Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?

Cập nhật 12/08/2023

8.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Pate là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, kể cả người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên có nhiều thông tin đa chiều về việc ăn pate ảnh hưởng đến sức khỏe, nên “Bầu 3 tháng đầu ăn pate được không có vấn đề gì cho thai nhi hay không là thắc mắc của nhiều mẹ đang trong thời gian thai kỳ. Cùng theo dõi bài viết được tham vấn y khoa bởi chuyên gia tại MEDIPLUS để biết thêm thông tin hữu ích nhé.

1. Bầu 3 tháng đầu có nên ăn pate không?

Dù là loại thực phẩm ngon, nhưng cũng có nhiều những ý kiến và thông tin xung quanh lợi ích và tác hại của việc ăn pate. Chuyên gia MEDIPLUS cho biết: Nguyên nhân các mẹ bầu không dám ăn pate là do các thành phần gây hại có trong pate, nên cần được lưu ý hơn khi dùng:

1.1 Mẹ bầu nên hạn chế ăn pate vì chứa hàm lượng natri cao

Pate có hương vị đậm đà là do được sử dụng hàm lượng muối, nước mắm và các gia vị có tính mặn cao, và natri chính là thành phần đóng vai trò lớn trong việc tạo ra vị mặn của Pate. Theo ước tính, cứ trong 100gr pate thì có gần 1gr natri  lượng này khá cao đối với cơ thể,  trong khi lượng khuyến nghị là 2g.

Bầu ăn pate nhiều sẽ làm việc tiêu thụ hàm lượng natri quá cao vào cơ thể và khiến chỉ số huyết áp tăng, nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, thận, đường tiết niệu và đột quỵ.

1.2 Không nên ăn pate trong thành phần có chất bảo quản nitrit và natri nitrat

Đây là 2 chất bảo quản thường được sử dụng trong các thực phẩm đóng hộp trong đó có pate nhằm giữ màu sắc và duy trì chất lượng cho sản phẩm. Tuy nhiên khi vào cơ thể các chất này sẽ cùng với dịch axit trong dạ dày tạo thành các chất làm mất khả năng vận chuyển oxy, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong.

Ngoài ra thành phần chất nitrit tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi thành nitrosamine một hợp chất gây bệnh ung thư. Điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo.

Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế hoặc ăn ít Pate tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế hoặc ăn ít Pate tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

2. Tại sao mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn Pate?

Pate là một loại thức ăn có nguồn gốc từ Pháp được làm từ hỗn hợp gan hoặc thịt của động vật, để tạo thêm hương vị cho đồ ăn bằng cách cho thêm các gia vị như muối, tiêu, đường… thậm chí là các nguyên liệu mỡ, rượu vang và một số loại rau khác.

Với hương vị đậm đà, chuẩn bị nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, nên không chỉ mẹ bầu mà còn cả người cao tuổi, trẻ em cũng đều rất thích ăn.

Cũng như các loại thực phẩm được làm từ thịt của động vật. Pate cũng có hàm lượng thành phần các chất dinh dưỡng, việc mẹ bầu ăn pate đúng và đủ lượng cũng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể, trong 30g pate hàm lượng và lợi ích của các chất tương ứng như sau:

Dinh dưỡng Định lượng trong 30g Lợi ích với mẹ bầu
Sắt 1,5 mg Vận chuyển và lưu trữ oxy cho cơ thể, giúp giảm tình trạng thiếu máu gây chóng mặt, xanh xao, mệt mỏi
Vitamin B2 0,17mg Giảm thiểu tình trạng ốm nghén ở mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt về chiều cao, xương, thị giác và hệ thần kinh
Đồng 113 mcg Giúp kích hoạt enzyme giúp tế bào não hoạt động hiệu quả, giảm một số bệnh về hệ thần kinh
Selen 11,8mcg Selen hỗ trợ sự phát triển toàn diện về não bộ của thai nhi, trung hòa, bảo vệ mẹ khỏi tổn thương của gốc tự do và nhiễm trùng
Vitamin A Cung cấp khoảng 40% RDI cho phụ nữ Hỗ trợ hoàn thiện các cơ quan của thai nhi: tim, phổi, gan, thận, mắt…
Vitamin B12 Chịu trách nhiệm hỗ trợ chuyển hóa chất béo và carbo thành năng lượng nuôi cơ thể mẹ.

Ngoài ra trong 100g pate còn chứa rất nhiều các thành phần khác như calo, protein, canxi, photpho, chất béo.

Các chuyên gia cũng đưa ra thêm một lý do khác để các mẹ cân nhắc kỹ khi ăn pate đúng đủ và an toàn. Pate thuộc dạng thực phẩm đóng hộp, nên ngoài tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, thì pate cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cả của mẹ và thai nhi.

2.1 Bầu ăn pate có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Theo thông tin ghi nhận, thì trong các thực phẩm đóng hộp hàm lượng vi khuẩn Listeria sẽ nhiều hơn các loại thực phẩm, đồ ăn khác. Ngoài ra theo thông tin của Bộ Y tế, thực phẩm đóng hộp cũng dễ nhiễm độc tố Clostridium botulinum, một loại độc tố nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu trong thời gian mang thai, bầu ăn pate sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị ngộ độc thực phẩm do 2 loại vi khuẩn này gây ra.

2.2 Nhiễm độc nếu ăn quá nhiều pate

Khi mẹ bầu nhiễm phải độc tố Clostridium botulinum sẽ gây ra các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu. Với listeria thì khả năng nhiễm của mẹ bầu sẽ cao hơn so với  người không mang thai,có đến 88% trường hợp thai phụ nhập viện do nhiễm listeria, trong đó tần soát tử vong và 33%. Ngoài ra khi vi khuẩn độc này xuyên qua nhau thai sẽ xâm nhập và khiến bào thai bị đe dọa và gây nên tình trạng ngộ độc máu.

Bầu ăn pate quá nhiều hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Bầu ăn pate quá nhiều hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

2.3 Bầu ăn pate nguy cơ bị dị tật thai nhi

Pate được làm từ một lượng lớn gan động vật, trong đó hàm lượng vitamin A rất cao và tồn tại ở dạng Retinol. Tiếp nạp quá nhiều pate và hàm lượng vitamin A dạng Retinol sẽ gây nên tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi, và từ những đột biến này cũng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu cũng đang quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?

3. Hướng dẫn mẹ bầu ăn pate đúng cách an toàn

Là loại thực phẩm có cả lợi và hại, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên có thể ăn nhưng cần ăn đúng liều lượng, sản phẩm rõ nguồn gốc. Mẹ bầu nên tham khảo các lưu ý ăn pate dưới đây:

  • Chỉ nên ăn mỗi tháng 1 lần và kiêng tuyệt đối vào các thời điểm dễ ảnh hưởng đến thai nhi như 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Mẹ bầu có thể ăn pate tự làm tại nhà, hạn chế ăn các loại pate đóng hộp mua ở siêu thị, sắp hết hạn sử dụng. Không ăn các loại pate không rõ nguồn gốc, không có nhãn hiệu rõ ràng.
  • Trường hợp mẹ bầu sử dụng pate đóng hộp thì cần chế biến kỹ để loại bớt vi khuẩn độc hại trong pate. Một số món ăn mẹ bầu có thể chế biến từ pate như Cơm rang pate, bò nấu pate tiêu xanh,…
  • Không nên ăn pate cùng với các loại trái cây chua, có nhiều axit vì sẽ gây ra phản ứng với chất béo trong pate và không tốt cho sức khỏe.

Việc ăn uống luôn là vấn đề quan trọng và được các mẹ bầu quan tâm. Hy vọng với bài viết này, thắc mắc bầu ăn pate được không đã có câu trả lời. Nhưng tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu sẽ có những tư vấn về chế độ ăn uống khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, các mẹ nên chủ động trong chăm sóc, chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày cũng như thăm khám định kỳ.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    244

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    475

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    709

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám