Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu – Top 7 việc cần làm ngay

Cập nhật 24/06/2023

4.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị kịp thời. Bài viết này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ cung cấp các dấu hiệu, nguyên nhân cùng 7 cách xử lý dứt điểm.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nếu được điều trị kịp thời, đúng cách không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Nguy cơ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, giai đoạn bệnh.

Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu sẽ gặp những biến chứng không mong muốn khi không được điều trị kịp thời

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu cần chủ động phòng tránh bệnh chủ động vì hệ miễn dịch kém do nhiều nội tiết tố thay đổi nồng độ (như Estrogen, Progesterone) cộng với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do ốm nghén. Do vậy, mức độ bệnh ở mẹ bầu 3 tháng đầu thường có diễn biến nặng hơn so với người không mang thai.

Những biến chứng có thể xảy ra với thai nhi

  • Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, thủy đậu không làm tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu nhưng có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bởi vì, virus gây bệnh thủy đậu – Varicella zoster, có khả năng tấn công hệ thần kinh, tim mạch, các cơ quan bộ phận trên cơ thể mới hình thành của thai nhi trong 3 tháng đầu.
  • Mẹ bầu mắc thủy đậu khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi khi sinh con ra có 2% mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh: nhẹ cân, teo cơ, chậm tăng trưởng, bất thường ở mắt, thiếu sản chi,…
Mẹ bầu mắc thủy đậu khi thai nhi dưới 20 tuần, con nhẹ cân

Mẹ bầu mắc thủy đậu khi thai nhi dưới 20 tuần, con nhẹ cân

Những biến chứng có thể xảy ra với mẹ bầu ở mức độ nặng

  • Viêm phổi: Khoảng 5-10% mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm thủy đậu có thể bị biến chứng viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vì, virus Varicella zoster xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu qua đường hô hấp nên sẽ tấn công vào phổi đầu tiên.
  • Bội nhiễm: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do gãi mà mẹ bầu không vệ sinh đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn khác xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu để tình trạng này nặng hơn thì có thể sẽ dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết. Với những tổn thương bị bội nhiễm sâu, lan rộng dễ để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ cho mẹ bầu sau khi lành bệnh
  • Biến chứng thần kinh: Một trong những biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị thủy đậu là hội chứng Guillain-Barré (viêm đa dây thần kinh cấp tính). Mẹ bầu cảm thấy bị đau nhói ở ngón tay và ngón chân do dị cảm và yếu cơ đối xứng ở 2 chân lan dần tới 2 tay. Khi bị biến chứng thần kinh, mẹ bầu thường cảm thấy đau ngón tay, ngón chân, chân đi không vững, thậm chí không cử động được mặt và mắt, khó thở,…
  • Có thể bị áp xe: Khi bệnh diễn biến nặng thì mẹ bầu có thể bị áp xe (ổ viêm sinh mủ) ở não hoặc tủy sống..
Nốt đậu bị vỡ gây viêm mủ da, chốc lở gây mất thẩm mỹ cho vẻ ngoài của mẹ bầu

Nốt đậu bị vỡ gây viêm mủ da, chốc lở gây mất thẩm mỹ cho vẻ ngoài của mẹ bầu

Áp xe não nguy hiểm cho bà bầu 3 tháng đầu

Áp xe não nguy hiểm cho bà bầu 3 tháng đầu

Xem thêm: Bà bầu trong 3 tháng đầu, nên hay không nên đi bộ nhiều?

2. Dấu hiệu nhận biết bị thủy đậu ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Để tránh những biến chứng có thể xảy ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu thì mẹ bầu cần nhận biết được các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh thủy đậu sớm nhất có thể. Biểu hiện của bệnh thủy đậu có sự khác nhau theo thời gian khởi phát. Cụ thể như sau:

  • Thời gian khởi phát: Trong thời gian từ 1-4 ngày trước khi các phát ban xuất hiện trên da thì mẹ bầu có những triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đôi khi đau bụng nhẹ.
  • Thời kỳ toàn phát: Phát ban trên da thường xuất hiện ở vùng mặt đầu tiên, rồi dần dần lan đến phần thân, tứ chi. Tình trạng phát ban thường tiến triển từ 1-4 ngày.

Diễn biến của quá trình này thường là những nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da, rồi hình thành mụn nước lõm ở giữa. Nếu vùng da này bị bội nhiễm thì sẽ thành các mụn mủ. Với các vùng tổn thương vỡ sẽ dần đóng vảy, khi vảy bong thì có thể để lại dát tăng giảm sắc tố do viêm.

Nốt thủy đậu theo từng giai đoạn khởi phát

Nốt thủy đậu theo từng giai đoạn khởi phát

3. Nguyên nhân bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thủy đậu để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Cụ thể, nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở bà bầu 3 tháng đầu chủ yếu là do:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Để phôi thai phát triển, một số tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm. Môi trường chống viêm sẽ diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Vì thế hệ miễn dịch bà bầu 3 tháng đầu suy giảm.
  • Tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu: Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp. Nếu tiếp xúc gần, tiếp xúc đối diện, ở cùng phòng… với bệnh nhân thì mẹ bầu 3 tháng đầu có thể sẽ bị lây bệnh.

Bên cạnh đó, thủy đậu có thời gian ủ bệnh dài khoảng 10-21 ngày và không triệu chứng nên mẹ bầu càng dễ lây bệnh hơn.

Hệ miễn dịch suy giảm khiến bà bầu dễ bị thủy đậu

Hệ miễn dịch suy giảm khiến bà bầu dễ bị thủy đậu

4. 7 việc cần làm ngay khi bà bầu 3 tháng đầu bị thủy đậu

Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh thủy đậu kể trên, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu do thủy đậu:

Nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi khi bị thủy đậu để cơ thể có thời gian để phục hồi các tổn thương do bệnh thủy đậu gây ra.

Mẹ bầu bị thủy đậu nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi

Uống nhiều nước, chất điện giải: Nước và các chất điện giải giúp kiểm soát cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể vì mẹ bầu dễ bị mất nước do bị sốt khi chống lại các virus gây bệnh thủy đậu. Bổ sung nước và chất điện giải giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào các tế bào, điều hòa huyết áp tránh sự mệt mỏi. Bên cạnh nước lọc, oresol, mẹ bầu có thể bổ sung thêm nước dừa, nước dưa hấu, sữa và các loại nước ép trái cây khác.

Nước điện giải từ nước dừa và muối

Nước điện giải từ nước dừa và muối

Chế độ dinh dưỡng

  • Thức ăn dạng lỏng: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nên bổ sung thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, thanh nhiệt, tính mát, có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau bụng, giải độc tố trong cơ thể. Ví dụ như: cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, đậu xanh, đậu đỏ.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây: Bà bầu cũng nên tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, K, sắt, canxi,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, để cơ thể hạn chế hoạt động của các virus gây bệnh thủy đậu.
  • Những loại thực phẩm cần tránh: Mẹ bầu nên tránh ăn đồ tanh, đồ nếp, đồ cay và mặn, các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức ăn chứa arginine (như sô-cô-la, đậu phộng, các loại hạt,…) Bởi vì các loại thức ăn này làm thúc đẩy chứng viêm, khiến tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục.
Cháo đậu xanh tốt cho bà bầu mắc thủy đậu

Cháo đậu xanh tốt cho bà bầu mắc thủy đậu

Vệ sinh cơ thể đúng cách

  • Mẹ bầu cần vệ sinh thân thể bằng nước ấm, không được tắm quá lâu và phải lau khô người.
  • Tuyệt đối không được gãi để phòng ngừa vỡ mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh, sẽ khiến tình trạng lây lan nhanh hơn và để lại sẹo.
  • Mẹ bầu không nên tự ý bôi bất kỳ chất gì lên các nốt phỏng nước do thủy đậu nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Kiêng gió: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nên nằm phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời nhưng tránh gió.

Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần cẩn thận đi khám thai ở mốc quan trọng nhằm phát hiện dị tật hoặc dấu hiệu bất thường để bác sĩ hướng dẫn và chỉ định.

Phòng lây nhiễm cho mọi người xung quanh: Khi mẹ bầu không may bị thủy đậu nên tự cách ly khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa,…

5. Cách phòng ngừa thủy đậu khi mang thai

Cách phòng ngừa thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu như sau:

  • Tiêm vacxin trước khi mang thai: Phụ nữ chuẩn bị có thai thì nên hoàn tất lịch tiêm ngừa thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
  • Mẹ bầu không tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu: Nếu mẹ bầu lỡ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng tiêm miễn dịch thủy đậu.
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên chủ động phòng ngừa và kịp thời điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên chủ động phòng ngừa và kịp thời điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu nếu được điều trị kịp thời, đúng cách không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ hãy theo dõi và thăm khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị thủy đậu.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    339

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    739

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    26

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám