tỏi có thể kích thích và gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai và các vấn đề thai kỳ.

Tỏi chứa allicin, một hợp chất kháng vi khuẩn mạnh, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chướng bụng và trào ngược dạ dày. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng tỏi để tránh các vấn đề sức khỏe.

Ngải cứu

Ngải cứu chứa tinh dầu có tính kích thích và gây hưng phấn, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn ngải cứu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Hạn chế dùng ngải cứu khi mang thai

Hạn chế dùng ngải cứu khi mang thai

Rau ngót

Rau ngót tươi chứa hàm lượng papaverin cao (theo wiki), có thể gây co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, ăn nhiều rau ngót còn có thể gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu.

Rau răm

Rau răm là một loại gia vị phổ biến với hương vị thơm ngon, nhưng bà bầu nên hạn chế ăn rau răm trong thai kỳ. Nguyên nhân là rau răm có thể kích thích tử cung, gây co thắt tử cung và tăng nguy cơ sảy thai.

Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì

4. 4 Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn lá é

Có bầu ăn lá é được không? Mẹ bầu có thể ăn lá é nhưng cần dùng với hàm lượng vừa đủ. Đặc biệt là cần lưu ý khi sử dụng lá é như sau: 

Nguyên liệu an toàn

Mẹ bầu nên chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu không chắc chắn về nguồn gốc của thịt, cá, rau củ, mẹ bầu nên hạn chế ăn hoặc thay thế bằng các loại khác. Cũng cần lưu ý không tiêu thụ hải sản sống trong lẩu như cá, tôm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Nên chọn lá é có nguồn gốc an toàn để sử dụng

Nên chọn lá é có nguồn gốc an toàn để sử dụng

Nước dùng thanh đạm

Khi ăn lẩu lá é, mẹ bầu nên chọn nước dùng thanh đạm, không quá mặn hoặc cay để tránh nóng trong người, ợ chua và buồn nôn. Đồng thời, hạn chế sử dụng gia vị như ớt, tiêu, tỏi, và sa tế để giảm nguy cơ tác dụng phụ có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ăn nhiều rau và thịt phải được nhúng chín

Lẩu lá é cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng từ rau, vì vậy mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau trong lẩu để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn các loại thịt đã được nhúng chín hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.

Không nên ăn quá nhanh và quá no

Khi ăn lẩu lá é, mẹ bầu nên ăn từ từ và không ăn quá no để tránh tình trạng tiêu hóa kém, buồn nôn và đau bụng. Nên ăn no khoảng 80% và tránh nằm ngay sau khi ăn. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

5. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu ăn lá é

Dưới đây là một số thắc mắc khi mẹ bầu ăn lá é. 

Bà bầu ăn lá é trắng được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá é trắng, nhưng cần lưu ý ăn với 1 lượng vừa đủ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế bị động thai. 

Bầu 3 tháng đầu ăn lá é được không?

Được. Nhưng chỉ nên ăn ít vì lá é có tính nóng, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe khi mẹ bầu ăn quá nhiều. 

Bầu 3 tháng cuối ăn lá é được không?

Được. Nhưng ăn với lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Bầu 3 tháng đầu ăn lẩu gà lá é được không?

Lá é có công dụng tốt cho sức khỏe nhờ tính ấm nóng, giúp điều hòa khí huyết. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều lá é vì có thể gây động thai. Các nguyên liệu trong nồi lẩu như măng, sả, ớt cũng không tốt cho thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên dùng lá é và các gia vị khác một cách tiết chế và không thường xuyên. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?

Mặc dù lá é có thể tăng hương vị món ăn, bà bầu nên cẩn trọng khi sử dụng nhiều vì tính nóng của lá é có thể gây động thai. Nếu cần, chỉ nên dùng một lượng nhỏ để gia tăng hương vị và không ăn thường xuyên. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường khi ăn lá é, nên ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ. Các món ăn có thể kết hợp với lá é bao gồm lẩu gà lá é hoặc muối lá é dùng để chấm hải sản, thịt nướng.

Hy vọng với các thông tin mà MEDIPLUS biên tập, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc có bầu ăn lá é được không? Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nên cần thận trọng trong ăn uống. Đặc biệt là nếu cần dùng thực phẩm gì, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn. 

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    296

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    493

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    819

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    714

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám