Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

Cập nhật 16/09/2024

415

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ, khó ngủ về đêm. Vậy mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa nguyên nhân là do đâu? Bà bầu trằn trọc khó ngủ thì nên làm gì? Cùng MEDIPLUS tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách giúp mẹ bầu giảm mất ngủ hiệu quả trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một vài nguyên nhân cụ thể như sau: 

Sự phát triển của thai nhi

Bà bầu bị mất ngủ về đêm có thể do sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi lớn sẽ khiến mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái và an toàn, dẫn đến mất ngủ trong thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bà bầu nên nằm nghiêng bên trái là tư thế phù hợp nhất và sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thai nhi phát triển làm mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ 

Thai nhi phát triển làm mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ

Đau mỏi lưng và căng tức bụng

Khi thai nhi phát triển, cơ thể mẹ bầu tăng cân nhanh chóng và tử cung cũng giãn rộng hơn, tạo áp lực lên cơ và dây chằng. Điều này gây cảm giác căng cứng, đau tức và khó chịu ở vùng bụng và lưng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của mẹ.

Xuất hiện cơn chuyển dạ

Các cơn gò chuyển dạ giả bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thường kéo dài vài phút với cường độ vừa phải. Những cơn gò này có thể gây khó chịu và làm bà bầu bị mất ngủ về đêm. 

Đi tiểu nhiều

Trong thai kỳ, thận làm việc nhiều hơn 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến tăng hàm lượng urê và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Sự phát triển của tử cung cũng chèn ép bàng quang, gây khó chịu và làm tăng nhu cầu tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm, dẫn đến mất ngủ và giấc ngủ không sâu ở phụ nữ mang thai.

Do thiếu chất

Thiếu vitamin B có thể gây mất ngủ và giấc ngủ không ngon ở phụ nữ mang thai (theo wiki). Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B vào buổi sáng, tránh uống vào buổi tối nếu dùng liều uống. Giấc ngủ rất quan trọng vì con người dành khoảng 1/3 thời gian để ngủ. Do đó, mẹ bầu cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để cải thiện giấc ngủ, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thiếu vitamin B làm cho bà bầu trằn trọc khó ngủ 

Thiếu vitamin B làm cho bà bầu trằn trọc khó ngủ

Chuột rút do máu lưu thông kém hơn

Các cơn chuột rút thường xuất hiện đột ngột ở đùi và bắp chân, có thể gây đau và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, sự gia tăng kích thước bụng cũng làm cho chân và lưng phải chịu thêm sức nặng, dẫn đến đau lưng và góp phần gây mất ngủ.

Ốm nghén 

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường gặp triệu chứng ốm nghén như mệt mỏi, chán ăn, và buồn nôn, gây cảm giác không thoải mái và có thể dẫn đến mất ngủ.

Tác động của hormone nội tiết tố

Gần cuối thai kỳ, sự thay đổi hormone nội tiết tố làm thay đổi cảm xúc và tâm trạng của mẹ bầu, gây bất an và bồn chồn. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ và có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh.

Tìm hiểu: Bầu 3 tháng đầu khó ngủ phải làm sao

2. Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa gây ảnh hưởng như thế nào?

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề rất được quan tâm. Bà bầu bị mất ngủ về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. 

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

Mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể: 

  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và não bộ: Mất ngủ lâu dài làm giảm lượng oxy cung cấp cho não, gây ra đau đầu, đau nửa đầu và các vấn đề về huyết áp.
  • Khó khăn trong sinh đẻ: Mất ngủ thường xuyên dẫn đến suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng, làm thai phụ dễ kiệt sức, ảnh hưởng đến khả năng rặn sinh, gây khó khăn trong sinh thường và tăng nguy cơ phải chuyển mổ.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài: Sức khỏe suy yếu do mất ngủ có thể kéo dài thời gian chuyển dạ, khiến quá trình sinh trở nên vất vả hơn.
  • Tâm trạng thất thường: Bà bầu bị mất ngủ về đêm có thể làm cho tâm lý không ổn định, gây khó chịu, dễ gắt gỏng và làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Rối loạn nội tiết tố do mất ngủ hoặc thiếu hụt canxi làm tăng tốc độ lão hóa và khó khôi phục nội tiết tố sau sinh, làm tăng khả năng lão hóa sớm.
Mẹ bầu mất ngủ thường xuyên rất ảnh hưởng tới sức khỏe

Mẹ bầu mất ngủ thường xuyên rất ảnh hưởng tới sức khỏe

Ảnh hưởng tới thai nhi

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi, kh cơ thể thiếu ngủ trầm trọng, thai nhi trong bụng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể: 

  • Thai nhi dễ bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm quan trọng cho việc tái tạo hồng cầu. Mất ngủ thường xuyên của mẹ bầu có thể làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cho thai nhi.
  • Chậm phát triển và suy giảm miễn dịch tự nhiên: Giai đoạn này thai nhi đang phát triển mạnh mẽ về trí não và các cơ quan nội tạng. Mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoàn thiện thể chất và miễn dịch tự nhiên của em bé.

Tham khảo: Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

3. 3 Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Để khắc phục tình trạng khó ngủ về đêm, mẹ bầu có thể áp dụng 3 cách sau đây: 

Thể dục thể thao và tư thế nằm

Các bài tập thể dục cho bà bầu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn thư giãn và giảm stress, từ đó cải thiện giấc ngủ. Mẹ bầu nên tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng mỗi chiều để giảm chuột rút và mất ngủ.

Lời khuyên là nên tập thể dục từ 5 – 7 giờ mỗi ngày, tránh tập quá gần giờ ngủ để không gây khó ngủ. Bổ sung canxi và thường xuyên massage chân cũng giúp giảm đau mỏi và cải thiện giấc ngủ sâu hơn.

Mẹ bầu nên chọn tư thế ngủ phù hợp

Mẹ bầu nên chọn tư thế ngủ phù hợp

Chọn tư thế nằm nghiêng giúp giảm áp lực từ tử cung lên vùng xương chậu, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Có thể sử dụng thêm gối kê để tăng cường sự thoải mái khi ngủ.

Chế độ ăn uống

Bà bầu trằn trọc khó ngủ thì nên cân đối lại chế độ ăn uống cho hợp lý. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, axit tryptophan để hỗ trợ dẫn truyền melatonin và serotonin, cùng thực phẩm giàu magie và kali để giảm căng thẳng và mệt mỏi. Tránh thực phẩm nhiều đường và đồ ngọt trước khi ngủ, cũng như hạn chế thực phẩm khó tiêu vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ.

Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin B

Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin B

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Thư giãn trí óc và tâm trạng bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để kích thích cơn buồn ngủ. Ngủ trưa khoảng 20 phút giúp mẹ bầu không ngủ quá nhiều vào ban ngày và tránh mất ngủ ban đêm. Điều chỉnh đồng hồ sinh hoạt bằng cách đi ngủ vào giờ cố định và không nên thức quá 10h tối. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày; chỉ nên ngủ từ 30-60 phút vào buổi trưa để giảm mệt mỏi và duy trì thói quen ngủ đúng giờ.

Đón đọc: Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì

4. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu mất ngủ

Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến việc mẹ bầu bị mất ngủ: 

Mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Mẹ bầu mất ngủ về đêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; Ảnh hưởng đến não bộ và làm cho thai nhi dễ bị thiếu máu. 

Bầu thức khuya ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Thức khuya trong thai kỳ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm:

  • Thiếu máu cho thai nhi 
  • Dễ sinh non và sẩy thai 
  • Thai nhi chậm phát triển 
  • Trẻ sinh ra chậm phát triển 
  • Trẻ dễ cáu gắt 

Làm thế nào để không mất ngủ khi mang thai?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ bầu có thể:

  • Nằm nghiêng bên trái để tối ưu lưu thông máu đến thai nhi, có thể sử dụng gối chữ U để hỗ trợ.
  • Tham gia lớp yoga bầu.
  • Bà bầu trằn trọc khó ngủ thì nên massage tay chân để dễ ngủ hơn và hạn chế bị chuột rút. 
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để giảm số lần thức dậy để tiểu.

Bầu mất ngủ do thiếu chất gì?

Thiếu vitamin B có thể gây mất ngủ và giấc ngủ không ngon ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B vào buổi sáng, tránh uống vào buổi tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ là do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để có thể ngủ ngon giấc hơn. Điều này cũng hạn chế được các ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. 

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ kiến thức, không thể thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    751

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám