10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

Cập nhật 19/11/2024

226

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện của các vết rạn da. Điều này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo ngại. Trong bài viết này, Tổ hợp y tế Mediplus sẽ cùng khám phá những phương pháp chữa rạn da cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả dành.

1. 5 Nguyên nhân rạn da khi mang thai và sau sinh

Có nhiều yếu tố khiến mẹ bầu bị rạn da trong thai kỳ. Trong số đó, một số nguyên nhân chủ yếu góp phần vào tình trạng này. Mẹ bầu hãy tham khảo để hiểu rõ lý do vì sao tình trạng rạn da lại dễ xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

Tăng cân quá nhanh

Tăng cân nhanh chóng là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của các bầu bị rạn da trong suốt thai kỳ và sau sinh. Để tạo không gian cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ bầu phải tăng cân đột ngột, khiến da bị căng ra và các sợi collagen, elastin dưới da bị đứt gãy, từ đó hình thành các vết rạn.

Hình ảnh bụng bầu bị rạn do tăng cân quá nhanh

Hình ảnh bụng bầu bị rạn do tăng cân quá nhanh

Di truyền

Yếu tố di truyền và cấu trúc da tự nhiên của mỗi người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vết rạn da. Nếu trong gia đình bạn có người từng gặp phải tình trạng này, khả năng cao là bạn cũng mang gen dễ bị rạn da. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp vết rạn xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, không phải do quá trình mang thai hay sinh nở mà là do yếu tố di truyền.

Độ tuổi mang thai

Rạn da thường gặp ở những bà bầu còn trẻ tuổi vì lúc này, làn da vẫn chưa phát triển đầy đủ và chưa đạt được độ đàn hồi tối ưu. Do đó, nếu có thể, các mẹ bầu nên chọn thời điểm mang thai khi cơ thể đã trưởng thành hơn, đặc biệt là khi da bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, giúp giảm khả năng bị rạn da.

Da khô và thiếu dưỡng chất

Làn da khô thực chất là dấu hiệu cho thấy các sợi collagen và elastin dưới da đang bị yếu đi. Do đó, những người có da khô có nguy cơ bị rạn da cao hơn so với người có da dầu. Vì vậy, các chị em cần chú trọng cấp ẩm cho da, đặc biệt ở các vùng dễ bị rạn, bằng các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng để duy trì độ ẩm cần thiết, giúp hạn chế tình trạng rạn da.

Rạn da khi mang thai và sau sinh do da khô và thiếu dưỡng chất

Rạn da khi mang thai và sau sinh do da khô và thiếu dưỡng chất

Mẹ ít vận động

Khi vận động, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ được cải thiện, giúp cơ và da giãn nở một cách dần dần và không gặp phải sự giãn nở đột ngột. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh những bài tập nặng và thay vào đó chọn các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ để giảm thiểu nguy cơ bị rạn da.

Xem thêm: Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

2. Rạn da sau sinh có hết được không?

Thông thường các vết rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 và trở nên rõ ràng hơn vào các tháng cuối của thai kỳ. Vậy rạn da khi mang thai có hết không? Rạn da là tình trạng khó có thể điều trị dứt điểm. Dù làn da có thể trở lại hình dạng ban đầu, nhưng các khu vực bị rạn thường vẫn có dấu hiệu nhão và chùng.

Rạn da khi mang thai có hết không?

Rạn da khi mang thai có hết không?

 Vì vậy việc chữa rạn da cho mẹ bầu hoàn toàn là rất khó khăn. Mặc dù vậy mẹ bầu vẫn có thể nỗ lực giúp da phục hồi ở mức tốt nhất bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị rạn da ngay từ khi mang thai. Đặc biệt, với các vết rạn nhỏ, nếu điều trị kịp thời và đúng cách, khả năng phục hồi là hoàn toàn có thể.

Tìm hiểu: Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

3. 10 Cách trị rạn da cho bà bầu tại nhà

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa rạn da cho mẹ bầu nhưng không phải tất cả đều đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là 10 cách trị rạn da cho bà bầu tại nhà hiệu quả và an toàn tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng:

Massage bụng

Massage bụng là một phương pháp chữa rạn da cho mẹ bầu đơn giản nhưng rất hiệu quả trong thời gian mang thai. Bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hay chuyên gia giúp. Khi massage, hãy sử dụng các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu hoặc kem dưỡng để tăng cường độ đàn hồi và giữ ẩm cho làn da.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Thoa một lớp dầu hoặc kem dưỡng lên bụng và các khu vực da bị rạn.
  • Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng theo chuyển động xoắn ốc từ trong ra ngoài.
  • Bước 3: Sau khi massage xong, dùng khăn ấm lau sạch và thoa thêm một lớp dầu hoặc kem dưỡng để giữ cho da luôn ẩm mượt.
Chữa rạn da cho mẹ bầu bằng phương pháp massage bụng

Chữa rạn da cho mẹ bầu bằng phương pháp massage bụng

Bổ sung vitamin E và collagen

Collagen và vitamin E là hai thành phần thiết yếu giúp duy trì sự đàn hồi và cung cấp độ ẩm cho da. Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ phải sản xuất một lượng hormone lớn, điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như collagen và vitamin E, làm tăng nguy cơ rạn da. Do đó, bổ sung hai chất này qua thực phẩm hoặc các loại viên uống bổ sung có thể giúp cải thiện tình trạng rạn da.

Một số nguồn thực phẩm giàu collagen và vitamin E bao gồm:

  • Các loại thực phẩm như thịt gà, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại rau xanh như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mùi, rau diếp cá.
  • Các loại trái cây như bơ, dâu tây, mâm xôi, xoài, cam.
  • Các loại hạt như óc chó, chia và lanh.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các loại viên uống bổ sung collagen và vitamin E từ bác sĩ để giúp cơ thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Áp dụng các sản phẩm dưỡng da đặc trị

Hiện nay, thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng cho phụ nữ mang thai. Các sản phẩm này thường được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bạn có thể lựa chọn các loại kem dưỡng da, dầu gội, sữa tắm hoặc serum chống rạn da để sử dụng hằng ngày.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt chữa rạn da cho mẹ bầu

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt chữa rạn da cho mẹ bầu

Khi chọn sản phẩm chăm sóc da, hãy ưu tiên các loại có chứa các thành phần như vitamin E, collagen, dầu dừa, dầu oliu hoặc squalane, giúp cải thiện độ đàn hồi và duy trì độ ẩm cho làn da.

Dùng kem chống rạn

Nếu các biện pháp chữa rạn da cho mẹ bầu trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc trị rạn da theo chỉ định của bác sĩ. Vậy bôi gì chống rạn da khi mang thai? Khi mang thai, để ngăn ngừa rạn da, bạn có thể sử dụng kem dưỡng chứa vitamin E, collagen, dầu dừa, dầu oliu, bơ ca cao hoặc squalane để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa, với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, rất an toàn và lành tính. Nó chứa nhiều chất béo và vitamin giúp tái tạo làn da, tăng cường sản xuất collagen, kích thích sự phát triển của tế bào mới, đồng thời duy trì độ ẩm và sự đàn hồi cho da.

Cách trị rạn da cho bà bầu tại nhà bằng dầu dừa

Cách trị rạn da cho bà bầu tại nhà bằng dầu dừa

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm để làm sạch vùng da bị rạn. 
  • Bước 2: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị. 
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng rạn da trong thai kỳ.

Ngoài ra mẹ bầu có thể kết hợp dầu dừa với bơ ca cao hoặc nghệ để tăng hiệu quả trị rạn da.

Dùng dầu oliu

Dầu oliu, giàu vitamin E, có khả năng chống lão hóa và phục hồi làn da hư tổn rất hiệu quả. Đây là một trong những nguyên liệu được nhiều mẹ bầu lựa chọn để điều trị rạn da.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm làm sạch vùng da bị rạn. 
  • Bước 2: Thoa một lượng nhỏ dầu oliu lên vùng da cần điều trị. 
  • Bước 3: Sử dụng đầu ngón tay xoa nhẹ theo hình vòng tròn.

Ngoài ra mẹ bỉm có thể kết hợp dầu oliu với bã cà phê, đắp lên da bị rạn mỗi tuần một lần để tẩy tế bào chết và giúp da mịn màng, săn chắc hơn.

Lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà có khả năng kích thích tái tạo collagen và giúp phục hồi nhanh chóng các vết rạn da.

Bôi gì chống rạn da khi mang thai? Thoa lòng trắng trứng gà

Bôi gì chống rạn da khi mang thai? Thoa lòng trắng trứng gà

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch vùng da bị rạn. 
  • Bước 2: Thoa lòng trắng trứng lên vùng da cần điều trị. 
  • Bước 3: Để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào da, sau đó rửa sạch với nước. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên kiên trì thực hiện trong suốt thai kỳ.

Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều vitamin C, giúp làm sáng và phục hồi làn da bị tối màu, đồng thời còn hiệu quả trong việc điều trị rạn da cho bà bầu.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Luộc một củ khoai tây, nghiền nhuyễn và trộn với một thìa nước cốt chanh. 
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị rạn và thấm khô.
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp khoai tây và nước cốt chanh lên vùng da cần điều trị, giữ nguyên trong 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

Bột nghệ

Bột nghệ có tác dụng làm lành vết sẹo, ngăn ngừa rạn da và hỗ trợ phục hồi vùng da bị rạn trong quá trình mang thai.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Vệ sinh và lau khô vùng da bị rạn. 
  • Bước 2: Trộn 1 muỗng bột nghệ với 1 hộp sữa chua không đường, sau đó thoa đều lên da bị rạn. 
  • Bước 3: Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 20 phút, rồi rửa sạch bằng nước.
Sử dụng bột nghệ chữa rạn da cho mẹ bầu hiệu quả

Sử dụng bột nghệ chữa rạn da cho mẹ bầu hiệu quả

Nha đam

Nha đam chứa các thành phần giúp làm mờ vết thâm và hỗ trợ làm lành sẹo, là nguyên liệu được nhiều bà bầu tin dùng để trị rạn da.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Kết hợp gel lô hội với 1 muỗng dầu oliu. 
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị rạn và thấm khô bằng khăn mềm.
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm thiểu vết rạn da.

Đón đọc: Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

4. Lưu ý khi chăm sóc và điều trị rạn da sau sinh cho mẹ bầu

  • Trước khi sử dụng bất kỳ hỗn hợp trị rạn da nào, hãy kiểm tra độ kích ứng bằng cách bôi thử một lượng nhỏ lên vùng da nhỏ. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm không gây dị ứng hoặc tác dụng phụ, vì mỗi loại da có thể phản ứng khác nhau.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, các mẹ nên thử nghiệm một số phương pháp trị rạn và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với cơ thể mình để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và duy trì sức khỏe cho làn da. Hãy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin để giúp da khỏe mạnh. Đồng thời, tránh các chất kích thích trong suốt quá trình điều trị rạn da.
  • Điều trị rạn da là một quá trình dài và không thể có kết quả ngay lập tức. Vì vậy, các mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày để thấy được kết quả tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị rạn da sau sinh cho mẹ bầu

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị rạn da sau sinh cho mẹ bầu

Tham khảo: Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

5. 4 Biện pháp phòng ngừa rạn da trước và sau sinh cho mẹ bầu

Để giúp mẹ bầu phòng ngừa chữa rạn da cho mẹ bầu hiệu quả trước và sau sinh, dưới đây là 4 biện pháp chi tiết:

Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và vẻ đẹp của làn da, đặc biệt trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số gợi ý về các thực phẩm giúp hạn chế tình trạng rạn da cho mẹ bầu:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, cải bó xôi để bảo vệ và nuôi dưỡng da, giúp da luôn tươi trẻ.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông, cà rốt, khoai lang để hỗ trợ phục hồi các mô da bị tổn thương do rạn da.
  • Thực phẩm chứa vitamin E, như bông cải xanh và các loại hạt, giúp bảo vệ màng tế bào da và duy trì độ ẩm cho da.
  • Để giảm nguy cơ rạn da, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh nắng sáng sớm và ăn thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, hoặc các sản phẩm từ sữa.
  • Các thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như cá hồi, quả óc chó, dầu cá sẽ giúp da mềm mịn và các tế bào da khỏe mạnh, góp phần hạn chế tình trạng rạn da.

Dưỡng ẩm cho da

Da khô là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ hình thành vết rạn. Vì vậy, các mẹ bầu nên chăm sóc da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn để duy trì độ ẩm cho da, tránh để da bị khô. Bên cạnh đó, hãy bổ sung đủ lượng nước lọc hàng ngày và sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm để giúp da luôn mềm mại và khỏe mạnh.

Dưỡng ẩm cho da đầy đủ chống rạn

Dưỡng ẩm cho da đầy đủ chống rạn

Nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Làn da khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào việc dưỡng ẩm bên ngoài mà còn cần sự nuôi dưỡng từ bên trong. Để đạt được điều này, các mẹ bầu nên bổ sung vitamin C và E thông qua các thực phẩm lành mạnh, giúp cải thiện độ đàn hồi và sự săn chắc của da, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị rạn da.

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân là một phần tự nhiên trong thai kỳ, nhưng nếu tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn, điều này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da. Vì vậy, kiểm soát cân nặng là một giải pháp quan trọng giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng này.

Tuy nhiên kiểm soát cân nặng không có nghĩa là ăn ít đi, mà là xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế tinh bột. Đặc biệt, hãy ăn uống điều độ và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp.

Hy vọng rằng bài viết từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về chữa rạn da cho mẹ bầu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ tận tình!

*Lưu ý: Bài viết là chia sẻ kiến thức, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị nổi mề đay: 2 Nguyên nhân và 3+ cách chữa

    Mẹ bầu bị nổi mề đay không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ.…

    16 Th12, 2024
    184

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    24 Th12, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    3.5K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    353

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám