5.9K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Khi mang thai 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu cảm thấy bối rối với những lời khuyên chú ý về nhiều thứ như dinh dưỡng, cách đi lại, cách ngủ,… kèm theo đó là hàng trăm thắc mắc của các mẹ bầu mang thai đặc biệt là lần đầu. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu được gỡ rối nhờ lời khuyên từ chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS để có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh.
>>> Xem thêm:
Tháng 1 của thai kỳ dường như mẹ bầu chưa thể cảm nhận được rằng mình có thai. Thông qua thử thai hoặc xét nghiệm HCG mẹ bầu mới có thể phát hiện được việc mình có thai hay không? Dưới đây là toàn bộ các thông tin về việc em bé phát triển thế nào, mẹ bầu thay đổi ra sao? Và toàn bộ chỉ dẫn các việc cần làm dành cho mẹ bầu.
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầy cần làm những gì?
Vào tháng đầu tiên của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Lúc này một số bộ phận trên cơ thể em bé bắt đầu được hình thành: miệng, cổ họng, hệ thống tuần hoàn và tế bào máu. Ở tháng đầu tiên này, thai nhi vẫn còn rất nhỏ, kích thước chỉ bằng hạt vừng.
Vào cuối tuần thứ tư của thai kỳ khi đo tim thai có thể thấy nhịp tim của bé đạt khoảng 65 lần/phút. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có thể phát hiện được tim thai ở tuần thứ 4, nhiều em bé tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 5 hoặc tuần thứ 6.
Thời điểm này cơ thể mẹ chưa có thay đổi nhiều, bụng vẫn còn bé. Tháng đầu tiên trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng chưa cảm nhận được những khó chịu của cơn nghén gây ra, nên mọi thứ còn khá dễ chịu.
Đối với những mẹ bầu mang song thai, đa thai thì ngay trong tháng đầu mẹ bầu sẽ dễ bị nhạy cảm hơn về mùi, vị hơn so với những mẹ bầu chỉ mang đơn thai.
Tranh thủ lúc cơ thể còn chưa chịu nhiều ảnh hưởng của nghén khiến cho cơ thể mệt mỏi, mẹ bầu cần chú ý một số điều dưới đây:
BỔ SUNG DINH DƯỠNG
Tháng đầu tiên trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn dưỡng chất khác nhau, đặc biệt cần chú trọng vào các nhóm dinh dưỡng trọng điểm:
Acid folic
Acid folic là thành phần quan trọng giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh ở trẻ
Sắt
SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Trong sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu cần tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa cafein và hạn chế tiếp xúc với thuốc lá. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ngủ sớm và ngủ đủ từ 7 – 8h mỗi ngày.
KHÁM THAI HOẶC XÉT NGHIỆM
Khi thấy mình có dấu hiệu mang thai như chậm kinh thì mẹ bầu cần đi khám ngay. Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu có thể phát hiện được thai nhi đã vào tử cung hay chưa, số lượng thai, cũng như những bất thường mà mẹ đang gặp phải: u xơ, u nang buồng trứng,…
LƯU Ý:
Tháng đầu tiên rất ít mẹ có thể phát hiện việc mình mang thai, vì thế các hoạt động vẫn có thể diễn ra bình thường. Mẹ nên chú ý về sự thay đổi của chu kỳ kinh và cơ thể báo hiệu dấu hiệu mang thai sớm để hạn chế việc dùng thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tốt hơn hết, nếu như mẹ bầu có ý định mang thai thì nên acid folic và sắt trước giai đoạn mang thai 3 tháng để mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu và thai nhi có những thay đổi nhất định, khác biệt hoàn toàn so với tháng đầu tiên của thai kỳ.
Bước sang tháng thứ 2, thai nhi phát triển khá rõ, kích thước của em bé đã bằng khoảng hạt đậu và nặng khoảng 1g dài khoảng 1,6cm. Thời điểm này các bộ phận trên cơ thể em bé tiếp tục hình thành và phát triển: ống thần kinh, đường tiêu hóa, ngón tay, ngón chân và cơ quan cảm giác.
Bước sang tháng thứ 2 thai nhi đã bắt đầu hình thành ngón tay, ngón chân, ống tiêu hóa,…
Tháng thứ 2 mang thai trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bụng của mẹ đã lớn hơn một chút so với tháng đầu mang thai, . Đây là giai đoạn mà mẹ bầu bắt đầu phải đối phó với các cơn nghén khiến cho mẹ bầu luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, nôn, sụt cân, trướng bụng và nhạy cảm với mùi.
Để làm giảm mệt mỏi trong tháng thứ 2 mang thai và đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường mẹ bầu cần:
DINH DƯỠNG
Ngoài những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong tháng đầu mang thai thì mẹ cần tập trung thêm vào nhóm dinh dưỡng trọng điểm:
Canxi
Sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu 3 tháng
Protein
Vitamin E
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu cần thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày để giảm nghén và thai nhi phát triển ổn định. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ:
KHÁM THAI
Lúc này thai nhi đã di chuyển vào tử cung và khi siêu âm có thể dễ dàng phát hiện được nhịp tim của em bé với nhịp độ khoảng 140 – 170 lần/ phút tùy bé. Siêu âm thai thường được thực hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 để phát hiện tim thai giúp bác sĩ có những điều chỉnh đúng đắn.
LƯU Ý
Bước sang tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn trước đó, cụ thể là:
Mẹ bầu nên trò chuyện với thai nhi mỗi ngày để gửi gắm tình yêu của mẹ qua giọng nói
Ghi nhớ những lưu ý này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được tháng thứ 2 của thai kỳ nhẹ hàng hơn để có sức khỏe thật tốt và bước sang tháng thứ 3 nhiều “thử thách” hơn.
Đây là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, em bé và mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhiều hơn so với những tháng trước đó.
Vào tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, Thai nhi đã trở nên “cứng cáp” hơn, các ngón tay, ngón chân đã dần trở nên rõ rệt, thậm chí có thể thấy em bé cử động ngón tay khi siêu âm. Cùng thời điểm này cơ quan sinh dục, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu đang hình thành và phát triển.
Sang tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu vẫn phải đối mặt với những cơn nghén nặng khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ thấy cơ thể có những thay đổi nhất định, tử bụng dần nhô lên khỏi vùng chậu, tăng kích thước ngực, quầng vú lớn hơn hoặc tăng cân,…
Dưới đây là những điều mẹ cần làm trong tháng thứ 3 mang thai:
Chuối chín chứa nhiều vitamin B6 rất tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Trong sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:
Với những lưu ý này sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện sức khỏe, cải thiện tâm lý để vượt qua cơn nghén dễ dàng hơn.
KHÁM THAI VÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM
Mẹ bầu cần tiến hành khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé và tính ngày dự kiến sinh. Bên cạnh đó, vào khoảng tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ mẹ bầu cần tiến hành thực hiện thêm một số chẩn đoán:
Mẹ bầu nên thực hiện đủ cả 2 chẩn đoán trên để chắc chắn rằng em bé đang phát triển lành lặn, khỏe mạnh từng ngày trong cơ thể mình.
Ở tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cũng không nên chủ quan, mà cần lưu ý một số điều dưới đây:
Trên đây là một số chú ý mà mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần thực hiện để sức khỏe luôn ổn định và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn. Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần lắng nghe cơ thể mình, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…
Chuyên mục: Sản khoa
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…
Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.