Mẹ bầu bị nổi mề đay: 2 Nguyên nhân và 3+ cách chữa

Cập nhật 16/12/2024

182

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ bầu bị nổi mề đay không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị an toàn sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây, là các nguyên nhân phổ biến và 3+ cách chữa hiệu quả dành cho mẹ bầu mà MEDIPLUS tổng hợp.

1. 2 Nguyên nhân gây sẩn ngứa, nổi mề đay khi mang thai

Mề đay là một dạng phản ứng trên da, xảy ra do sự giải phóng histamin cùng các chất trung gian hóa học khác. Khi bị mề đay, da xuất hiện tình trạng phù nề và nổi mẩn đỏ, từ các nốt nhỏ lẻ đến những mảng lớn. Các sẩn trên da có hình dạng không đều, có thể ít hoặc nhiều, với màu sắc từ hồng đến xanh trắng. Triệu chứng điển hình là cảm giác ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng khiến ngứa tăng. Tình trạng này thường tự hết hoàn toàn trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày.

Nguyên nhân thông thường

Tình trạng nổi mề đay trong thai kỳ thường bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố, khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ dị ứng và phát ban da khi mang thai. Một số yếu tố phổ biến gây kích ứng ở mẹ bầu bao gồm:

  • Lông thú cưng.
  • Một số loại thuốc.
  • Các hóa chất.
  • Mủ cao su.
  • Phấn hoa.
  • Vết cắn hoặc đốt của côn trùng.
  • Thực phẩm như cá, hải sản có vỏ (nghêu, ngao, ốc…), sữa và các loại hạt.
  • Yếu tố môi trường như ánh nắng, nước, gió, nhiệt độ, hoặc áp lực vật lý.
  • Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn (ví dụ: viêm họng liên cầu nhóm B hoặc COVID-19).
  • Các bệnh lý tự miễn.
  • Đôi khi mề đay khi mang thai cũng có thể do căng thẳng hoặc nguyên nhân không xác định, gọi là mề đay vô căn.
Dị ứng thực phẩm gây sẩn ngứa, nổi mề đay khi mang thai

Dị ứng thực phẩm gây sẩn ngứa, nổi mề đay khi mang thai

Bệnh lý về da trong thai kỳ gây nổi mề đay

Tình trạng sẩn ngứa hoặc mề đay khi mang thai chưa được phân loại rõ ràng, nhưng theo các nghiên cứu, đây được xem là một dạng bệnh da đặc hiệu thường gặp trong thai kỳ. Nếu nghiêm trọng, tình trạng này được gọi là PUPPP (Phát ban đa dạng hay sẩn mề đay ngứa trong thai kỳ – Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy).

Dù không phải là bệnh lý phổ biến, với tỷ lệ khoảng 1/150 phụ nữ mang thai, PUPPP vẫn đáng được quan tâm. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm mẩn đỏ, sẩn ngứa, và mề đay, ban đầu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt quanh các vết rạn da, sau đó có thể lan sang đùi, mông, lưng và hiếm gặp hơn ở tay và mặt.

PUPPP thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt ở lần mang thai đầu tiên, khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu vào tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, bệnh này ít khi tái phát trong các lần mang thai sau.

Bệnh lý về da trong thai kỳ gây nổi mề đay

Bệnh lý về da trong thai kỳ gây nổi mề đay

Dù nguyên nhân gây ra PUPPP chưa được xác định rõ ràng, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi chứa steroid. Các nốt ngứa thường tự biến mất sau sinh và không gây hại cho em bé.

Xem thêm: Bà bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

2. Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng thai nhi không?

Mức độ tác động của mề đay phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Phần lớn các trường hợp mề đay ở mẹ bầu thường tự thuyên giảm trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu

  • Mẹ bầu bị mề đay thường gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ và mệt mỏi, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
  • Ngoài ra, mề đay có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như nhiễm trùng da, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, mề đay có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như phù mạch, khó thở hoặc phù nề đường hô hấp.
Mẹ bầu bị mề đay sẽ gây ra ngứa ngáy, khó chịu

Mẹ bầu bị mề đay sẽ gây ra ngứa ngáy, khó chịu

Ảnh hưởng tới thai nhi

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu bị mề đay trong thời gian này mà không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của em bé. Trẻ sinh ra từ mẹ mắc mề đay có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý mãn tính như thiếu máu não, dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề liên quan đến thị lực.

Tìm hiểu: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

3. 3 Cách chữa mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai

Dưới đây là 3 phương pháp giúp mẹ bầu làm giảm triệu chứng mề đay khi mang thai. Tuy nhiên, do giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu điều trị mề đay là sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên, chẳng hạn như:

  • Lá kinh giới: Loại lá này có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ do mề đay. Theo y học cổ truyền, kinh giới có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể.
  • Lá tía tô: Không chỉ là một loại rau thơm quen thuộc, lá tía tô còn nổi tiếng với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, rất hữu ích cho mẹ bầu khi gặp tình trạng mề đay.
Sử dụng lá tía tô chữa mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai

Sử dụng lá tía tô chữa mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai

Mẹo chữa mề đay cho bà bầu tại nhà

Có nhiều cách đơn giản để giảm bớt tình trạng nổi mề đay trong thai kỳ, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là một số biện pháp tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Xác định các yếu tố có khả năng gây dị ứng và tránh xa chúng là bước đầu tiên để hạn chế mề đay tái phát.
  • Dưỡng ẩm da đều đặn: Duy trì độ ẩm cho da giúp làm dịu tình trạng mề đay. Mẹ bầu nên thoa kem dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Tắm với nguyên liệu tự nhiên: Sử dụng bột yến mạch, baking soda, hoặc nước trà xanh trong quá trình tắm giúp giảm ngứa và làm dịu vùng da bị kích ứng.
  • Chườm lạnh: Áp khăn lạnh lên vùng da bị mề đay trong 15-30 phút để giảm ngứa và ngăn ngừa mẩn đỏ lan rộng.
  • Mặc đồ thoáng mát: Lựa chọn quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mại để tránh kích ứng da và tăng sự thoải mái.
  • Ăn thực phẩm giải nhiệt: Bổ sung các món ăn có tính mát giúp cơ thể giảm nhiệt và cải thiện tình trạng da.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Không nên kiêng nước khi bị mề đay. Thay vào đó, hãy tắm rửa hàng ngày với các sản phẩm dịu nhẹ, tránh những loại có mùi hương mạnh hoặc chứa hóa chất gây kích ứng.

Sử dụng thuốc 

Nếu mề đay xuất hiện dày đặc, kéo dài và gây ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn tại các nhà thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc steroid bôi ngoài da với nồng độ thấp để giảm ngứa, hạn chế việc sử dụng thuốc uống. Dù sử dụng ở bất kỳ dạng nào, mẹ bầu nên tuân thủ đúng chỉ dẫn và tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ chữa mề đay cho bà bầu

Sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ chữa mề đay cho bà bầu

Đón đọc: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

4. 2 Lưu ý khi chăm sóc cho mẹ bầu 3 tháng đầu nổi mề đay

Để giảm nguy cơ bị mề đay, dưới đây là hai lưu ý quan trọng khi chăm sóc mẹ bầu trong 3 tháng đầu bị nổi mề đay:

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ bị mề đay. Thực đơn ăn uống của mẹ cần chú trọng những yếu tố sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây tươi, vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh xa các thực phẩm không tốt như đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hoặc các món ăn có khả năng gây dị ứng.
  • Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày, ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc hoặc các yếu tố môi trường khác.
  • Để giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, mẹ bầu cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng. 
  • Hạn chế các hành động có thể làm tổn thương da như gãi hoặc cào, vì điều này có thể gây viêm nhiễm và làm tăng kích ứng da.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, thay đổi vỏ gối, ga giường để tránh sự tích tụ của vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cải thiện thói quen sinh hoạt, duy trì giờ giấc hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để cơ thể khỏe mạnh.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ phòng ngừa nổi mề đay

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ phòng ngừa nổi mề đay

5. Giải đáp thắc mắc khi bà bầu nổi mề đay, mẩn ngứa khi mang thai?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Nổi mề đay trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhận tư vấn về phương pháp điều trị an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Mặc dù nổi mề đay trong 3 tháng cuối thai kỳ thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách, mẹ bầu không nên chủ quan. Trong một số trường hợp, mề đay và sẩn ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn lưu thông mật gan, làm tăng nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.

Hơn nữa, khi mề đay xuất hiện ở vùng sinh dục, có thể dẫn đến viêm nhiễm trong tử cung qua nhau thai, gây nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hở hàm ếch, thiếu ngón tay chân, các vấn đề về hô hấp, thiếu máu não, bệnh tim bẩm sinh, và sinh non.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Hy vọng bài viết trên từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về mẹ bầu bị nổi mề đay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ tận tình!

**Lưu ý: Bài viết là tổng hợp kiến thức, không thay thế cho khám và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    3.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    1.4K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    24 Th12, 2024
    2.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám