Hướng dẫn cách tính tuổi thai IVF đúng chuẩn nhất

Cập nhật 10/12/2024

43.9K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Sau khi quá trình chuyển phôi diễn ra thành công, mẹ sẽ chính thức bắt đầu bước vào thai kỳ và chờ đón con yêu chào đời. Để chủ động hơn trong việc theo dõi quá trình phát triển của thai cũng như chăm sóc thai được tốt hơn, mẹ cần nắm rõ cách tính tuổi thai IVF. Hãy theo dõi hướng dẫn của chuyên gia sản phụ khoa MEDIPLUS trong bài viết dưới đây!

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản rất phổ biến cho các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn. Đây là kỹ thuật kết hợp trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm thay vì bên trong tử cung của cơ thể nữ giới như quá trình thụ tinh tự nhiên.

Tại môi trường phòng thí nghiệm, trứng và tinh trùng sẽ kết hợp với nhau tạo thành phôi. Phôi thai sau đó sẽ được chuyển trở lại vào trong tử cung của phụ nữ, còn được gọi là quá trình chuyển phôi. Sau khi ổn định trong tử cung, phôi sẽ bắt đầu làm tổ và phát triển bình thường như các trường hợp thụ thai tự nhiên khác.

>>> Xem chi tiết: Thụ tinh trong ống nghiệm những điều cần biết khi thực hiện

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn

Tính tuổi thai IVF có ý nghĩa gì?

Tuổi thai là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ thời gian mang thai của thai phụ, cũng như là thước đo cho sự phát triển của thai nhi. Tuổi thai thường được tính theo đơn vị tuần và sử dụng trong suốt thai kỳ của người mẹ.

Tương tự như khi tính tuổi thai tự nhiên, nắm rõ cách tính tuổi thai IVF sẽ giúp người mẹ chủ động hơn trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, tình trạng sức khỏe của bé qua từng giai đoạn cũng như xây dựng cho mình chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài ra, tính toán tuổi thai giúp mẹ bầu xác định được các cột mốc khám thai quan trọng. Từ đó dự kiến ngày sinh chính xác để có kế hoạch sinh nở và chuẩn bị tâm lý tốt, giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi hơn.

Biết cách tính tuổi thai IVF giúp mẹ bầu chủ động hơn trong thai kỳ

Biết cách tính tuổi thai IVF giúp mẹ bầu chủ động hơn trong thai kỳ

Cách tính tuổi thai IVF để xác định ngày dự sinh

Sau khi kết thúc quá trình chuyển phôi thành công và bắt đầu thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu đã háo hức đếm ngày chào đón con yêu ra đời. Để chuẩn bị cho quá trình chào đời của con được chu đáo và tươm tất, mẹ cần phải nắm rõ cách tính tuổi thai IVF. Do đặc thù của phương pháp, cách tính này sẽ có nhiều khác biệt so với cách tính tuổi thai thông thường.

Theo các chuyên gia, cách tính tuổi thai IVF sẽ căn cứ vào ngày chuyển phôi, tức ngày đưa phôi thai vào tử cung của người mẹ. Thông thường, quá trình nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm sẽ diễn ra khoảng 3-5 ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phôi ngày thứ 5 cho số lượng phôi bào nhiều hơn và tỷ lệ sống sót cao hơn.

Đối với trường hợp chuyển phôi ngày 3, mẹ cần cộng thêm khoảng thời gian phôi ở trong tử cung 2 tuần 3 ngày (17 ngày) theo công thức sau:

Tuổi thai (tuần tuổi) = (Ngày hiện tại – Ngày chuyển phôi + 17 ngày) / 7

Ngày dự sinh = Ngày chuyển phôi + 266 (38 tuần) – 3 ngày

Tương tự trường hợp trên, mẹ bầu chuyển phôi ngày 5 cần cộng thêm thời gian phôi trong tử cung là 2 tuần 5 ngày (19 ngày) theo công thức sau:

Tuổi thai (tuần tuổi) = (Ngày hiện tại – Ngày chuyển phôi + 19 ngày) / 7

Ngày dự sinh = Ngày chuyển phôi + 266 (38 tuần) – 5 ngày

So với thai thụ tinh tự nhiên, cách tính tuổi thai IVF cho kết quả chính xác hơn vì bác sĩ biết rõ thời gian noãn được thụ tinh và thời điểm chuyển phôi cụ thể. Đối với phương pháp IVF, bác sĩ có thể thu được một hoặc nhiều phôi cùng một lúc. Phôi có thể được chuyển lại vào tử cung của phụ nữ, gọi là chuyển phôi tươi, hoặc trữ lạnh (phôi trữ) để phục vụ cho những lần chuyển phôi sau này.

Cách tính tuổi thai IVF căn cứ vào ngày chuyển phôi

Cách tính tuổi thai IVF căn cứ vào ngày chuyển phôi

Nhìn chung, dù là phôi ở giai đoạn nào thì khi chuyển vào tử cung của người mẹ cũng đều có thể tính tuổi theo công thức chung như sau:

Tuổi thai (tính theo tuần) = [ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + tuổi thai lúc chuyển phôi] / 7

Trong đó, tuổi thai lúc chuyển phôi là tuổi phôi cộng thêm 14 ngày – chênh lệch giữa tuổi phôi và tuổi của thai nhi. Do đó, nếu chuyển phôi 3 ngày thì “tuổi thai lúc chuyển phôi” là 17 ngày, chuyển phôi 5 ngày thì “tuổi thai lúc chuyển phôi” là 19 ngày. Thương số của phép toán trên sẽ cho biết số tuần thai, số dư chính là số ngày của thai còn lẻ.

Ví dụ, thời điểm tính từ ngày chuyển phôi đến hiện tại đã được 10 ngày, chuyển phôi ngày 5 thì “tuổi thai lúc chuyển phôi” là 19 ngày. Vậy tuổi thai tính theo tuần sẽ là (10 + 19) / 7 = 4 dư 1. Kết quả này cho thấy thai đã được 4 tuần 1 ngày.

Ngoài cách tính tuổi thai IVF theo công thức trên, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số ứng dụng tính ngày dự sinh IVF như Flo.health hoặc Theivfjourney.com. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tính toán ngày dự sinh một cách chính xác, cũng như trao đổi những thông tin cần thiết giúp chuẩn bị cho mình một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn.

Mẹ bầu có thể sử dụng ứng dụng tính ngày dự sinh để tính tuổi thai IVF một cách nhanh chóng

Mẹ bầu có thể sử dụng ứng dụng tính ngày dự sinh để tính tuổi thai IVF một cách nhanh chóng

Siêu âm thai cũng là một trong những kỹ thuật phổ biến giúp dự đoán tuổi thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông qua các chỉ số và hình ảnh siêu âm thu nhận được, bác sĩ có thể tiến hành tính tuổi thai, kích thước thai và dự đoán ngày sinh của mẹ bầu. Tuy nhiên, kết quả này sẽ bị sai lệch đáng kể nếu áp dụng vào 6 tháng sau của thai kỳ.

>>> Mẹ cần biết: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày

Bên cạnh việc tính tuổi thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm trong chế độ ăn uống, ngủ nghỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

  • Nắm vững các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện theo dõi, chuẩn bị thăm khám. Điều này cũng giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc sinh nở, giúp cuộc “vượt cạn” diễn ra thuận lợi, dễ dàng mà không ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
  • Phân biệt hiện tượng rỉ ối với chảy dịch âm đạo để kịp thời xử lý, tránh tình trạng thai chết lưu, sinh non hoặc suy thai. Khi phát hiện các bất thường trong quá trình mang thai (rỉ dịch, đau bụng, chảy máu…) tốt nhất cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.
  • Theo dõi liên tục các thông số về nước ối, cân nặng thai nhi trong 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của thai, tiên lượng nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh.
  • Các trường hợp thai chậm phát triển, nhau tiền đạo (nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ đoạn dưới tử cung),… thì cần theo dõi sát sao để có chỉ định can thiệp phù hợp và kịp thời.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi thường xuyên, tránh di chuyển, vận động nặng. Khẩu phần ăn nên đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng, khoa học, không dùng các thực phẩm chức năng (vitamin, sắt,…) nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không được ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến như thịt cá sống, không sử dụng đồ uống có cồn, hạn chế hàm lượng đường nạp vào cơ thể để tránh nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Trên đây là cách tính tuổi thai IVF cho mẹ bầu tham khảo để chủ động hơn trong việc theo dõi và chăm sóc thai kỳ của mình. Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi. Mọi vấn đề thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

5/5 - (2 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    24 Th12, 2024
    379

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    291

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    24 Th12, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám