Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều có sao không?

Cập nhật 04/09/2024

32.3K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với cơ thể mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu thường có nhiều chú ý trong việc ăn uống đi lại. Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều cần chú ý những gì? Câu trả lời sẽ được tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp và hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Đi lại nhiều khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Thói quen vận động đi lại thường được khuyến khích vì giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn. Đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, có nên đi lại nhiều hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Bầu 3 tháng đầu thường chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút và 3 ngày/tuần.

Mang thai 3 tháng đầu không nên đi lại quá nhiều

Mang thai 3 tháng đầu không nên đi lại quá nhiều

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Nếu đi lại quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và nghén nhiều hơn do nhạy cảm với mùi xăng. Việc di chuyển nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Đi đường xóc, ổ gà: Địa hình di chuyển gập ghềnh dễ khiến mẹ bầu ngã xuống đường gây sảy thai.
  • Phanh gấp: Khi đi lại nhiều trên các phương tiện giao thông, nguy cơ phanh gấp dễ khiến bụng và tử cung mẹ bầu bị chèn ép, nguy hiểm cho thai nhi.
  • Đối với những thai phụ say xe, say sóng: Việc đi lại nhiều bằng các phương tiện như xe buýt, xe khách,… dễ dẫn đến tình trạng nôn nhiều, mất nước nguy cơ suy kiệt cơ thể.

Tóm lại mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đi lại nhiều. Điều này không có nghĩa mẹ bầu không được đi đâu, điều quan trọng mẹ bầu biết cách di chuyển đúng cách trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn đi lại đúng cách cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên biết cách đi lại đúng trong từng loại hình thức và phương tiện di chuyển. Cụ thể như sau:

2.1 Đi bộ

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể đi bộ tập thể dục để duy trì sức khỏe và giúp tuần hoàn máu tốt hơn.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi bộ cùng người thân vào buổi sáng có không khí trong lành

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi bộ cùng người thân vào buổi sáng có không khí trong lành

Cách đi:

  • Thời gian đi bộ: Buổi sáng là khoảng thời gian thích hợp cho mẹ bầu. Vì lúc này thời tiết khá trong lành, hỗ trợ tốt hơn cho hệ hô hấp của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên đi bộ quá thường xuyên, tốt nhất là duy trì khoảng 2 – 3 ngày/tuần, mỗi lần đi khoảng 10 – 15 phút.
  • Trang phục: Khi đi bộ, mẹ bầu nên ưu tiên những loại trang phục rộng rãi thoải mái và đi giày mềm đế thấp.

Lưu ý:

  • Quãng đường đi: Mẹ bầu cần lựa chọn quãng đường di chuyển linh hoạt theo tình trạng sức khỏe mẹ bầu. Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt hay mỏi, nên dừng lại để nghỉ ngơi.
  • Địa hình: Việc đi bộ trên mặt đường bằng phẳng cũng đảm bảo an toàn hơn cho mẹ bầu, tránh nguy cơ vấp ngã.
  • Không gian đi bộ trong lành, mặt đường an toàn: 3 tháng đầu mẹ bầu thường ốm nghén dẫn đến việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng không được tốt. Do đó hệ miễn dịch mẹ bầu thường kém đi. Do vậy, đi bộ ở nơi thoáng mát, trong lành sẽ giúp hạn chế được vi khuẩn tấn công sức khỏe mẹ bầu.
  • Có người thân đi cùng: Mẹ bầu nên rủ ông xã đi bộ cùng để vừa có người trò chuyện, vừa có thể xử lý nhanh nếu mẹ bầu có gặp nguy hiểm gì.
  • Trường hợp không nên đi bộ: Những người bệnh tim, tiền sử sinh non thì không nên đi bộ. Vì điều này có thể khiến tim hoạt động nhiều hơn, gây nguy hiểm.

2.2 Di chuyển bằng xe máy

Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu sức khỏe mẹ bầu tốt, phản xạ nhanh nhạy, chắc tay lái thì việc di chuyển bằng xe máy được xem là an toàn. Tuy nhiên vẫn khuyến khích các mẹ bầu ngồi sau xe máy có người thân cầm lái hơn là tự cầm lái.

Mẹ bầu nên lựa chọn giày đế thấp khi di chuyển bằng xe máy trong toàn bộ thai kỳ

Mẹ bầu nên lựa chọn giày đế thấp khi di chuyển bằng xe máy trong toàn bộ thai kỳ

* Cách đi xe máy an toàn cho mẹ bầu:

  • Loại xe: Mẹ bầu nên lựa chọn xe ga hoặc xe có chiều cao và kích thước vừa phải để thuận tiện hơn trong trường hợp tự cầm lái và lên xuống xe.
  • Tốc độ: Mẹ bầu nên di chuyển với tốc độ chậm, không nên đi nhanh và tránh không đi đường sóc, có nhiều ổ gà, ổ voi trên đường.
  • Xử lý khi dừng, đỗ xe: Khi dừng hoặc đỗ xe, mẹ bầu nên quan sát gương chiếu hậu để có thể quan sát các phương tiện di chuyển đằng sau. Mẹ bầu nên từ từ giảm tốc độ chứ không nên dừng đột ngột nhằm tránh các va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Trang phục khi đi xe máy để đảm bảo an toàn: Mẹ bầu nên mặc đồ thoải mái, phải đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, đeo khẩu trang. Vào những ngày nắng nóng các mẹ cần sắm thêm áo, váy chống nắng, kính râm,…

2.3 Di chuyển bằng máy bay

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu, nếu mẹ bầu không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe vẫn có thể di chuyển bằng máy bay. Nếu mẹ bầu thì nghén quá nặng thì không nên di chuyển bằng phương tiện này. Vì sự thay đổi áp suất không khí trong máy bay có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi hô hấp, làm tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn.

Bầu 3 tháng cần khám sức khỏe và hỏi xin ý kiến bác sĩ trước khi di chuyển bằng máy bay

Bầu 3 tháng cần khám sức khỏe và hỏi xin ý kiến bác sĩ trước khi di chuyển bằng máy bay

* Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi di chuyển bằng máy bay:

  • Chuẩn bị giấy tờ: Tùy mỗi hãng bay khác nhau mà sẽ có những yêu cầu cụ thể về giấy tờ cần chuẩn bị cho mẹ bầu trước khi lên máy bay. Nhìn chung đó sẽ là những loại giấy tờ chứng minh tình trạng sức khỏe mẹ bầu ổn định cho bác sĩ xác nhận.
  • Vị trí ngồi phù hợp: Mẹ bầu nên chọn vị trí ngồi rộng rãi để có thêm chỗ để chân, nếu có thể nên lựa chọn vị trí ngồi có không gian thư giãn hoặc ghế trống bên cạnh. Đặc biệt, mẹ bầu cần đảm bảo thắt dây an toàn đúng quy định trong suốt chuyến bay.
  • Chỉ nên mang vật dụng giúp chuyến bay thoải mái, dễ chịu: gối kê cổ, đồ ăn nhẹ, một số loại thuốc cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả các vật dụng sinh hoạt, mẹ bầu cần chuẩn bị vào ngày hôm trước.
  • Chọn trang phục: Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, dễ cử động và đi lại.

2.4 Di chuyển bằng phương tiện khác

Ngoài các phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng máy bay, thì có thể mẹ bầu sẽ di chuyển bằng xe khách, xe bus, tàu thủy. Dưới đây là một vài hướng dẫn mẹ bầu cách di chuyển an toàn trên các loại hình này.

Mẹ bầu không nên đứng trên các phương tiện công cộng như xe bus để hạn chế các rủi ro trên đường

Mẹ bầu không nên đứng trên các phương tiện công cộng như xe bus để hạn chế các rủi ro trên đường

Cách đi lại trên xe khách/xe bus:

  • Chủ động xin nhường ghế: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, kích thước bụng vẫn còn nhỏ và chưa rõ nên mẹ bầu nên chủ động xin nhường ghế, không nên đứng trên các phương tiện đông người như xe bus, xe khách.
  • Đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi đi: Trên các phương tiện công cộng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì vậy mẹ bầu nên đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi di chuyển bằng phương tiện công cộng.
  • Tư thế ngồi an toàn: Mẹ bầu 3 tháng nên ngồi thoải mái, thẳng lưng, chân hơi dang ra một chút. Để tạo thế vững thì mẹ bầu cũng nên bám vào thành ghế của ghế ngồi trước mình.

Lưu ý: Khi di chuyển bằng phương tiện như xe khách/xe bus thường có tình trạng say xe. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị trước các cách để phòng/giảm tình trạng này. Mẹ bầu có thể tham khảo 2 cách đơn giản sau:

Mẹ bầu hay bị say tàu xe thì nên chuẩn bị các gừng hoặc vỏ quýt để ngửi, giảm tình trạng buồn nônv

Mẹ bầu hay bị say tàu xe thì nên chuẩn bị các gừng hoặc vỏ quýt để ngửi, giảm tình trạng buồn nôn

  • Gừng: Theo đông y gừng có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói vì vậy có thể giảm bớt tình trạng say xe hiệu quả cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể thái lát gừng tươi dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm một miếng gừng tươi trong miệng.
  • Vỏ quýt: Cũng giống như gừng, vỏ quýt trong đông y được xem như phương pháp làm giảm chứng say xe, an toàn cho mẹ bầu. Mùi thơm của vỏ quýt có thể giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn.

Cách đi lại trên tàu thủy

Khi đi trên tàu thủy mẹ bầu nên ngồi đúng tại vị trí, hạn chế việc đứng lên hoặc di chuyển. Mẹ bầu phải luôn mặc sẵn áo phao trước khi lên tàu (không mặc áo phao bơm hơi, vì loại này dễ bị thủng) để chủ động bảo vệ bản thân trong các trường hợp xấu. Cụ thể, các mẹ cần lưu ý:

  • Trước khi đặt vé trên tàu thủy: Mẹ bầu cần kiểm tra thông tin xem trên tàu có dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không. Việc này giúp mẹ bầu chủ động tìm được người hỗ trợ giúp đỡ kịp thời.
  • Di chuyển bằng tàu thủy cũng có nguy cơ say sóng: Vì vậy mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp của say xe để chống/giảm cảm giác khó chịu này.

3. Lưu ý trong quá trình đi lại với thai phụ 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần tuyệt đối cẩn thận trong quá trình đi lại, tuyệt đối không đi lại nhiều, nhất là khi gặp một trong số những trường hợp sau:

Bầu 3 tháng cần nhớ những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên các phương tiện giao thông

Bầu 3 tháng cần nhớ những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên các phương tiện giao thông

  • Có vấn đề về cổ tử cung: Mẹ bầu di chuyển nhiều sẽ khiến cho tử cung dễ bị áp lực dẫn đến sảy thai.
  • Bị tiểu đường thai kỳ: Trong trường hợp này mẹ bầu nên hỏi xin ý kiến các bác sĩ để có lời khuyên cho chế độ đi lại/tập luyện phù hợp nhất. Việc tự ý đi lại quá nhiều có thể khiến sức khỏe mẹ bầu bị ảnh hưởng, nhất là huyết áp và tim mạch.
  • Huyết áp cao, tiền sản giật: Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu đi lại nhiều có nguy cơ gây sức ép lên tim rất nguy hiểm.
  • Có những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ: Trường hợp này, mẹ bầu nên thăm khám ngay tại các cơ quan hoặc phòng khám chuyên khoa. Như vậy các bác sĩ có thể kịp thời xác định những dấu hiệu đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu hay không.
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi: Giai đoạn này, quá trình trao đổi chất của mẹ bầu diễn ra chậm. Vì vậy mà khả năng ổn định đường huyết giảm, đi lại nhiều không tốt cho huyết áp.

Những hình thức đi lại phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu:

  • Trong số các phương tiện tham gia giao thông, ô tô có lẽ là phương tiện an toàn nhất đối với mẹ bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên di chuyển bằng ô tô một quãng đường xa. Nếu khoảng cách quá dài, mẹ bầu nên ưu tiên di chuyển bằng máy bay.
  • Với những mẹ bầu có thể di chuyển bằng xe máy thì nên tránh những đoạn đường xóc, xấu, nhiều ổ gà để giảm tác động tới tử cung.

Đi lại là nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Nhưng đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều là việc cần được chú ý đặc biệt. Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc về vấn đề đi bộ.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    739

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    826

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám