Mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào? 3 Lưu ý cho mẹ

Cập nhật 10/02/2025

35

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào? Ở đâu?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Tiêm phòng uốn ván là một trong những biện pháp quan trọng để giúp mẹ bầu tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ trong quá trình mang thai. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mediplus giải đáp chi tiết câu hỏi này.

1. Tầm quan trọng của tiêm uốn ván với mẹ và bé

Mang thai là thời điểm quan trong và khá nhạy cảm với cả mẹ và bé. Trong thời gian này, mẹ bầu có thể dễ mắc phải một số căn bệnh, trong đó có cả uốn ván, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. 

Uốn ván là gì?

Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng của hệ thần kinh do một loại vi khuẩn sản sinh độc tố gây ra. Bệnh gây ra co thắt cơ, đặc biệt là cơ hàm và cơ cổ. Uốn ván còn được gọi là khóa hàm.

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh uốn ván có thể đe dọa tính mạng và không có cách nào chữa khỏi bệnh uốn ván. Việc điều trị tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và biến chứng sẽ được thực hiện cho đến khi tác dụng của độc tố uốn ván biến mất.

Trực khuẩn Clostridium Tetani gây bệnh uốn ván

Tầm quan trọng của tiêm uốn ván với mẹ và bé

Bệnh uốn ván do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra ở mẹ bầu có thể khiến cho cả mẹ và bé có nguy cơ tử vong cao, lên tới 90%. Mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong quá trình mang thai, gây nên bệnh uốn ván tử cung ở mẹ và bệnh uốn ván rốn ở trẻ. Và tiêm uốn ván cho mẹ bầu là cách để có thể ngăn ngừa khả năng bị trực khuẩn tấn công. 

Khi trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh sẽ tạo ra các độc tố, tấn công hệ thần kinh và gây tử vong do bị ngạt hô hấp. Và tỷ lệ tử vong do uốn ván ở trẻ cũng rất cao, khoảng 95% do sức khoẻ của trẻ lúc bấy giờ rất yếu và trực khuẩn dễ tấn công. 

Chính vì điều đó nên các chuyên gia y tế đã khuyến cáo không chỉ với phụ nữ mang thai mà phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng nên tiêm phòng vắc xin uốn ván để bảo vệ cho sức khoẻ của bản thân. 

Mẹ bầu tiêm uốn ván tiêm phòng có nguy hiểm không?

Tất cả các loại vắc xin phòng uốn ván hiện nay cho mẹ bầu, bao gồm cả các loại vắc xin trong nước và nhập khẩu đều được chứng minh an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy mà mẹ bầu không nên quá lo lắng về các tác dụng phụ khi tiêm mà trì hoãn hoặc bỏ qua. 

Các loại vắc xin uốn ván đều an toàn với mẹ và bé

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?

2. Mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào? Gợi ý lịch tiêm 

Vậy mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào? Câu trả lời là thời gian tiêm sẽ khác nhau tuỳ theo mẹ bầu mang thai lần đầu hay lần 2 hoặc lần 3. 

Trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu

Với chị em mang thai lần đầu cần được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình mang thai cho cả mẹ và bé: 

  • Mũi tiêm đầu tiên sẽ thực hiện khi mẹ bầu có tuổi thai 20 tuần trở lên để đảm bảo thai nhi đã đến giai đoạn ổn định, giảm các tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu không nên tiêm quá sớm khi mới mang thai những tuần đầu vì khi đó thai nhi chưa thực sự ổn định. 
  • Mũi tiêm thứ hai cần thực hiện sau mũi tiêm 1 ít nhất 28 ngày và phải hoàn thành trước ngày dự sinh 1 tháng. Điều này vừa giúp đảm bảo hiệu quả của vắc xin, vừa giúp bảo vệ mẹ và bé trong thời điểm quan trọng.

Trường hợp mẹ bầu mang thai lần 2

Với lần mang thai thứ hai, nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin uốn ván và mũi cuối cách thời điểm hiện tại không quá 10 năm thì sẽ không cần phải tiêm lại. Nhưng nếu thời gian quá 10 năm thì mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi để đảm bảo được hiệu quả phòng ngừa bệnh. Còn đối với mẹ bầu ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi và đến thai kỳ sau, cách không quá 10 năm thì sẽ chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván từ tuần thứ 20 trở đi. 

Mẹ bầu mang thai lần 2 sẽ có lịch tiêm vắc xin uốn ván khác so với lần mang thai đầu tiên

Trường hợp mẹ bầu mang thai lần 3

Mang thai lần 3 thì bà bầu tiêm uốn ván khi nào? Với lần mang thai thứ 3 thì thời điểm tiêm vắc xin cũng như các lưu ý sẽ giống như lần mang thai thứ 2. 

3. Chi phí tiêm phòng vắc xin uốn ván là bao nhiêu?

Chi phí tiêm phòng vắc xin uốn ván sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin cũng như quốc gia sản xuất nên loại vắc xin đó. Tuy nhiên thì loại vắc xin nào cũng đều được đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Chi phí tiêm vắc xin cũng phụ thuộc nhiều vào từng thời điểm trong năm. Để biết được chi phí chính xác, mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp với địa điểm tiêm. 

Và dưới đây sẽ là bảng tiêm vắc xin uốn ván phổ biến tại một số trung tâm mà mẹ bầu có thể tham khảo: 

  • Vắc xin uốn ván hấp phụ TT có giá 144.000VNĐ
  • Vắc xin uốn ván và bạch hầu hấp phụ Td có giá 174.000VNĐ
  • Vắc xin 3 trong 1, phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà có giá 785.000VNĐ với hãng Boostrix và 685.000VNĐ với hãng Adacel. 
  • Vắc xin 3 trong 1 của Tetraxim phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt có giá 548.000VNĐ
  • Vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B và bại liệt có giá 1.020.000VNĐ với hãng Infanrix Hexa và Hexaxim. 

Chi phí tiêm vắc xin sẽ tuỳ thuộc vào loại vắc xin, nguồn gốc và thời điểm tiêm

Tìm hiểu: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

4. Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Tiêm phòng vắc xin uốn ván nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung cho mẹ bầu là rất quan trọng. Vậy mẹ bầu tiêm phòng uốn ván ở đâu? Bạn nên lựa chọn các cơ sở tiêm phòng đạt chất lượng, được chứng nhận của Bộ Y Tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm. Tại Việt Nam hiện nay, để tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu có thể tới các trạm Y tế phường, bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố hoặc các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương. 

Mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ tiêm được Bộ Y Tế chứng nhận

5. 3 Lưu ý trước và sau khi tiêm uốn ván cho bà bầu 

Sau đây là 3 lưu ý trước và sau khi tiêm phòng uốn ván mà mẹ bầu cần quan tâm: 

  • Trong một số trường hợp mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như mẹ bầu bị bệnh về khớp, thận, có nguy cơ sinh non hoặc đang mang đa thai. 
  • Để đạt được hiệu quả tối đa khi tiêm vắc xin, mẹ bầu cần tiêm đủ các mũi từ tuần 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 1 tháng. Không nên tự ý quyết định thời điểm đi tiêm mà nên dựa vào tuổi thai cũng như số lần mang thai. 
  • Sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, khó chịu, mệt mỏi hoặc cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, đây đều là các tác dụng phụ phổ biến và sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Mẹ bầu nên ở lại cơ sở y tế sau khi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi các triệu chứng. 

6. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu tiêm uốn ván

Dưới đây là giải đáp cho một số thắc mắc liên quan đến vấn đề mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào: 

  • Trước khi tiêm uốn ván cần làm gì? 

Trước khi tiêm uốn ván, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm nhẹ bụng để tăng cường sức khỏe trong khi tiêm. 

  • Bầu 22 tuần tiêm uốn ván được chưa?

22 tuần trở đi là thời điểm thích hợp để thực hiện mũi tiêm uốn ván đầu tiên. 

  • 37 tuần tiêm uốn ván được không?

Mẹ bầu 37 tuần không nên tiêm uốn ván vì cần thực hiện mũi tiêm cuối ít nhất 1 tháng trước khi sinh. 

  • Bà bầu tiêm uốn ván mấy mũi?

Mẹ bầu nên tiêm uốn ván đầy đủ 2 mũi. 

  • Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2?

Với lần mang thai thứ hai, nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin uốn ván và mũi cuối cách thời điểm hiện tại không quá 10 năm thì sẽ không cần phải tiêm lại. Nhưng nếu thời gian quá 10 năm thì mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi để đảm bảo được hiệu quả phòng ngừa bệnh. Còn đối với mẹ bầu ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi và đến thai kỳ sau, cách không quá 10 năm thì sẽ chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván từ tuần thứ 20 trở đi. 

  • Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh lý gây nguy cơ tử vong cao ở mẹ bầu và trẻ nhỏ. Chính vì vậy nên khi mang thai, mẹ bầu rất cần tiêm phòng uốn ván. 

  • Mẹ bầu tiêm uốn ván có bị sốt không?

Sau khi tiêm uốn ván, mẹ bầu có thể bị sốt. Đây là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm và sẽ hết sau đó. 

Như vậy trên đây là những chia sẻ thông tin về việc mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào cũng như những lưu ý trước và sau khi tiêm. Mẹ bầu nên nắm rõ lịch trình tiêm phòng để chủ động phòng tránh các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. 

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    24 Th12, 2024
    432

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    537

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu uống chanh dây được không? 7 lưu ý cho mẹ

    Chanh dây là một loại quả thơm ngon và giàu vitamin, nhưng liệu bà bầu uống chanh dây được không? Bài viết này của Tổ…

    25 Th1, 2025
    122

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám