3.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Hỏi đáp bác sỹ, Sản khoa
MỤC LỤC
Chuẩn bị những kiến thức trước khi mang thai bằng cách lên kế hoạch bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và thay đổi lối sống khoa học là điều cần thiết. Không những tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật hay các sảy thai, sinh non ở mẹ… Biết được điều này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã mời bác sĩ đến để tư vấn và giải đáp câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất “Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì“. Cùng theo dõi những tư vấn của bác sĩ dưới đây!
Xem thêm:
Bác sĩ MEDIPLUS trả lời
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi sau này. Người mẹ mang thai 3 tháng đầu nên biết về những thay đổi đáng lưu ý của cơ thể sau đây:
Ốm nghén: 85% các bà mẹ trong khi mang thai 3 tháng đầu đều phải trải qua tình trạng nghén. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do sự tăng nhanh chóng của hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) và estrogen. Lúc này mẹ thường có các biểu hiện như:
Ốm nghén gây buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Nổi mụn: Các mẹ bầu có thể bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn.
Tăng kích thước bầu ngực và ngực trở nên nhạy cảm hơn: Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến vú để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa (thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ).
Một số thay đổi khác: Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, luôn cảm thấy đói, tâm trạng thất thường…
Những thay đổi này là hoàn toàn bình thường và phổ biến với bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu cũng như người thân cần nắm vững để hiểu rõ cũng như cần biết phải làm gì là tốt nhất.
Các mẹ bầu có thể khắc phục các triệu chứng trên bằng cách tham khảo các cách sau:
Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn để hình thành cơ thể và não bộ. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên) với khoảng 2300-2400 kcal/ngày. Ngoài ra:
Lưu ý: Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi lúc này còn quá nhỏ, do ảnh hưởng của ốm nghén và các yếu tố khác nên thông thường mẹ bầu sẽ không tăng cân hoặc tăng rất ít (khoảng 1- 2 kg). Vì vậy, nếu mẹ bầu thấy cân nặng không tăng trong giai đoạn này thì đừng quá lo lắng.
Mẹ bầu chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày
Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén nặng và dẫn tới sút cân, mẹ cần thăm khám sớm để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời. Để giảm tình trạng khó chịu do ốm nghén gây ra, ngoài những biện pháp ở trên mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Mẹo giảm nghén:
Chế độ ăn uống phù hợp:
Lối sinh hoạt khoa học:
Mẹ bầu có thể sử dụng trà gừng, kẹo gừng,… để giảm triệu chứng buồn nôn do ốm nghén
Bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần thăm khám bác sĩ, tuy nhiên dưới đây là biểu hiện nghiêm trọng mẹ cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu sảy thai dưới đây:
Ra máu bất thường
Ra máu âm đạo lượng ít có thể là hiện tượng bình thường ở giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu âm đạo chảy máu bất thường có màu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín lặp đi lặp lại thì đó là triệu chứng báo hiệu lượng hormone sụt giảm và sảy thai có thể xảy ra. Một số trường hợp chảy máu nặng có thể vón cục và tự mất đi sau vài ngày.
Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc thai phụ có tiền sử sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đau bụng dữ dội
Cơn đau tương tự như khi hành kinh nhưng có thể là dấu hiệu dọa sảy hay mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu mẹ bầu xuất hiện cơn đau âm ỉ hay kéo dài vùng bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo hay khó thở thì mẹ cần nhanh chóng vào viện để kịp thời xử lý.
Xuất hiện cơn co thắt nghiêm trọng
Các cơn co thắt tử cung chỉ được xem là bình thường nếu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các cơn co vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu trước 20 tuần thì đây lại là dấu hiệu của sảy thai. Các cơn co thắt thường kéo dài 5- 20 phút một lần kèm chảy máu hoặc thở khó khăn thì mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt.
Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt
Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt là hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý khác như sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức thận trọng.
Nếu mẹ gặp một trong những biểu hiện trên thì cần được thăm khám ngay.
Mẹ cần hết sức thận trọng nếu chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu.
Lưu ý chung:
3 tháng đầu là giai đoạn tương đối khó khăn, mẹ bầu phải đối diện với việc ốm nghén và đây cũng là giai đoạn dễ sảy nhất. Đây cũng là giai đoạn cả mẹ bầu và người thân thường xuyên tiếp xúc với lời khuyên truyền miệng, bài thuốc dân gian, kiêng khem từ người xưa.
Thêm vào đó, mẹ bầu thường lên mạng tìm kiếm thông tin rất dễ dẫn đến: hoang mang, không biết phải làm sao. Để tránh tình trạng này, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tìm chọn nguồn thông tin uy tín: bác sĩ chuyên khoa, bệnh viện để có được thông tin chính xác, khoa học.
Định hướng cách xử lý
Tổ hợp y tế MEDIPLUS xin cám ơn bác sĩ đã tham gia tư vấn thông tin “Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì”. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có những kiến thức hữu ích nhất để chuẩn bị tốt nhất trong giai đoạn này. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu cần tư vấn hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp và hỗ trợ thăm khám, hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu là một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Viêm đường tiết niệu khi mang thai không…
Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…
Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.