67.4K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản không được các mẹ bầu quan tâm vì chứa nhóm thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Bài viết này, Mediplus sẽ giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi này cũng những lời khuyên hữu ích khi ăn hải sản.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn hải sản trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cần phải ăn đúng cách và phù hợp. Bởi vì, hải sản chứa hàm lượng protein cao, giàu Omega 3, canxi, kẽm,… đây là những loại khoáng chất mà cơ thể mẹ bầu cần trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong hải sản quá cao, cộng với nguy cơ nhiễm độc tố như thủy ngân, dioxins, PCBs từ môi trường nước, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Các phần tiếp theo trong bài sẽ giúp mẹ bầu hiểu được lợi ích của hải sản và cách ăn đúng để hạn chế các nguy cơ có hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
>>> Cũng đang quan tâm: Bầu 3 tháng đầu uống bia được không?
Bổ sung nguồn dưỡng chất có trong hải sản một cách khoa học không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh phổ biến như cảm, ho, sổ mũi,… mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Omega 3 có trong nhiều loại cá là dưỡng chất rất có lợi cho thai nhi bởi gốc axit béo DHA và EPA. Trong đó DHA là thành phần đóng vai trò quan trọng của não và mắt ở thai nhi, giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi các cấu trúc ở hai bộ phận này.
Đối với phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, bổ sung ít nhất 250mg Omega 3 mỗi ngày sẽ giúp ổn định nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone. Nhờ đó, hệ miễn dịch của mẹ bầu được cải thiện và giảm các triệu chứng như ốm nghén, chóng mặt, mệt mỏi,…
Ăn các loại hải sản giàu vitamin B6 như cá hồi giúp các mẹ bầu giảm chứng ốm nghén và thiếu máu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, chất này rất cần thiết cho quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Các chuyên gia cho biết nhu cầu vitamin B6 mỗi ngày của cơ thể mẹ bầu là khoảng 2mg. Đây cũng là chất được các bác sĩ kê đơn cho phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ để điều trị chứng ốm nghén..
Nhu cầu canxi tối thiểu mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là 700 – 800mg/ngày. Bổ sung canxi còn giúp mẹ bầu ngừa loãng xương và điều hòa quá trình đông máu, đồng thời, hỗ trợ phát triển khung xương cho thai nhi.
Ăn hải sản là một cách bổ sung canxi hiệu quả vì nhóm thực phẩm này có hàm lượng canxi cao. Ví dụ: trong 100g ốc có khoảng 1310 – 1660mg canxi, ghẹ có 89mg canxi,…
Hải sản chứa nguồn protein có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đây là dưỡng chất có tác dụng tạo phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi. Protein còn giúp duy trì năng lượng cho mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung từ 60 – 100g protein mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai.
Đây là dưỡng chất có lợi cho các mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ khi phải hạn chế việc vận động để dưỡng thai. Vitamin B12 giúp tạo ra các tế bào máu nuôi cơ thể và chuyển hóa các chất béo bị tích tụ do ít vận động thành năng lượng. Ngoài ra, chất này sẽ giúp bảo vệ thai nhi trước nguy cơ dị tật ống thần kinh ở quá trình phát triển trong bụng mẹ.
Nhu cầu khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 2.6mcg/ngày để có thể duy trì năng lượng mỗi ngày.
Những dưỡng chất kể trên rất có lợi cho mẹ bầu. Vì vậy, lựa chọn hải sản phù hợp cho mẹ bầu là điều cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên không phải hải sản nào cũng tốt cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ cần biết loại hải sản nào nên ăn và không nên ăn.
Đây là những loại hải sản rất tốt cho mẹ bầu nếu được ăn thường xuyên, bao gồm:
Các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, tôm hùm đất,… chứa nhiều vitamin B12 và sắt, có tác dụng bổ trợ hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu.
Trong cá chứa nhiều Omega-3 là dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, cá đù, cá bạc má, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá bơn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Hơn thế nữa, cá cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, iốt, kẽm, canxi,… hỗ trợ mẹ bầu tăng sức đề kháng. Đặc biệt protein của cá rất dễ hấp thu, giảm tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, các loài cá nước ngọt khác như cá chép, cá quả (cá lóc), cá rô, cá trắm đều rất tốt cho bà bầu bởi chúng có nhiều dưỡng chất quan trọng như photpho, canxi, omega 3,… hỗ trợ thai nhi phát triển. Đặc biệt, các món ăn được chế biến từ cá quả có tác dụng trong việc an thần, giảm stress ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Các loại hải sản vỏ cứng gồm sò, hàu hay trai chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, kẽm, sắt,… phù hợp cho mẹ bầu bổ sung trong thai kỳ.
Những loại thực phẩm kể trên mẹ bầu nên chủ động lựa chọn cho thực đơn hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn các loại hải sản được liệt kê ở phần sau.
Một số loại hải sản mẹ bầu nên hạn chế ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ gồm có:
Cua (bao gồm cả cua đồng và các sản phẩm từ cua), ghẹ mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với người bình thường bởi lượng canxi được chứng minh rất tốt cho cơ thể. Song, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế việc ăn cua nhằm tránh nguy cơ thừa canxi.
Do trong 100g cua bể sẽ có đến 141mg canxi, trong khi đó nhu cầu canxi của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ chỉ rơi vào khoảng 800mg/ngày. Vì thế, mẹ bầu có sở thích ăn cua trong giai đoạn này cần hạn chế ăn cua để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.
Thêm nữa, mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn cua, ghẹ để giảm nguy cơ bị dị ứng. Ngay cả những mẹ không có tiền sử dị ứng với hải sản cũng có thể bị dị ứng do hệ miễn dịch suy giảm. Nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của bà bầu 3 tháng đầu suy giảm là do sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone.
Mực hay bạch tuộc có hàm lượng thủy ngân thấp và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế ăn mực. Vì mực có tính hàn, dễ gây dị ứng đối với những người bị dị ứng hải sản. Cơ chế miễn dịch lúc này sẽ phản ứng lại với protein của mực, giải phóng histamin gây các triệu chứng dị ứng.
Nếu mẹ bầu thuộc trường hợp bị dị ứng với hải sản, ăn mực sẽ gây trầm trọng hơn tình trạng dị ứng, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi là rất cao.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm, cá đuối, cá bơn, cá tuyết, cá chẽm (cá Barramundi), cá cam roughy, cá chỉ vàng,… được bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn. Bởi vì, thủy ngân tác động lên hệ thần kinh đang hình thành của thai nhi, gây dị tật ống thần kinh.
Trên đây là những loại hải sản mẹ bầu nên tránh vì có những yếu tố gây hại tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh những loại hải sản cần tránh, thì mẹ bầu cũng cần biết cách ăn hải sản đúng cách để có thể nhận được những lợi ích tốt cho sức khỏe.
Ăn hải sản phải đúng cách theo khoa học mới có thể đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Lựa chọn đa dạng các loại hải sản để ăn trong bữa ăn là phương pháp hợp lý nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu. Ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cá, sò điệp, cá nước ngọt,… sẽ đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
Các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản với hàm lượng tối 350gr/tuần, tương đương 50gr/ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn ngày cách ngày để đảm bảo cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ được ăn hải sản, tuy nhiên không nên vì thế mà bỏ qua những lưu ý về định lượng tiêu thụ hải sản hằng ngày. Ở các mẹ bầu giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ sẽ ít có những lưu ý hơn khi ăn hải sản.
Để được thưởng thức hải sản một cách an toàn và lành mạnh, các mẹ bầu cần lưu ý:
Như vậy, qua bài viết phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản? Hy vọng các mẹ bầu đã nhận được những thông tin hữu ích để điều chỉnh lượng hải sản, từ đó nhận được những lợi ích thiết thực nhất từ loại thực phẩm này.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất hoặc bạn có thể đến “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…
Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.