3.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Có thể nói sa tử cung là bệnh lý đang trở nên rất phổ biến ở nữ giới nhất là ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về bệnh để có hướng phòng ngừa sớm. Chính vì vậy, bài viết chia sẻ của các chuyên gia tại Tổ hợp Y tế MEDIPLUS dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý này.
Sa tử cung hay còn biết đến với những tên gọi khác là sa dạ con, sa sinh dục hay sa thành âm đạo. Đây là hiện tượng tử cung bị tụt xuống, rơi một phần vào trong âm đạo, thậm chí trường hợp nặng tử cung còn lộ hẳn ra bên ngoài lỗ âm đạo do các cơ và dây chằng bị giãn ra, không còn đủ khả năng để nâng đỡ cho tử cung.
Bị sa tử cung sa thành âm đạo khiến tử cung bị tụt xuống
Sa thành âm đạo có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai do quá trình rặn sinh gây giãn các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung. Bệnh được chia thành các cấp độ khác nhau:
Sa dạ con không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống và quan hệ vợ chồng. Vì thế mà khi gặp phải tình trạng này chị em phụ nữ thường cảm thấy rất mặc cảm, tự ti.
Sa tử cung bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến sau:
Có nhiều nguyên nhân bị sa tử cung do đâu ở chị em
Căn cứ vào biểu hiện ở từng cấp độ bệnh mà chị em có thể nắm được mình có đang bị sa tử cung hay không, cụ thể:
Dấu hiệu nhận biết bị sa tử cung với các mức độ khác nhau chị em lưu ý nhận biết sớm
Sa tử cung nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên nếu không quan tâm đến việc chữa trị thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Loét âm đạo: Thường gặp khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do khi tử cung tụt, sa lắng có thể sẽ kéo theo cả một phần âm đạo ra ngoài. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời thì sự va chạm thường xuyên giữa âm đạo với quần lâu ngày sẽ rất dễ khiến âm đạo bị nhiễm trùng, lở loét.
Sa các cơ quan vùng chậu: Nếu áp lực bên trong tử cung quá lớn, khi các cơ và dây chằng không còn đủ khả năng nâng đỡ thì cả trực tràng, bàng quang cũng có thể bị tử cung kéo theo ra ngoài. Tình trạng này khiến cho quá trình bài tiết nước tiểu và các chất cặn bã trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường niệu. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là giải pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.
Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra, phát hiện bệnh và đưa ra một số hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh theo quy trình cụ thể như sau:
Để có thể khẳng định chính xác có phải bạn đang bị sa dạ con hay không thì bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra tử cung xem có đang nằm đúng vị trí không hay đang dần tụt xuống bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt mở âm đạo để phát hiện sự có mặt của khối phồng do tử cung sa xuống âm đạo để khẳng định chính xác người bệnh đang bị sa tử cung.
Sau khi đã xác định đúng là sa tử cung thì người bệnh sẽ tiếp tục được kiểm tra sàn chậu bằng cách gắng rặn mạnh khi đang nằm hoặc đứng để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ sa sinh dục hiện tại.
Sử dụng mỏ vịt để thăm khám và chẩn đoán khi bị sa tử cung
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật hay không. Chính vì thế, sa tử cung sẽ có 2 hướng điều trị chính, bao gồm:
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp không phẫu thuật
Để phòng ngừa cũng như giảm mức độ tiến triển của bệnh thì nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh dựa theo gợi ý dưới đây:
Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng hỗ trợ điều trị sa tử cung
Sa tử cung là một bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe người bệnh mà tỷ lệ tái phát lại rất cao nên khiến cho nhiều chị em rất lo lắng. Kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ với thay đổi lối sống sẽ giúp làm giảm các triệu chứng cũng như phòng ngừa hiệu quả nguy cơ tái phát. Chính vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, chị em phụ nữ cần đến những cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…
Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.