22.3K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Không ăn được khi mang thai 3 tháng đầu khiến nhiều mẹ bầu dễ bị suy nhược, gầy yếu và không bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi. Chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ cung cấp cho mẹ bầu 9 cách xử lý hiệu quả nhất mà mẹ bầu nào cũng nên áp dụng.
Xem thêm:
Nghén là nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai 3 tháng đầu không ăn được. Nghén thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu: buồn nôn, nôn, mất ngủ, đau đầu, sợ mùi đồ ăn, chóng mặt, sụt cân,… Tình trạng nghén ở mỗi mẹ bầu là không giống nhau và thường xuất hiện ở tuần thứ 4 đến tuần 16 của thai kỳ.
Không ăn được khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng rất thường gặp
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự thay đổi của hormone progesterone làm giãn cơ của hệ tiêu hóa, điều này khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn khi mang thai 3 tháng đầu.
Sự thay đổi của hormone progesterone cũng khiến cho khả năng tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, gây khó tiêu và dẫn tới chán ăn.
Hormone progesterone có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong giai đoạn mang thai và suốt cả thai kỳ gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
Biểu hiện không ăn được trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày với các triệu chứng như:
Ăn không ngon miệng là biểu hiện thường thấy ở bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên
Đây là những biểu hiện không ăn được trong giai đoạn đầu mang thai mà gần như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Điều này gây ra những xáo trộn nhất định đến cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu và nặng hơn là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cách xử lý tình trạng không ăn được khi mang thai 3 tháng đầu không quá khó, mẹ bầu chỉ cần ghi nhớ và thực hiện những điều dưới đây:
Với những mẹ bầu bị nghén nặng, chỉ thèm ăn và ăn được rất ít món ăn thì hãy cố gắng ăn những món ăn mà mình cảm thấy ngon miệng. Tích cực bổ sung những món ăn này để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn.
Mẹ bầu cũng có thể thay đổi cách chế biến những món ăn này thành nhiều dạng: luộc, hấp, sốt, dạng tươi – dạng khô,… để “làm mới” thực đơn giúp mẹ không bị ngán mỗi khi dùng bữa.
Ví dụ: nếu như chán ăn rau bằng các món luộc, xào đơn thuần mẹ bầu có thể thay đổi bằng món salad. Bằng cách này cơ thể vẫn được bổ sung chất dinh dưỡng từ rau nhưng dễ ăn hơn nhiều.
Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu nghén những món ăn không có lợi cho sức khỏe như: măng hoặc các loại quả có thể dễ gây sảy thai (dứa, đu đủ xanh) thì mẹ bầu cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mẹ bầu không cần phải ép bản thân mình ăn những món ăn mà bản thân cảm thấy sợ, dù đó là món ăn bổ dưỡng. Bởi vì điều này có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị nôn, buồn nôn làm cho cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Mẹ bầu cần tránh những đồ ăn mình cảm thấy sợ khi mang thai để ăn uống ngon miệng hơn
Thay vào đó hãy lựa chọn những sản phẩm mình có thể ăn được và tốt cho sức khỏe sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn mà không lo thiếu dưỡng chất cho thai nhi.
Nếu như mẹ bầu cảm thấy sợ đồ ăn từ những loại thực phẩm hàng ngày mà chúng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì hãy bổ sung bù bằng nguồn khác hoặc thực phẩm khác.
Ví dụ: mẹ bầu không thể bổ sung đạm từ thịt cá, trứng thì có thể thay thế bằng đạm thực vật từ các loại hạt như: đậu tương, hạt chia, đậu gà, nấm. Hoặc nếu mẹ bầu sợ thiếu chất béo từ động vật thì hoàn toàn có thể thay thế bằng chất béo từ: bơ, hạt óc chó, sữa chua…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ viên uống tổng hợp dành cho bà bầu giúp bù đắp dưỡng chất khi không thể ăn uống được như bình thường. Hàng ngày mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các loại trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa để thai nhi được bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng.
Thay đổi cách chế biến cho đa dạng như: xào, luộc, hấp, salad,… giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán làm cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn. Từ đó, mẹ bầu cũng cảm thấy ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn, giúp mẹ bầu bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.
Ví dụ, cùng là bí đỏ mẹ bầu có thể biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau: xào, luộc, nấu canh, nấu cháo,…chắc chắn khiến mẹ bầu cảm thấy dễ ăn hơn.
Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn và buồn nôn cần đưa vào danh sách hạn chế để ăn uống được ngon miệng hơn. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có mùi nặng dễ làm tác động mùi khi ăn: tỏi, cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,…hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi, dễ gây buồn nôn.
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày giúp mẹ bầu không bị ngán khi nhìn thấy đồ ăn
Bên cạnh đó, những món ăn có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng. Vì đây là những món ăn dễ gây đầy bụng, khó tiêu làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn.
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp cho mẹ bầu không cảm thấy ngán mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Thay vì ăn một ngày 3 bữa thì mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ với một lượng thức ăn vừa phải và kết hợp một số món ăn nhẹ trong các bữa phụ.
Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ không làm cho mẹ bầu cảm giác đói bụng, tránh gây ra tình trạng dư thừa acid dạ dày gây ra các cơn buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Cần hạn chế tối đa việc bỏ bữa, bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Hãy cố gắng ăn đủ bữa để cơ thể bé yêu được phát triển khỏe mạnh.
Vận động nhẹ nhàng như Yoga giúp cơ thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hóa thức ăn và cho mẹ bầu tâm trạng thoải mái hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện chứng chán ăn ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai.
Vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau mỏi lưng, giúp cơ thể dẻo dai để quá trình vượt cạn thuận lợi hơn.
Trong quá trình tập luyện mẹ bầu cần chú ý thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng và chắc chắn để không gây ra ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước để giảm thiểu mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả hơn. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây như: cam, chanh, ổi,… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường đề kháng.
Mẹ bầu không nên uống liền một lúc mà cần chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể bài tiết hiệu quả.
Trường hợp mẹ bầu bị chán ăn kéo dài trong nhiều ngày cần trao đổi với bác sĩ. Bởi vì, tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sụt cân nhanh hoặc có thể có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Cần đi khám bác sĩ nếu trường hợp chán ăn kéo dài ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu để không làm ảnh hưởng đến thai nhi
Không ăn được khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng hết sức bình thường, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hãy ghi nhớ và thực hiện những hướng dẫn trên để luôn có tâm trạng thoải mái và thai nhi phát triển ổn định. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi khám ngay để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…
Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.