Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

Cập nhật 16/09/2024

1.2K

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

MỤC LỤC

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, liệu tình trạng bà bầu bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không? Bà bầu bị ngứa nên kiêng ăn gì? Cách chữa trị ra sau? Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Bầu bị ngứa khi mang thai là gì?

Tình trạng mẹ bầu ngứa toàn thân khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và phần lớn không gây hại, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Thường thì ngứa sẽ tự hết sau khi sinh và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai là gì?

Bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết ngứa thai kỳ bao gồm:

  • Đỏ và ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Phát ban hoặc ngứa trên toàn cơ thể.
  • Da bị rạn gây ngứa ở vùng ngực, bụng, đùi, và mông (thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ).

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín có sao không

2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển mạnh mẽ về kích thước, hoặc khi thời tiết nắng nóng làm đổ nhiều mồ hôi. Ngứa có thể khiến mẹ bầu gãi và gây trầy xước da, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm rằng các cơn ngứa này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt sau khi sinh. Nếu ngứa kèm theo các triệu chứng khác hoặc có biểu hiện bất thường, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe:

  • Ngứa toàn thân kèm vàng da: Có thể là dấu hiệu của ứ mật trong gan khi mang thai, khi dịch mật bị tích tụ và gây ngứa toàn thân, đau rát và đỏ do gãi.
  • Ngứa kèm tổn thương da có vảy: Có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu như vảy nến, chàm, v.v.
  • Phát ban kèm sốt: Có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu hoặc nhiễm virus herpes.
  • Ngứa kèm nóng rát vùng âm đạo: Có thể là biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm nấm, khuẩn vùng âm đạo.

Đón đọc: Mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu – Top 7 việc cần làm ngay

3. 7 nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân

Dưới đây là các nguyên nhân gây mẹ bầu bị ngứa toàn thân mà chị em cần chú ý:

Mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy

Một lần nữa, hormone là nguyên nhân ẩn sau tình trạng ngứa toàn thân ở mẹ bầu. Sự thay đổi hormone làm cho cơ thể mẹ nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng với thực phẩm, thời tiết, hương liệu, chất tẩy rửa, hoặc các yếu tố môi trường như bụi bẩn, lông thú, và sợi vải.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy

Đặc biệt đối với những mẹ đã có vấn đề về da như eczema, tình trạng ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ.

Thay đổi hormone

Các chuyên gia giải thích rằng hiện tượng bà bầu bị ngứa khi mang thai chủ yếu do sự thay đổi mức hormone estrogen trong thai kỳ. Sự thay đổi này có thể gây ra các nốt ban đỏ, mề đay và tình trạng da khô sần, khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy ngứa và có xu hướng gãi.

Da bị kéo giãn, tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da

Từ tam cá nguyệt thứ hai, bụng, ngực, mông và đùi của mẹ bầu bắt đầu lớn dần do sự phát triển của thai nhi và tăng cân. Sự gia tăng này làm căng da, dẫn đến sự hình thành các vết rạn, đặc biệt là ở vùng bụng dưới từ cuối tam cá nguyệt thứ hai. Khi da bị kéo giãn, mẹ bầu thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, và có thể gặp thêm tình trạng khô da hoặc nổi mẩn.

Da bị kéo giãn, tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da mẹ bầu

Da bị kéo giãn, tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da mẹ bầu

Trong những tháng đầu của thai kỳ, cảm giác ngứa ở vùng bụng cũng khá phổ biến. Đây là do lưu lượng máu tăng lên, khiến máu chảy nhiều hơn về bề mặt da, gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.

Viêm nang lông, da bọng nước

Viêm nang lông, da bọng nước và các vấn đề về da khác có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ, gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho bà bầu. Chứng viêm chân lông và sẩn mủ ở nang lông thường xuất hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ, cũng có thể góp phần vào tình trạng ngứa ngáy.

Ngoài ra, viêm da dị ứng thường xảy ra trong giai đoạn 20-21 tuần thai, gây ra các mảng đỏ như mề đay, mẹ bầu nổi mụn ngứa ở bụng. Bệnh bắt đầu với các vết nổi mẩn quanh vùng rốn và sau đó lan rộng ra lưng, bàn tay, và bàn chân, làm cho mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy và bứt rứt.

Stress

Sức khỏe tinh thần kém cũng góp phần khiến mẹ bầu nổi mẩn ngứa. Căng thẳng không chỉ khiến mẹ cảm thấy uể oải và mệt mỏi mà còn làm tình trạng ngứa da trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Có tiền sử bệnh lý 

Bệnh mề đay, sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)

Bệnh mề đay (PUPPP) thường biểu hiện bằng các vết sưng đỏ, ngứa và phát ban giống như tổ ong trên bụng của mẹ bầu. Triệu chứng thường bắt đầu trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc hai tuần đầu sau sinh, và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai đôi. 

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do bệnh mề đay, sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do bệnh mề đay, sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)

Mặc dù gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, PUPPP là tình trạng lành tính. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định, và phát ban thường bắt đầu từ vùng bụng rồi lan ra đùi, mông, lưng, và hiếm khi xuất hiện ở tay và chân.

Ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ nhưng có thể gây biến chứng cho thai nhi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền hoặc sự gia tăng hormone thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai, làm chậm dòng chảy mật từ gan, dẫn đến tích tụ axit mật trong máu và gây ngứa.

Triệu chứng nhận biết bao gồm: Gây ngứa dữ dội, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân, thường nặng hơn vào ban đêm và có thể gây mất ngủ. Các triệu chứng khác bao gồm vàng da, buồn nôn và chán ăn.

Bệnh thủy đậu

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu thường gặp biến chứng nghiêm trọng hơn so với người không mang thai. Bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm não, và có thể dẫn đến tử vong. Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng phổ biến nhất, phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban.

Bệnh thủy đậu gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Bệnh thủy đậu gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Triệu chứng: Phát ban dạng nốt phỏng trên mặt, tay, chân, kèm sốt. Nếu không chăm sóc đúng cách, có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu cần được theo dõi chặt chẽ cả về sản khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên làm gì? 

Để làm dịu tình trạng ngứa toàn thân và mẩn ngứa ở bụng, mẹ bầu có thể thử áp dụng những phương pháp sau đây:

Dùng xà phòng dịu nhẹ

Trong thai kỳ, làn da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, mẹ nên chọn sữa tắm có độ pH cân bằng từ 4,5 đến 5,5 để tránh làm khô da. Da khô có thể là nguyên nhân gây ra ngứa toàn thân cho mẹ bầu.

Cấp ẩm và dưỡng ẩm phù hợp

Sự phát triển của thai nhi và tăng cân của mẹ bầu có thể dẫn đến việc da bị rạn, khô và ngứa. Để giảm tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối, mẹ bầu nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày. Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm từ nguồn gốc thực vật như dầu dừa hoặc dầu oliu, và đảm bảo chúng an toàn cho phụ nữ mang thai. Thời điểm lý tưởng để dưỡng ẩm là sau khi tắm.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên cấp ẩm và dưỡng ẩm phù hợp

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên cấp ẩm và dưỡng ẩm phù hợp

Mặc quần áo rộng, chất liệu tự nhiên và giữ áo quần luôn khô ráo

Trang phục không phù hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của mẹ bầu và dẫn đến ngứa ngáy. Do đó, mẹ nên chọn quần áo làm từ chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi và dễ chịu. Tránh mặc quần áo chật, chất liệu bí bách, cứng hoặc ẩm mốc để bảo vệ da khỏi tình trạng ngứa.

Nên uống nhiều nước

Dù không bị ngứa ngáy, bà bầu vẫn nên uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thải độc trong cơ thể. Uống nhiều nước hoặc nước trái cây giúp duy trì độ ẩm cho da, từ đó ngăn ngừa tình trạng khô da và ngứa ngáy.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Tất cả chúng ta đều cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, và đặc biệt là mẹ bầu, vì mẹ không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho thai nhi. Đối với mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ, nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu vitamin A và D như củ quả, trứng, cá, và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng nên uống đủ nước và hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, cũng như các chất kích thích và đồ uống có cồn.

Mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

Mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

Đi khám bác sĩ 

Ngứa trong thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường sẽ tự biến mất sau khi sinh và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.

Các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa, xem nó là do thay đổi sinh lý hay do bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý, mẹ bầu không cần điều trị vì tình trạng này thường sẽ chấm dứt sau khi sinh. Nếu nguyên nhân là bệnh lý, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ.

5. 5 Cách chữa khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân

Chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng ngứa trong thai kỳ. Để thực hiện, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

  • Nhúng một chiếc khăn mềm vào nước, vắt ráo và để vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Sau khoảng 30 phút, lấy khăn ra và đắp lên vùng da bị ngứa.

Sử dụng nha đam và yến mạch

Nha đam và yến mạch thường được sử dụng trong các loại mặt nạ dưỡng da và là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho bà bầu bị ngứa. Để cải thiện tình trạng ngứa khi mang thai, mẹ có thể thực hiện theo cách sau:

  • Rửa sạch lá nha đam tươi, gọt bỏ gai và vỏ.
  • Lấy phần thịt của nha đam và đắp lên vùng bụng bị ngứa. Nha đam sẽ giúp xoa dịu và mang lại cảm giác mát lạnh cho da.
Cách chữa khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân bằng nha đam và yến mạch

Cách chữa khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân bằng nha đam và yến mạch

Dùng lá trầu với mẹ bầu ngứa vùng kín

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín có thể sử dụng lá trầu không để xông vùng kín, giúp sát khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm bằng cách:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, vò nát, và cho vào nồi nước đun sôi, sau đó đổ nước ra chậu.
  • Dùng chậu nước này để xông vùng kín trong khoảng 5-10 phút.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên dùng lá khế tươi

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, lá khế được sử dụng trong dân gian để điều trị sơn ăn, mẩn ngứa, lở loét, và sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 200g lá khế tươi
  • 2 thìa cà phê muối trắng
  • 1/2 quả chanh
  • 2 lít nước

Cách làm:

  • Rửa sạch lá khế, cho vào nồi và vò nát. Thêm nước và muối trắng, đun sôi.
  • Khi nước sôi, tắt bếp, mở vung, để nước nguội bớt rồi vắt chanh vào.
  • Dùng khăn mềm thấm nước khế để lau người và chườm kỹ lên những vùng da bị ngứa.
  • Sau đó, tắm lại với nước sạch.
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên dùng lá khế tươi

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên dùng lá khế tươi

Bôi thuốc (tham khảo ý kiến Bác sĩ)

Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin (Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine) hoặc kem steroid tại chỗ để giảm ngứa và mề đay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc và nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi gặp triệu chứng.

6. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên tránh và kiêng gì?

Tắm nước nóng

Nước nóng và nhiệt độ cao có thể làm tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Để giảm thiểu sự khó chịu, mẹ bầu nên tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc tiếp xúc với các nguồn nhiệt cao.

Tránh gãi mạnh vùng da ngứa

Dù rất khó để cưỡng lại cơn gãi để giảm ngứa, mẹ bầu nên cố gắng không gãi. Việc gãi nhiều sẽ khiến da bị kích thích hơn và dễ bị tổn thương.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên tránh gãi mạnh vùng da ngứa

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên tránh gãi mạnh vùng da ngứa

Tự mua thuốc bôi hoặc uống

Để đảm bảo rằng cơn ngứa không phải do các bệnh lý như ứ mật thai kỳ hoặc dị ứng, mẹ bầu nên kiểm tra kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể không chỉ không giảm ngứa mà còn đưa các chất có hại vào cơ thể.

Hạn chế ăn một số thực phẩm (kiêng ăn gì)

Mẹ bầu bị ngứa nên kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau đây:

  • Trứng
  • Thịt đỏ và sữa
  • Thực phẩm chứa gluten
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Hải sản như tôm, cua, sò, vì chúng có thể chứa histamine gây dị ứng và ngứa
  • Đồ uống có cồn, vì chúng làm giãn mạch máu, tăng cảm giác ngứa và có thể ảnh hưởng đến thai nhi

7. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân

Làm thế nào để hết ngứa khi mang thai?

Để giảm ngứa trong thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp sau: dưỡng ẩm cho da, tắm bằng nước ấm, tránh gãi, mặc quần áo thoải mái và rộng rãi, giữ cơ thể mát mẻ, uống đủ nước, và hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ cay nóng và hải sản. Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên thăm bác sĩ để nhận được tư vấn và điều trị phù hợp.

Phụ nữ có thai bị ngứa bôi thuốc gì?

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamin (Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine) hoặc kem steroid tại chỗ để giảm ngứa và mẩn đỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần phải cẩn trọng và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tại sao bị ngứa bụng khi mang thai?

Khi mang thai, sự gia tăng nồng độ estrogen có thể gây giãn mạch máu và dẫn đến cảm giác ngứa. Sự phát triển của thai nhi làm căng tử cung, khiến da bụng bị rạn và gây ngứa ở các vùng như bụng, đùi, và ngực. Ngoài ra, ngứa toàn thân ở mẹ bầu cũng có thể do các bệnh về da gây ra.

Tại sao bị ngứa bụng khi mang thai?

Tại sao bị ngứa bụng khi mang thai?

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của Tổ hợp y tế Mediplus, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về thắc mắc liên quan đến mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Nếu vẫn còn câu hỏi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác, chuyên gia hãy liên hệ với hotline 1900.3366 để được tư vấn cụ thể hơn!

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ về kiến thức, không thể thay thế cho khám và chẩn đoán y khoa.

5/5 - (2 votes)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    651

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    23

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    338

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    123

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám