Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân – Nguyên nhân và cách tăng cân 3 tháng giữa

Cập nhật 24/06/2023

18.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân nếu nguyên nhân do nghén có thể không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ nên lưu ý và thăm khám bác sĩ kịp thời.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng đến thai nhi?

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là vấn đề không đáng lo ngại

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là vấn đề không đáng lo ngại

Trọng lượng của thai nhi liên quan mật thiết đến sức khỏe và cân nặng của người mẹ. Nếu người mẹ không tăng đủ số cân trong cả thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ con sinh ra nhẹ cân.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ có không ít mẹ bầu không những không tăng mà còn giảm cân. Số cân giảm của từng mẹ bầu khác nhau, có thể là 2 –3kg thậm chí 5- 6 kg nếu tình trạng ốm nghén nặng hay người mẹ có bệnh lý.

Số cân nặng lý tưởng cần tăng trong 3 tháng đầu là khoảng 2kg. Đa phần mẹ bầu sút cân 3 tháng đầu là do nghén, chán ăn. Hiện tượng sụt cân do nghén không đáng ngại cho sự phát triển của thai nhi vì trong 3 tháng đầu thai nhi chủ yếu lấy dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ.

Trong trường hợp cân nặng sụt giảm bất thường như số cân giảm quá nhiều, cơ thể mẹ bầu mệt mỏi hay thai nhi phát triển chậm so với tuổi thai cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm: [Giải đáp] Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?

2. Tại sao mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân?

Mang thai 3 tháng đầu sụt cân có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

2.1 Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén gây sụt cân

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là ốm nghén. Đây là tình trạng mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn và đầy hơi ở bụng. Tình trạng này rất phổ biến ở mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

Tuy rằng ốm nghén không gây hại cho thai nhi nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của thai phụ. Ốm nghén khiến mẹ bầu không ăn được dẫn đến thiếu dinh dưỡng nuôi cơ thể khiến cân nặng sụt giảm.

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là vấn đề không đáng lo ngại

Mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân là vấn đề không đáng lo ngại

Khi mẹ bầu bị ốm nghén cần cải thiện chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sống hàng ngày. Mẹ bầu có thể áp dụng những gợi ý sau đây để giảm triệu chứng ốm nghén và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

  • Bổ sung vitamin tổng hợp khuyến cáo dành riêng cho mẹ bầu
  • Ăn nhẹ vào bữa sáng với bánh mì khô hay bánh quy, tránh để bụng đói khi di chuyển xuống giường gây chóng mặt, buồn nôn
  • Uống đủ nước và uống đều trong cả ngày
  • Tránh tiếp xúc với mùi gây nghén
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa một ngày
  • Sử dụng trà gừng, kẹo gừng hoặc một số loại quả có vị chua ngọt kích thích vị giác, giảm buồn nôn như sơ ri, lựu…

2.2 Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu chưa hợp lý

Ốm nghén khiến các mẹ bầu chán ăn bỏ bữa

Ốm nghén khiến các mẹ bầu chán ăn bỏ bữa

Bà bầu có thể bị nghén thực phẩm nào đó không thể ăn được như cơm, mỡ động vật… Tùy theo loại thực phẩm bị nghén mà mẹ bầu cần bổ sung thêm loại thực phẩm khác thay thế cùng nhóm thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng.

Ví dụ đơn giản như nếu mẹ bầu nghén không ăn được cơm có thể thay thế bằng mì, ngô, khoai hoặc ngũ cốc. Mẹ bầu không ăn được mỡ động vật có thể thay thế bằng chất béo thực vật từ các loại đậu đỗ.

Ngoài ra chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cũng là một nguyên nhân khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị giảm cân. Bởi giai đoạn này bà bầu cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng nếu ăn uống thất thường, không đủ chất sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và không thể tăng cân được.

Nói tóm lại, mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ không cần ăn quá nhiều vì nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này chưa cao. Thời điểm này cần ăn đủ những nhóm chất cơ bản bao gồm tinh bột, đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi trong bụng.

2.3 Nguyên nhân khác

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị sụt cân ngoài ốm nghén và chế độ ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác như rối loạn lo âu hoặc cơ thể người mẹ đang mắc bệnh lý nền. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác nhất mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Cách để mẹ tăng cân đều 3 tháng giữa thai kỳ

Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai của mỗi mẹ bầu là khác nhau, tùy thuộc vào cân nặng và nhu cầu hoạt động trong thai kỳ. Nhìn chung, để cân nặng tăng đều mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất cần thiết và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi lành mạnh.

3.1 Bổ sung dinh dưỡng các dưỡng chất cần thiết

Để mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé thì người mẹ nên chuẩn bị cân nặng hợp lý trước mang thai. Hiểu đơn giản là bạn cần có lượng mỡ dự trữ nuôi thai để phòng trường hợp 3 tháng đầu bị ốm nghén dẫn đến sụt cân và không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi trong bụng.

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần tiêu thụ 2.200 Calo mỗi ngày. Để bổ sung năng lượng tốt nhất, trong mỗi bữa ăn thai phụ cần chú ý thêm vào thực đơn các chất đạm động vật như hải sản, trứng, sữa. Nhóm đạm thực vật rẻ tiền và có độ hấp thụ cao hơn cùng hàm lượng chất béo lý tưởng cũng là gợi ý hoàn hảo mẹ bầu nên thử.

3 tháng đầu mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong thai giáo vì tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất của bé

Ngoài ra, các mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân đừng quên bổ sung các vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết có trong rau xanh và trái cây. Những loại rau lá có màu xanh đậm rất giàu axit folic chống dị tật thai nhi và hàng loạt vitamin, khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé.

Ngoài axit folic, người mẹ còn cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bổ sung sắt và canxi. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ bầu và thai nhi cũng như có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng sản khoa.

Các chuyên gia chỉ ra rằng mẹ bị sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất như sau:

  • Chất sắt: Cần 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung qua những thực phẩm có hàm lượng sắt cao như gan động vật, ngũ cốc, đậu đỏ, nghêu, sò. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Để hấp thu sắt tốt nhất nên sử dụng thêm các thực phẩm giàu vitamin C.
  • Canxi: Với hàm lượng canxi, mẹ bầu sẽ cần khoảng 800 – 1000mg mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển hệ xương cho thai nhi. Các thực phẩm giàu canxi phải kể đến như các chế phẩm từ sữa, tôm đồng, rau xanh, cá và các loại đậu.
  • Axit folic: Chống dị tật ống thần kinh cần thiết cho sự phát triển não bộ. Nhu cầu axit folic ở phụ mang thai là khoảng 600mg mỗi ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung chất này qua đường uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc qua thực phẩm hàng ngày như bông cải xanh, chuối, măng tây…
  • Vitamin A: Nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa vào khoảng 800 mg mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin A như gan, sữa, lòng đỏ trứng, rau xanh…
  • Vitamin D: Đặc biệt cần thiết giúp cơ thể hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Thai phụ nên tắm nắng vào sáng sớm đồng thời bổ sung vitamin D qua thực phẩm như gan cá, sữa trứng và các loại cá béo
  • Kẽm: Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 20mg kẽm mỗi ngày. Thiếu kẽm dễ dẫn đến thai nhi nhẹ cân và có khuyết tật bẩm sinh
  • I – ốt: Vi chất có vai trò quan trọng nếu thiếu hụt có nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc trẻ sau sinh chậm phát triển. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 200 mg I ốt mỗi ngày.

3.2 Thói quen vận động và nghỉ ngơi khoa học

Tập luyện yoga giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết kích thích cảm giác đói bụng

Tập luyện yoga giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết kích thích cảm giác đói bụng

Những thói quen và lối sống hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng của người mẹ khi mang thai. Một số lưu ý mẹ bầu cần cải thiện để tăng cân ổn định như sau:

  • Chế độ tập luyện: Tập luyện giúp lưu thông khí huyết và kích thích cảm giác đói bụng cho mẹ bầu. Những môn thể thao được khuyến khích dành cho mẹ bầu như đi bộ, yoga hay bơi. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình bộ môn phù hợp.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Làm việc vừa sức, không làm việc nặng và cần có chế độ nghỉ ngơi đúng cách. Mẹ bầu cần được ngủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Tâm lý: Stress và căng thẳng khiến mẹ bầu sụt cân nhanh chóng. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tâm lý trước khi mang thai và kiểm soát tâm trạng, tránh stress kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hy vọng với những thông tin trên các bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân không còn phải lo lắng nữa và tìm được giải pháp cải thiện cân nặng trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị sụt cân quá nhiều đi kèm những dấu hiệu bất thường hãy liên hệ số hotline 19003366 để được tư vấn thêm và đặt lịch khám nếu cần thiết.

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    745

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    420

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám