6 sai lầm khi chữa ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Cập nhật 24/06/2023

8.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín do thay đổi những thay đổi trong cơ thể và vệ sinh không đúng cách. Trong bài viết này, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra 5 sai lầm khi chữa ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và hướng dẫn cách xử lý đúng cách.

Xem thêm:

1. Bà bầu 3 tháng đầu thụt rửa quá nhiều lần khi ngứa vùng kín

Thụt rửa âm đạo là hình thức vệ sinh để mẹ bầu làm sạch sâu ở khu vực vùng kín. Nhiều mẹ bầu có thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh để tạo cảm giác sạch sẽ hơn. Bởi vì dung dịch thụt rửa âm đạo thường có chứa kháng sinh và có mùi thơm. Tuy nhiên thói quen thụt rửa nhiều lần sẽ gây ra nhiều vấn đề cho vùng kín như:

Thụt rửa vùng kín nhiều lần là nguyên nhân gây khiến ngứa vùng kín ở bà bầu 3 tháng đầu càng thêm trầm trọng

Thụt rửa vùng kín nhiều lần là nguyên nhân khiến ngứa vùng kín ở bà bầu 3 tháng đầu càng thêm trầm trọng

Nhiễm trùng: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh để thụt rửa làm cho độ pH trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng.

Thụt rửa âm đạo vô tình làm biến mất các loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Hệ quả của việc thường xuyên thụt rửa âm đạo đó là làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung,…

Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi: Trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên thụt rửa âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ ảnh gây tổn thương âm đạo như viêm nhiễm âm đạo. Nếu như kéo dài và không được phát hiện sớm vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào trong tử cung gây ra tổn thương và dẫn tới xuất huyết tử cung.

Hơn nữa, giai đoạn này thai nhi chưa bám chắc vào tử cung, việc thụt rửa âm đạo thường xuyên cũng gây ra những bất lợi nhất định cho thai nhi.

Viêm vùng chậu: Có khoảng 73% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bị viêm vùng chậu do thường xuyên thụt rửa âm đạo. Việc thụt rửa không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng tử cung gây viêm dẫn tới các bệnh như viêm nhiễm tử cung, viêm ống dẫn trứng hoặc viêm buồng trứng.

Để tránh gặp mắc phải những bệnh ở trên, mẹ bầu nên biết hiểu cơ chế bảo vệ vùng kín của cơ thể và cách xử lý đúng cách như sau:

  • Cơ chế làm tự làm sạch của cơ thể: Âm đạo của phụ nữ hoàn toàn có thể tự làm sạch mà không cần phải tiến hành thụt rửa làm sạch sâu âm đạo. Bởi vì nồng độ acid trong môi trường âm đạo có thể dễ dàng kiểm soát vi khuẩn một cách tự nhiên.
  • Cách vệ sinh đúng cách: Mẹ bầu chỉ cần sử dụng nước sạch cùng một chút dung dịch vệ sinh để làm sạch phía ngoài là đủ giúp âm đạo luôn sạch sẽ.

>>> Xem thêm:

2. Bà bầu vệ sinh không đúng cách khi bị ngứa vùng kín

Vệ sinh không đúng cách khi mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín phổ biến nhất như thường xuyên ngâm rửa vùng kín, dùng khăn lau hay giấy vệ sinh không đảm bảo hay vệ sinh ngay sau khi “yêu” cũng là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Cụ thể:

Vệ sinh vùng kín ngay sau khi đi tiểu tiện, đại tiện

Sai lầm các mẹ bầu mắc phải

  •  Việc vệ sinh sau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện sẽ gây ra viêm nếu như mẹ bầu sử dụng giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng (chứa chất tẩy trắng hoặc hương liệu). 
  • Hoặc, cách vệ sinh vùng kín của mẹ bầu không đúng cách như rửa từ sau ra trước đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Bà bầu 3 tháng đầu vệ sinh vùng kín ngay sau tiểu tiện, đại tiện

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường mắc phải sai lầm khi vệ sinh vùng kín ngay sau tiểu tiện, đại tiện

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách ngay sau khi đi tiểu tiện, đại tiện

  • Khi sử dụng giấy vệ sinh bà bầu nên sử dụng giấy bột nguyên chất, không chứa hương liệu
  • Lau từ trước ra sau, tránh lau ngược lại. Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được nguy cơ đưa vi khuẩn từ hậu môn lên phía trên và gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu.

Không thay đổi tần suất vệ sinh theo tình trạng âm đạo khi mang thai

Sai lầm các mẹ bầu mắc phải: Khi mang thai 3 tháng đầu, âm đạo thường tiết ra nhiều khí hư hơn. Môi trường vùng kín ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ chỉ vệ sinh 1 lần/ngày vào lúc tắm, hoặc để quần lót ẩm ướt cả ngày thì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai.

Hướng dẫn mẹ bầu vệ sinh đúng cách:

  • Mẹ bầu nên sử dụng băng vệ sinh hàng và thay thường xuyên (sau 2 – 3h sử dụng) hoặc bất cứ khi nào băng vệ sinh bị ẩm ướt. 
  • Khi thay băng vệ sinh bà bầu nhớ vệ sinh đúng cách rửa từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vùng kín gây bệnh.

Vệ sinh sau khi quan hệ tình dục

Sai lầm mẹ bầu thường mắc phải: Bầu mang thai 3 tháng đầu vẫn có thể “yêu” nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Sau mỗi cuộc “yêu” vùng kín bị tác động và có thể bị tổn thương. Nếu lúc này mẹ bầu vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ tình dục thì nước, dung dịch vệ sinh và tác động từ tay sẽ khiến cho vùng tổn thương bị nặng thêm.

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách sau quan hệ: 

  • Sau khi quan hệ mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi rồi mới tiến hành vệ sinh “cô bé” một cách nhẹ nhàng.
  • Mẹ bầu không nên cào gãi hoặc thụt rửa âm đạo để tránh vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

3. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu tự ý sử dụng thuốc chữa vùng kín

Các loại thuốc đặt, thuốc bôi thường là các loại kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm giúp làm giảm ngứa, giảm viêm, cân bằng môi trường âm đạo và khí hư có mùi hôi khó chịu,… nên được nhiều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín lựa chọn.

Sai lầm các mẹ thường mắc phải: Tự ý sử dụng thuốc khi bị ngứa vùng kín là sai lầm mà nhiều mẹ bầu thường mắc phải. Nếu sử dụng thuốc không đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh thì sẽ không thể điều trị bệnh dứt điểm, có thể gây nhờn thuốc cho những lần sau.

Hướng dẫn các mẹ làm đúng: Khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy khó chịu mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Khi bị ngứa vùng kín mẹ bầu không nên tùy ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín không nên tùy ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ

4. Bà bầu tự ý sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín

Khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín nhiều mẹ bầu tìm đến các loại dung dịch vệ sinh vùng kín để rửa hàng ngày. Tuy nhiên, bản chất của các loại dung dịch vệ sinh là chất tẩy rửa nên mẹ bầu không nên dùng nhiều lần trong ngày và không nên dùng để thụt rửa âm đạo để tránh gây phản tác dụng.

Sai lầm mẹ bầu thường hay mắc phải: Mẹ bầu tự ý sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi nên dễ gây dị ứng hoặc viêm nhiễm âm đạo.

Hướng dẫn mẹ bầu sử dụng các loại dung dịch vệ sinh

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp để không làm mất cân bằng pH và khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có nồng độ pH phù hợp với môi trường âm đạo từ 3.8 – 4.8 để tạo ra sự cân bằng.
  • Mẹ bầu nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có chứa acid lactic, lactoserum được chiết xuất từ sữa tươi giúp làm sạch nhẹ nhàng môi trường âm đạo và chống lại sự tấn công của mầm bệnh.
Tự ý sử dụng các loại dung dịch

Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây mất cân bằng pH âm đạo và gây ngứa khó chịu cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai

5. Sai lầm khi mặc quần lót ở bà bầu 3 tháng đầu khi ngứa vùng kín

Quần lót là nội y không thể thiếu đối với phụ nữ nói chung. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt quan tâm tới quần lót để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh vùng kín.

Sai lầm mẹ bầu mắc phải: Sai lầm phổ biến của nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín đó là chủ quan trong việc sử dụng quần lót, không quan tâm tới chất liệu, kích cỡ. Đồ lót chật, chất liệu kém chất lượng không thấm hút mồ hôi khiến cho vùng kín bị ẩm ướt, vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

Hướng dẫn cách mẹ bầu chọn và mặc quần lót phù hợp

  • Chất liệu: Đồ lót từ chất liệu cotton như 100% cotton hoặc 80% cotton và 20% elastane là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Vải cotton là chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi và dịch âm đạo tạo cảm giác khô thoáng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cho âm đạo của mẹ bầu.
  • Màu sắc: Để đảm bảo tốt nhất trong việc theo dõi sức khỏe vùng kín mẹ bầu nên lựa chọn quần lót màu sáng (trắng). Quần màu sáng giúp mẹ bầu phát hiện dễ dàng màu sắc khí hư và nhận định tình trạng bất thường (nếu có). Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế quần lót có màu dễ phai để hạn chế kích ứng cho vùng kín.
  • Kích cỡ: Khi mang thai 3 tháng đầu thì cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên ít nhiều, vì thế mẹ cần tăng kích cỡ để phù hợp với cơ thể. Mặc quần lót chật sẽ khiến cho vùng kín bị bí hơi gây ẩm ướt, bí bách khó chịu và hình thành một số bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa cho mẹ bầu.
  • Kiểu dáng: Mẹ bầu nên chọn quần lót hình tam giác, có chun mềm, co giãn tốt, cạp thấp để không bó sát vào bụng và gây khó chịu cho mẹ bầu.
Nên lựa chọn quần lót có chất liệu và kích thước phù hợp để tránh gây viêm nhiễm vùng kín hiệu quả hơn

Nên lựa chọn quần lót có chất liệu và kích thước phù hợp để tránh gây viêm nhiễm vùng kín hiệu quả hơn

Lưu ý:

  • Mẹ bầu nên sử dụng các loại bột giặt không mùi hoặc ít mùi với thành phần lành tính.
  • Quần lót nên được phơi khô hoàn toàn dưới ánh nắng trực tiếp để loại bỏ nấm, vi khuẩn gây hại cho vùng kín.
  • Mẹ bầu cũng nên giặt đồ lót thường xuyên, lau khô vùng kín trước khi mặc đồ lót và thay quần lót định kỳ để bảo vệ vùng nhạy cảm được tốt hơn.

6. Bà bầu sử dụng các biện pháp dân gian rửa vùng kín

Khi điều trị mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín nhiều mẹ bầu sợ ảnh hưởng đến con nên sử dụng tới các phương pháp dân gian như lá trầu không, lá chè,… Tuy nhiên nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu thực hiện sai cách gây ra các tác dụng không mong muốn.

Sai lầm các mẹ hay mắc phải: Nhiều mẹ bầu quan niệm sử dụng các biện pháp dân gian như dùng lá trầu không, lá chè lành tính, an toàn tuyệt đối mà không quan tâm tới không có liều lượng hay tần suất sử dụng từ đó để lại một số hệ quả không mong muốn như sau:

  • Hàm lượng quá đặc: Việc sử dụng liều lượng các vị thuốc dân gian quá đặc sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, âm đạo dễ bị khô và nặng hơn là dẫn tới viêm nhiễm.
  • Nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh: Các nguyên liệu tự nhiên nếu như không bảo quản tốt có thể chứa thuốc bảo vệ thực vật hoặc nấm mốc làm cho vùng kín dễ bị kích ứng, gây tổn thương âm hộ, âm đạo và khiến cho tình trạng ngứa vùng kín càng trở nên nặng nề hơn.
Lá trầu không, chè xanh thường được sử dụng để trị ngứa vùng kín theo phương pháp dân gian

Lá trầu không, chè xanh thường được sử dụng để trị ngứa vùng kín theo phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian thường là biện pháp điều trị tạm thời, điều trị phần “ngọn” nên không đi vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh không thể điều trị dứt điểm. Bệnh để lâu ngày khó chữa hơn hoặc phải dùng kháng sinh liều nặng mới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.

Hướng dẫn các mẹ sử dụng phương pháp dân gian: Khi áp dụng các biện pháp dân gian mà không giảm ngứa vùng kín mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân và mức độ bệnh nặng nhẹ.

Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín không phải là hiếm gặp, tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng này tốt nhất mẹ bầu mẹ bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    785

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    416

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    124

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    419

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám