Niêm mạc tử cung dày có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Cập nhật 17/08/2023

2.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Niêm mạc tử cung là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của phụ nữ. Nếu niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình thụ thai. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cùng MEDIPLUS tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung là một lớp mô tế bào phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Sự dày lên của nội mạc tử cung phụ thuộc vào tác động của estrogen hormone (hormone sinh dục nữ) tùy theo từng thời điểm trong tháng. Vai trò quan trọng của lớp niêm mạc này là cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình thụ thai và bảo vệ thai nhi trong suốt hành trình mang thai.

Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm 2 lớp:

  • Lớp nội mạc căn bản hay lớp đáy: Gồm các tế bào mô đệm và mô trụ tuyến, không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nội mạc tuyến hay lớp nông: Chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các thay đổi trong chu kỳ kinh.
Niêm mạc tử cung là một lớp mô tế bào phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung

Niêm mạc tử cung là một lớp mô tế bào phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung

Sự dày lên của niêm mạc tử cung cho thấy trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong mỗi chu kỳ hành kinh. Xuyên suốt quá trình thụ thai, lớp nội mạc này sẽ tiếp tục dày lên do tác động của nội tiết tố để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình làm tổ của phôi thai.

Những dấu hiệu dấu hiệu cảnh báo tình trạng niêm mạc tử cung dày:

  • Tình trạng rong kinh: kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng kinh nguyệt ra nhiều trên 80ml/ mỗi kỳ.
  • Tình trạng chậm mang thai ở phụ nữ độ tuổi sinh sản do lớp niêm mạc dày gây cản trở quá trình thụ thai dẫn đến khó có thai.
  • Nếu lớp niêm mạc dày trên 5mm đối với phụ nữ mãn kinh là dấu hiệu cảnh báo của ung thư niêm mạc tử cung.

Nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung dày

Tham vấn chuyên môn, ThS.BS Trương Quang Hải – Bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện – Bác sĩ Sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết, niêm mạc tử cung dày lên là một hiện tượng sinh lý tự nhiên phụ thuộc vào sự thay đổi của các hormone trong cơ thể hoặc cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

Nồng độ hormone estrogen

Một trong những nguyên nhân chính khiến niêm mạc tử cung dày là sự thay đổi nồng độ hormone estrogen. Estrogen được sản sinh bởi buồng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy tế bào niêm mạc phát triển và sản xuất các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trứng thụ tinh. Khi estrogen tăng cao, lớp niêm mạc sẽ dày lên để sẵn sàng cho quá trình làm tổ của trứng thụ tinh.

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen là nguyên nhân chính

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen là nguyên nhân chính

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng có ảnh hưởng đến sự dày của lớp nội mạc này. Chế độ ăn uống không cân đối: ăn quá nhiều thịt mà không bổ sung chất xơ hay vitamin sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt và ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Do đó, chị em nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng kết hợp sinh hoạt lành mạnh như sau:

  •  Hạn chế ăn thịt đỏ, mỡ động vật.
  • Hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và E như cam, quýt, bưởi, ổi, hạt hướng dương, hạnh nhân,…
  • Hạn chế sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu tương.
  • Cắt giảm ăn đồ ăn quá nhiều chất béo và đường.
  • Duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga để nâng cao sức khỏe.
  • Không thức quá 23 giờ, ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể sản sinh hormone một cách cân bằng.

>>> Cần biết: Vợ ăn gì để dễ thụ thai? TOP 11 thực phẩm

Mắc bệnh lý liên quan buồng trứng

Một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng cũng có thể gây ra sự dày của niêm mạc tử cung. Chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và các vấn đề về kinh nguyệt khác như: rong kinh, rối loạn phóng noãn,… đều có thể gây ra sự dày của lớp nội mạc này.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Nếu sử dụng các loại thuốc tránh thai dưới đây không đúng cách hoặc quả liều có thể gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến độ dày lớp niêm mạc tử cung cần lưu ý:

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Khiến lượng máu trong kỳ kinh nguyệt chảy nhiều do cơ thể được bổ sung hàm lượng cao hormone sinh dục. Sự rụng trứng bị ngăn cản.
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Gây mất kinh vì quá trình điều tiết hormone bị thay đổi và ức chế chu trình rụng trứng và làm dày niêm mạc cổ tử cung cản trở sự thụ thai.
Sử dụng thuốc thuốc ngừa thai cũng gây ảnh hưởng đến độ dày của lớp niêm mạc

Sử dụng thuốc thuốc ngừa thai cũng gây ảnh hưởng đến độ dày của lớp niêm mạc

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể khiến niêm mạc tử cung dày lên đó là khối u tử cung, viêm nhiễm và các vấn đề khác liên quan đến bệnh lý cơ quan sinh dục. Việc xác định nguyên nhân chính xác của sự dày của niêm mạc tử cung là rất quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Niêm mạc tử cung dày có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Bình thường, niêm mạc tử cung của phụ nữ có độ dày khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ hành kinh, tuy nhiên sẽ có khoảng dày tương đối theo các giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn vừa hết kinh nguyệt: khoảng 3-4mm.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt: khoảng 8-12mm.
  • Giai đoạn chuẩn bị vào kỳ hành kinh: khoảng 12-16mm, nếu sự thụ thai không xảy ra trong giai đoạn này, lớp nội mạc có thể bong tróc tạo thành kinh nguyệt.
Độ dày bình thường của lớp niêm mạc này trong 1 chu kỳ hành kinh

Độ dày bình thường của lớp niêm mạc này trong 1 chu kỳ hành kinh

Độ dày của niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Khi niêm mạc tử cung dày lên, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho trứng và tạo điều kiện thuận lợi cho trứng thụ tinh và làm tổ. Tuy nhiên nếu niêm mạc tử mỏng hoặc dày vượt mức bình thường sẽ tạo ra những điều kiện không thuận lợi  thì sẽ gây cản trở việc thụ thai.

Khi niêm mạc quá dày ( > 20mm) có thể làm giảm khả năng tập trung và di chuyển của tinh trùng, cũng như làm giảm khả năng gắn kết của trứng thụ tinh vào niêm mạc tử cung. Chính vì thế, chị em cần để ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Độ dày của lớp niêm mạc có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ

Độ dày của lớp niêm mạc có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ

Biện pháp cải thiện niêm mạc tử cung dày

Nếu nội mạc tử cung có độ dày quá mức bình thường có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và gây khó khăn trong việc mang thai. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như hoa quả, rau xanh, thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, đậu, hạt giống, chất béo không no,….Ngoài ra, cần hạn chế các đồ ngọt, thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có cồn, và tránh ăn đồ chiên, nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu và giảm mỡ thừa trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ bệnh niêm mạc tử cung dày. Người bệnh có thể tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic, zumba, hay dancing.
  • Giảm stress: Stress có thể gây ra tình trạng niêm mạc tử cung dày. Vì khi căng thẳng sẽ khiến cho người bệnh ăn uống không lành mạnh, hình thành những thói quen xấu như: thức khuya, bỏ bữa hay hút thuốc,… sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt diễn ra chậm hơn. Do đó, chị em cần phải có biện pháp giảm stress như tập yoga, tập palette, hay tham gia các hoạt động giải trí.
  • Điều trị bằng phương pháp y học thay thế: Các phương pháp y học thay thế như mát xa, châm cứu, hay điều trị bằng thảo dược thường được áp dụng để giảm các triệu chứng của niêm mạc tử cung dày.

Để xác định chính xác nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung dày là gì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị an toàn, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về niêm mạc tử cung dày và những biện pháp có thể cải thiện tình trạng này. Để chẩn đoán và điều trị hợp lý, người bệnh nên cần thực hiện một số xét nghiệm và quan sát để xác định nguyên nhân gây ra. Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    28

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    339

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám