Bầu bị chảy máu mũi có sao không có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cập nhật 08/08/2023

1.2K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu bị chảy máu mũi thường do các nguyên nhân như cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang,… Mang thai là giai đoạn sức đề kháng của phụ nữ yếu hơn. Việc xuất hiện các bất thường về sức khỏe là điều cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt là ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ.

Mẹ bầu bị chảy máu mũi có sao không?

Mẹ bầu bị chảy máu cam không phải là hiện tượng hiếm gặp. Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, ảnh hưởng từ thay đổi thời tiết, môi trường sống,… là nguyên nhân chính khiến tình trạng này xuất hiện. Cụ thể:

  • Giai đoạn mang thai là lúc các hormone estrogen và progesterone tăng lên nhanh chóng. Lượng máu cần di chuyển qua mạch máu tăng lên, gây áp lực lên thành mạch máu khiến chúng trở nên dễ vỡ.
  • Thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh hoặc sinh hoạt trong không gian có độ ẩm thấp khiến mẹ bầu dễ bị viêm xoang, cảm cúm, mũi bị khô,… cũng là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ chảy máu cam trong thai kỳ.
  • Một số nguyên nhân khác mẹ bầu có thể gặp phải như chấn thương, bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn đông máu… cũng có thể khiến mẹ bầu bị chảy máu cam.
  • Mẹ bầu sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, aspirin, warfarin… hoặc các loại thuốc xông mũi, xịt mũi cũng cần lưu ý.

Với các nguyên nhân này thì có thể thể thấy tình trạng mẹ bầu chảy máu mũi xuất hiện vài lần trong thời gian mang thai không phải là hiếm gặp và thường là vô hại với mẹ bầu.

Mẹ bầu bị chảy máu cam do thay đổi nội tiết gây áp lực lên thành mạch máu

Mẹ bầu bị chảy máu cam do thay đổi nội tiết gây áp lực lên thành mạch máu

Theo nhiều kết quả thăm khám cũng như kiểm tra, các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết các triệu chứng trên không nguy hiểm đối với thai nhi và cả mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu bị chảy máu cam là dấu hiệu tăng nguy cơ băng huyết sau sinh nên cũng cần được lưu ý.

Các chuyên gia khuyến cáo nên sinh mổ trong trường hợp bị chảy máu cam trong vòng 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và em bé.

>>> Mẹ bầu cũng đang quan tâm:

Xử lý thế nào khi mẹ bầu bị chảy máu mũi?

Bà bầu chảy máu mũi hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà với các trường hợp nhẹ, ngừng chảy máu sau 15 – 20 phút và không xuất hiện thường xuyên. Đối với trường hợp này, mẹ có thể thực hiện một số cách:

  • Ngồi xuống, bịt mũi và thở bằng miệng trong 10 – 15 phút. Hạn chế kiểm tra tình trạng chảy máu khiến quá trình đông máu bị kéo dài thêm.
  • Nghiêng người về trước cho máu chảy về phía mũi và miệng, tránh để máu chảy xuống cổ họng và dạ dày, giúp hạn chế tình trạng buồn nôn. Nếu cảm thấy chóng mặt, mẹ hãy nằm nghiêng sang một bên.
  • Dùng đá lạnh chườm lên phần sống mũi giúp co hẹp mạch máu, làm chậm quá trình chảy máu.

Tuy nhiên, có một số trường hợp chảy máu cam khi mang thai cần chú ý và nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi sớm nhất có thể:

  • Tình trạng chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút và không có dấu hiệu cầm.
  • Mệt mỏi, choáng váng, mất phương hướng xay xẩm mặt mày sau khi chảy máu cam.
  • Máu cam chảy nhiều, trào ngược ra đường miệng.
  • Khó thở, tức ngực khi chảy máu cam.
  • Da xanh xao, tái nhợt vì mất máu nhiều.
  • Chảy máu cam sau khi gặp chấn thương vùng đầu.

Tuỳ thuộc vào tình trạng và diễn biến khi chảy máu cam, mẹ bầu có thể tự xử lý tại nhà hoặc chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp và an toàn.

Làm gì để hạn chế bị chảy máu mũi khi mang thai?

Hiện tượng chảy máu mũi ở mẹ bầu không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và bất tiện trong quá trình sinh hoạt, mẹ có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Tránh các hoạt động mạnh như tập thể dục, vui đùa quá sức.
  • Hạn chế việc dùng tay, các vật nhọn ngoáy mũi, dụi mũi, tác động mạnh lên thành mũi.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ nóng dễ làm giãn mạch máu trong mũi, tăng nguy cơ chảy máu cam.
  • Sinh hoạt, làm việc ở nơi đủ ẩm, thoáng mát, hạn chế tình trạng khô rát ở mũi. Có thể sử dụng thêm máy phun sương giúp tạo độ ẩm, làm không khí trong phòng dễ chịu hơn, giảm tình trạng khô mũi.
Thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thai kỳ để hạn chế tình trạng chảy máu cam

Thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thai kỳ để hạn chế tình trạng chảy máu cam

Bên cạnh việc phòng tránh các tác nhân bên ngoài, việc lựa chọn thực phẩm cũng là yếu tố tác động lớn đến nguy cơ bị chảy máu cam trong thai kỳ của mẹ bầu. Theo nhiều chuyên gia y tế, mẹ bầu nên lựa chọn sử dụng những loại thực phẩm bổ sung 4 loại vitamin thiết yếu:

  • Vitamin K: thường có trong các loại rau màu xanh đậm, tỏi, dưa leo, bắp cải,…
  • Vitamin C: có nhiều trong ổi, cam, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Sắt: hàm lượng cao trong thịt, cá, ngũ cốc, hải sản,…
  • Kali: xuất hiện nhiều trong chuối, cà chua, bơ,…

Ngoài ra, để hạn chế việc mẹ bầu chảy máu mũi, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần tránh:

  • Đồ ăn cay nóng
  • Thực phẩm được chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích.

Thông thường, mẹ bầu bị chảy máu cam không đáng lo ngại lắm. Tình trạng này tuy phiền phức, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và gây ra lo lắng cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ nhưng đây chỉ là biểu hiện nhất thời và sẽ khỏi sau khi em bé chào đời. Chính vì vậy, nếu biểu hiện không nghiêm trọng, cha mẹ có thể yên tâm tự xử lý tại nhà.

Trường hợp bị chảy máu cam trong thai kỳ thường xuyên, liên tục, mẹ hãy đến bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời, tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến tình trạng mẹ bầu bị chảy máu mũi, các vấn đề về thai kỳ, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 3366 để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    24 Th12, 2024
    553

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    287

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    466

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám