Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

Cập nhật 16/09/2024

3.6K

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu ăn sắn dây được không? Bà bầu ăn sắn dây có tốt không? Câu trả lời chi tiết sẽ được Tổ hợp y tế Mediplus giải đáp cụ thể trong nội dung sau đây. 

1. Thành phần dinh dưỡng bột sắn dây

Sắn dây, còn gọi là bạch cán, khau cát, hay cát căn, là cây dây leo lâu năm. Thân cây dạng dây leo dài, với củ phát triển lớn, đường kính khoảng 6 – 8cm và dài khoảng 15cm. Củ sắn dây có chứa nhiều tinh bột, khá nặng khi cầm, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và tính mát. Sắn dây là thực vật thân leo có củ, thường được sử dụng dưới dạng bột pha uống. Mỗi 100g bột sắn dây cung cấp:

  • Protein: 0.7g
  • Chất xơ: 0.8g
  • Carbs: 84.3g
  • Canxi: 18mg
  • Sắt: 1.5mg
  • Phospho: 20mg. 
Bột sắn dây rất tốt cho mẹ bầu

Bột sắn dây rất tốt cho mẹ bầu

Đón đọc: Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới có đáng lo không

2. Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

Bà bầu ăn sắn dây được không? Bột sắn dây là một sản phẩm tinh bột được chế biến từ củ sắn, qua quy trình mài nhuyễn và lắng đọng. Đây là loại thực phẩm được ưa chuộng và có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những điểm nổi bật về bột sắn dây:

  • Bột sắn dây giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt hữu ích trong mùa hè hoặc khi cảm thấy nóng bức.
  • Bột sắn dây không chứa chất béo và cholesterol, làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho những người đang theo dõi chế độ ăn uống hoặc muốn duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Bột sắn dây có tác dụng điều hòa nhu động đường ruột, giúp phòng ngừa tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa, nhờ vào hàm lượng chất xơ và tinh bột dễ tiêu hóa.

Bà bầu có thể uống bột sắn dây, nhưng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và cách chế biến. Bột sắn dây có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt và cung cấp năng lượng nhẹ nhàng, đồng thời giúp làm mát cơ thể.

Bà bầu nên pha bột sắn dây để uống sẽ rất tốt cho mẹ và bé

Bà bầu nên pha bột sắn dây để uống sẽ rất tốt cho mẹ và bé

Để bột sắn dây phát huy hiệu quả, cần chế biến đúng cách. Thông thường, bột sắn dây được pha với nước nóng để tạo thành một loại đồ uống hoặc có thể được sử dụng trong các món ăn khác.

Tìm hiểu: Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì

3. 4 Lợi ích khi bà bầu ăn bột sắn dây

Mẹ bầu ăn sắn dây được không? Câu trả lời là có. Đặc biệt loại bột này còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu, cụ thể: 

Sắn dây cung cấp hàm lượng folate lớn cho mẹ bầu

Trong quá trình phát triển, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ vitamin, đặc biệt là folate (vitamin B9 – theo wiki). Thiếu folate có thể gây ra dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bột sắn dây, cùng với ngũ cốc và hoa quả, là nguồn cung cấp folate tự nhiên quan trọng. Theo nghiên cứu, mỗi 100g bột sắn dây cung cấp khoảng 84% nhu cầu folate hàng ngày cho cả bà bầu và thai nhi.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn

Mẹ bầu ăn sắn dây được không? Bột sắn dây hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu nhờ tính chất thanh mát và chứa nhiều chất xơ. Trong thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone làm giãn cơ, bao gồm cả cơ ở hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón và khó tiêu. Bột sắn dây có tính hàn giúp giảm táo bón, trong khi hàm lượng tinh bột cao làm dịu các triệu chứng của hội chứng kích thích ruột.

Uống bột sắn dây trong thai kỳ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Uống bột sắn dây trong thai kỳ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Sắn dây giúp trung hòa axit và kiềm

Bà bầu ăn sắn dây có tốt không? Bột sắn dây giúp cung cấp Canxi Clorua, hỗ trợ cân bằng axit và kiềm trong cơ thể mẹ bầu. Điều này giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng cân nhanh, lão hóa sớm, dị ứng, ung thư và bệnh lý thần kinh.

Tốt cho hệ tim mạch

Bột sắn dây rất giàu kali, giúp cân bằng lượng nước, điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Điều này giúp bà bầu ngăn ngừa huyết áp cao, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và thiếu oxy lên não. Bột sắn dây cũng hỗ trợ giảm nôn mửa và bù đắp chất dinh dưỡng bị mất sau tiêu chảy hoặc nôn mửa. Một số nghiên cứu còn cho thấy nó có tác dụng giảm cholesterol trong động mạch chủ.

Tham khảo: Bầu ăn lá é được không

4. Lưu ý khi bà bầu ăn bột sắn dây

Khi bà bầu sử dụng bột sắn dây, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Tránh sử dụng bột sắn dây khi cơ thể mệt mỏi, lạnh tay chân, hoặc khi đói.
  • Hạn chế sử dụng nếu có tình trạng động thai, do bột sắn dây có tính hàn.
  • Sử dụng vừa phải lượng đường để tránh tiểu đường thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Không pha với mật ong để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
  • Kiểm tra chất lượng bột sắn dây để tránh sản phẩm kém chất lượng hoặc có biến đổi về màu sắc, mùi vị.
  • Không dùng chung với thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng, hoặc trong thời gian sử dụng 2 loại thuốc này.
  • Tránh sử dụng nếu có cơ địa nhạy cảm, lạnh tay, lạnh chân, hoặc thường xuyên mệt mỏi.
  • Hạn chế lượng sử dụng mỗi ngày và chỉ dùng bột đã nấu chín để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và thai nhi.
  • Nên chế biến thật kỹ bột sắn dây trước khi sử dụng.
Lưu ý cần biết ăn bột sắn dây vào thời kỳ mang thai

Lưu ý cần biết ăn bột sắn dây vào thời kỳ mang thai

5. Cách pha bột sắn dây ngon

Có bầu ăn sắn dây được không? Khi có bầu, bạn nên ăn sắn dây ở dạng bột thì sẽ tốt cho cơ thể. Bột sắn dây thường được dùng theo các cách như sau: 

Cách pha bột dạng sệt

Để pha bột sắn dây thơm ngon và thanh mát, mẹ bầu có thể làm theo các bước sau:

  • Trộn đều 2 thìa bột sắn dây với 2 thìa đường (đường cát hoặc đường hoa mai).
  • Hòa tan hỗn hợp với 3 thìa nước lạnh đến khi có dung dịch trắng đục, không vón cục.
  • Thêm từ từ nước sôi cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu trong suốt và chín bột.

Bạn có thể thưởng thức món bột sắn dây này thanh mát và kết hợp với các loại hạt dinh dưỡng như hạt hạnh nhân, óc chó, macca hoặc trái cây sấy để tăng hương vị và bổ sung thêm dưỡng chất.

Cách pha bột dạng sữa

Để chuẩn bị món bột sắn dây với sữa đặc, thực hiện theo các bước sau:

  • Pha 2 thìa nước ấm và 2 muỗng sữa đặc vào với nhau.
  • Thêm từ từ 1 thìa bột sắn dây vào và khuấy đều để tránh vón cục.
  • Đun sôi hỗn hợp cho đến khi bột sánh lại.
  • Thưởng thức nóng hoặc thêm đá tùy theo khẩu vị.

Cách pha sắn dây với chanh

Để pha bột sắn dây kết hợp với nước chanh, thực hiện như sau:

  • Pha bột sắn dây với nước lọc đã đun sôi và để nguội, cùng với đường. Khuấy tan đường.
  • Thêm một chút nước cốt chanh vào hỗn hợp bột sắn dây đã pha. 
  • Thưởng thức với vài viên đá lạnh để nước thêm ngon và giải nhiệt.
Pha bột sắn dây với chanh

Pha bột sắn dây với chanh

6. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu ăn sắn dây

Ngoài thắc mắc bà bầu ăn sắn dây được không thì dưới đây cũng là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Bầu 3 tháng đầu có ăn được sắn dây không?

ĐƯỢC. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng sắn dây (dạng bột) để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. 

Bà bầu ăn sắn dây luộc có được không?

KHÔNG. Mẹ bầu không nên ăn củ sắn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Sắn chứa hoạt chất cyanhydric, chủ yếu ở hai đầu và vỏ củ, có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm.

Bà bầu nên uống bột sắn dây vào lúc nào sẽ tốt nhất? 

Mẹ bầu nên uống bột sắn dây sau khi ăn trưa hoặc ăn tối khoảng 1 tiếng, lúc này bột sẽ phát huy được hết tác dụng. 

Bầu máy tháng được uống bột sắn dây? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bột sắn dây an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên có thể dùng được ở mọi giai đoạn mang thai. 

Bà bầu có uống được bột sắn dây sống không?

Bà bầu không nên uống bột sắn dây sống. Bột sắn dây cần được nấu chín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Uống bột sắn dây sống có thể gây nguy cơ ngộ độc do sự hiện diện của chất cyanhydric. Để đảm bảo sức khỏe, bột sắn dây nên được chế biến kỹ càng trước khi sử dụng.

Tiểu đường thai kỳ có ăn bột sắn dây được không?

ĐƯỢC nhưng cần hạn chế. 

Nên uống bột sắn dây khi nào?

Nên uống trước bữa ăn sáng 20 phút để tăng hiệu quả khi sử dụng. 

Như vậy là MEDIPLUS cũng đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn như thế nào để tốt cho cơ thể? Rất hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp mẹ bầu sử dụng sắn dây đúng cách. 

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    354

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    1.4K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    3.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám