Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

Cập nhật 22/08/2023

5.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ bầu ăn mắm tôm được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Với nhiều tranh cãi xung quanh món mắm tôm như không tốt cho thai nhi, dễ gây tiêu chảy cho mẹ bầu, MEDIPLUS sẽ giải đáp để giúp các mẹ yên tâm hơn.

Mẹ bầu ăn mắm tôm được không?

Với câu hỏi bầu ăn mắm tôm được không?  Những lợi ích và thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho thai nhi đã nêu ở bên trên, mẹ bầu hoàn toàn CÓ THỂ yên tâm thưởng thức mắm tôm trong quá trình mang thai em bé. 

Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý KHÔNG NÊN ăn mắm tôm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vì khi đó thai nhi chưa ổn định, nên ăn những thực phẩm an toàn, lành tính hơn. Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy mắm tôm có hại cho bà bầu cũng như thai nhi, tuy nhiên trong vài tháng đầu thai kỳ, hệ tiêu hoá của mẹ đang rất nhạy cảm do phải làm quen với em bé và những thay đổi khác của cơ thể, nên sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy hơn bình thường.

Mẹ bầu ăn mắm tôm được không?

Mẹ bầu ăn mắm tôm được không?

Lợi ích và giá trị dinh dưỡng của món mắm tôm

Như hầu hết các loại thực phẩm, ẩm thực của Việt Nam, mắm tôm là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng và có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Mắm tôm có thành phần chính là các loại tôm nhỏ hoặc moi, các chuyên gia cho biết trong mắm tôm có các thành phần dinh dưỡng chính là: Protein, đạm, peptide, carbohydrate. Bên cạnh đó còn có các chất khoáng, các vitamin thuộc nhóm B1 có vai trò kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Lợi ích và giá trị dinh dưỡng của món mắm tôm

Lợi ích và giá trị dinh dưỡng của món mắm tôm

Cải thiện trí nhớ và thị giác

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Nemesio Montano và Tiến sĩ Victor Gavino ( thuộc khoa dinh dưỡng, Đại học Montreal Canada) cho thấy: Trong mắm tôm truyền thống của người Việt chứa một lượng DHA rất lớn, theo khoa học dinh dưỡng, DHA là một loại axit béo có vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển trí não và võng mạc, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và thai nhi.

Vì vậy khi các mẹ bầu ăn mắm tôm, cũng sẽ giúp cung cấp một lượng DHA nhất định cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển về trí não, kích thích trí thông minh và võng mạc ngay khi còn trong thai kỳ.

Phòng ngừa các bệnh về tim mạch và xương khớp

Mắm tôm có lượng Cholesterol rất thấp và có lượng Omega 3 khá cao, hỗ trợ tốt cho việc hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời hạn chế những nguy cơ về bệnh tim mạch và xương khớp.

Xem thêm:

Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

Giảm các nguy cơ dị tật ở thai nhi

Với lượng Vitamin B dồi dào trong mắm tôm, sẽ tham gia và hỗ trợ hình thành nên hệ thần kinh ở thai nhi, giúp đảm bảo chất lượng hệ thần kinh được tạo ra và giảm nguy cơ bị dị tật ở trẻ khi sinh ra.

Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu:

  • Giảm lượng đường trong máu giúp mẹ bầu tránh gặp phải vấn đề tiểu đường thai kỳ.
  • Giảm các nguy cơ bệnh đột quỵ.

Những lưu ý khi ăn mắm tôm cho mẹ bầu

Để có thể thoải mái thưởng thức mắm tôm trong thời gian mang thai và phòng tránh triệt để các nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé, MEDIPLUS khuyến cáo bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Sử dụng mắm tôm chín thay vì mắm tôm sống

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm rất được các mẹ bầu quan tâm để bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và con. Vì vậy đối với món mắm tôm, các mẹ nên chưng chín trước khi sử dụng để đảm bảo diệt sạch các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

Lượng mắm tôm mẹ bầu nên ăn

Mắm tôm có vị rất mặn và đậm nên hàm lượng muối trong món ăn này cũng khá cao. Mẹ bầu ăn nhiều sẽ có thể gây ra tác dụng phụ là một số triệu chứng như phù nề, tăng huyết áp, mất nước dẫn đến mệt mỏi, khó chịu trong người. Do đó, mẹ nên chú ý không ăn quá nhiều mắm tôm trong một lần và không nên ăn quá thường xuyên. 

Cách chọn mắm tôm an toàn cho mẹ bầu

Mắm tôm là một loại thực phẩm rất phổ biến ở khắp Việt Nam, vì vậy cũng có rất nhiều loại mắm tôm khác nhau đến từ những nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy mẹ cần tỉnh táo để lựa chọn những loại mắm tôm uy tín, chất lượng để yên tâm sử dụng mà không gây ảnh hưởng cho hai mẹ con.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mắm tôm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, cơ sở chế biến và đóng gói rất mất vệ sinh, không đảm bảo và đã được cảnh báo rất nhiều trên báo đài. Để tránh những loại mắm tôm nguy hại này, mẹ nên mua tại những siêu thị lớn có tên tuổi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trên bao bì.

Khi mua về sử dụng, mẹ nên chú ý màu sắc cũng như mùi của mắm tôm, bất kỳ bất thường nào như mùi lạ, tanh nồng hay có màu tím đỏ đậm, mẹ đều không nên sử dụng nữa.

Cách chọn mắm tôm an toàn cho mẹ bầu

Cách chọn mắm tôm an toàn cho mẹ bầu

Các món ăn từ mắm tôm mẹ bầu có thể ăn

Nếu mẹ thèm mắm tôm và chưa biết nên ăn với những món ăn nào để thay đổi khẩu vị, MEDIPLUS gợi ý cho mẹ các món ăn có thể ăn cùng mắm tôm sau đây

Bún đậu mắm tôm

Đây có thể nói là món ăn quốc dân rất được yêu thích của người dân Việt Nam, đồng thời cũng là món ăn “thách thức” hay được sử dụng để thử thách người nước ngoài. 

Với ưu điểm kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng như thịt luộc, đậu rán, bún tươi, nem rán, lòng lợn và các loại rau sống ăn kèm, đây là một món ăn rất phù hợp để mẹ có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc, đảm bảo no lâu cho cả mẹ và thai nhi. 

Bún thang

Nếu không thích mùi mắm tôm quá nồng, mẹ bầu có thể thử món bún thang, với nguyên liệu mắm tôm được hòa chung với nước dùng của bún. Mẹ vẫn có thể thoả cơn thèm với vị mắm tôm đặc trưng khi ăn nhưng sẽ không quá khó chịu vì mùi.

Bún thang

Bún thang

Mắm tôm chưng trứng

Món này dễ làm, dễ ăn và rất bổ dưỡng cho mẹ bầu. Mẹ có thể dùng trứng vịt thay cho trứng gà cũng sẽ rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Mắm tôm chưng trứng

Mắm tôm chưng trứng

Với những thông tin trên, MEDIPLUS đã giúp các mẹ bầu trả lời được câu hỏi bầu ăn mắm tôm được không? Chúc mẹ và em bé ăn ngon, khoẻ mạnh để mẹ tròn con vuông. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào còn chưa rõ về món thực phẩm này, mẹ hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được tư vấn và giải đáp miễn phí với chuyên gia.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    420

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    24

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám