Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết và cần lưu ý gì?

Cập nhật 28/04/2023

2.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Cơ thể sản phụ  đào thải sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài cùng với các triệu chứng khác thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản dịch sau sinh là gì và các dấu hiệu sản dịch bất thường,  hãy cùng lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia MEDIPLUS.

Sản dịch sau sinh là như thế nào?

Sản dịch sau sinh là dịch chảy ra từ âm đạo của sản phụ sau khi vượt cạn thành công. Thông thường, sản dịch sau sinh bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ và có thể có cả vi khuẩn. Dù sản phụ sinh thường hay sinh mổ thì đều xuất hiện tình trạng này.

Sau khi thai được đưa ra khỏi cơ thể thì tử cung sẽ co bóp để đóng các mạch máu do vậy lượng máu chảy ra ngoài sẽ giảm xuống. Sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi, đỏ máu sang màu hồng, màu nâu, kéo dài trong vòng 1 tuần. 10 ngày tiếp theo sẽ chuyển sang màu vàng hay màu trắng đục.

Sản dịch sau sinh kéo dài từ 2-3 tuần sau sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ

Sản dịch sau sinh kéo dài từ 2-3 tuần sau sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ

Về hình thái và màu sắc sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm, xuất hiện vào 3 ngày đầu sau sinh. Trong khoảng 4-8 ngày tiếp theo dịch sẽ loãng hơn nhưng trong máu vẫn còn ít chất nhầy nên máu sẽ có màu nhạt hơn. 9 ngày sau dịch sẽ không còn màu mà chỉ là dịch vàng trong hoặc màu trắng đục.

Những ngày đầu sau sinh thì lượng sản dịch sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể nhiều nhất. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đáng lo ngại nên thời gian này sản phụ cần hạn chế vận động và tăng cường nghỉ ngơi.

Xem thêm: [LÝ GIẢI] Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu nâu

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Tùy vào cơ địa từng người nên thời gian kéo dài tình trạng sản dịch sẽ khác nhau, thông thường thì 2-4 tuần sẽ kết thúc. Tuy nhiên trong một số trường hợp sản dịch nhiều và đặc sẽ có mùi tanh nồng, nếu ít và loãng màu hơn thì sẽ giảm dần mùi tanh, thường kéo dài khoảng 20 ngày, cũng có một số ít sẽ kéo dài 40-45 ngày, sau đó lượng sản dịch sẽ giảm.

Những sản phụ sinh thường sẽ có lượng sản dịch nhiều hơn sản phụ sinh mổ. Sản dịch nhanh hết hay không cũng tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Sản phụ cho con bú hoặc sinh con so thì việc co hồi của tử cung sẽ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đẩy sản dịch ra ngoài.
  • Sản phụ phải làm việc quá sức, quá sớm thì sau khi hết, sản dịch vẫn có thể sẽ xuất hiện lại.

Xử trí thế nào nếu có sản dịch bất thường sau sinh?

Để xử lý tình trạng xuất hiện sản dịch bất thường sau sinh, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường về sản dịch, từ đó có biện pháp phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình sau quá trình sinh nở.

Dấu hiệu bất thường về sản dịch sau khi sinh

Một số dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh nở cần được lưu ý:

  • Dịch âm đạo có mùi khó chịu.
  • Bình thường sản dịch sẽ không có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo sẽ bị mất tính chất vô khuẩn và có thể bị các vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn, liên cầu, tụ cầu, v.v xâm nhập. Lúc đó, sản dịch sẽ có mùi tanh, độ pH kiềm và sẽ có mùi hôi khi bị nhiễm khuẩn.
  • Sản dịch có màu đỏ tươi và nhiều như tuần đầu sau sinh.
  • Sản dịch kéo dài nhiều ngày hoặc hết màu đỏ sẫm nhưng lại ra máu, lúc này cần kiểm tra liệu có sót rau thai sau sinh hay không.
  • Chảy máu ngày càng nhiều mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ (đặc biệt là từ 4 ngày sau sinh), nhiều cục máu xuất hiện.
  • Nếu ấn vào đáy tử cung thì sản dịch có mùi hôi và màu đen. Khi ấn vào bụng dưới thì thấy bên trong có cục và bụng cứng.
  • Nhịp tim không đều.
  • Cảm thấy ớn lạnh hoặc bị sốt nhẹ. Sản phụ thấy chóng mặt, người mệt mỏi.

Tình trạng chảy máu âm đạo trở lại sau 6 tuần sinh có thể là kinh non nếu không quá nhiều và không kèm theo các triệu chứng khác. Tuy nhiên, sản phụ cũng cần phải đến bác sĩ kiểm tra để chắc chắn rằng không có gì bất thường xảy ra.

Sản dịch có màu đỏ tươi là dấu hiệu bất thường chị em cần lưu ý

Sản dịch có màu đỏ tươi là dấu hiệu bất thường chị em cần lưu ý

Sau khi sinh bị bế sản dịch

Một trong những trường hợp khác mà các sản phụ gặp phải sau sinh là tình trạng bị bế sản dịch. Nếu sản dịch có mùi hôi thì có thể là do đường âm đạo bị nhiễm khuẩn. Lúc đó sản dịch nếu có kèm theo mủ, cảm giác nóng rát âm đạo kéo dài có thể lên tới 45 ngày sau khi sinh.

Bế sản dịch: là tình trạng sản dịch không thoát ra ngoài được, thường xuất hiện ở phụ nữ sinh con so kèm các dấu hiệu: bụng dưới bị căng tức, đau, sản dịch tràn ra từng chút một, duy trì nhiều ngày, có mùi hôi và sốt cao 38-39 độ C.

Sẽ rất nguy hiểm nếu sản phụ bị bế sản dịch mà không được điều trị. Vì khi đó dịch tử cung vẫn rỉ ra ngoài, rất lâu hết, ứ đọng gây nhiễm trùng nội mạc tử cung, nặng thì tử cung bị viêm nhiễm toàn bộ, viêm hai phần phụ, viêm phúc mạc toàn bộ, viêm phúc mạc tử cung, nặng hơn nữa có thể bị nhiễm trùng huyết.

Nếu sản dịch kèm theo các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là hiện tượng bế sản dịch thì các sản phụ không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

Lưu ý nhận biết sản dịch và băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh: Đay là tình trạng máu vẫn chảy sau khi sinh, lượng máu có thể lên tới trên 500ml đối với thai phụ sinh thường hoặc trên 1000ml đối với thai phụ mổ đẻ. Nếu gặp tình trạng mất máu do băng huyết sau sinh có thể diễn ra rất ồ ạt đột ngột. Tham vấn từ các bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết thêm, ước lượng này chỉ mang tính chủ quan và có thể không chính xác.

Sản dịch và băng huyết sau sinh có một số điểm tương đồng về dịch thải ra nhưng chị em cần phân biệt để có hướng điều trị khi tình trạng băng huyết nguy hiểm xuất hiện. Theo đó, quá trình đào thải sản dịch ra ngoài sản phụ có một số đặc điểm cần chú ý như sau:

  • Khoảng 2 giờ một lần hoặc có thể nhiều hơn mà băng vệ sinh đầy tức là lượng sản dịch đào thải nhiều.
  • Khoảng 3 giờ một lần băng vệ sinh lại đầy thì sản dịch đào thải vừa phải.
  • Nếu 3 giờ trở lên mới đầy, lượng sản dịch được đào thải ra ngoài hơi ít.
  • Tuy nhiên, nếu chỉ là những giọt máu hay đốm máu thì lượng sản dịch được đào thải ra rất ít.

Nếu sản phụ nhận thấy lượng sản dịch được đào thải ra quá nhiều, chủ yếu là máu và kèm theo một số triệu chứng bất thường thì có thể sản phụ đang gặp phải hiện tượng băng huyết sau sinh, cần chú ý các triệu chứng sau:

  • Ra máu nhiều một cách bất thường trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Máu rỉ ra liên tục, có màu đỏ tươi.
  • Huyết áp giảm bất ngờ, mạch đập nhanh, tay chân lạnh, da xanh xao, vã mồ hôi lạnh. Cơ thể bồn chồn, có khi bị lú lẫn.
  • Máu chảy bị ứ trong buồng tử cung làm thể tích tử cung tăng lên: đáy tử cung cao lên dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.

Hiện tượng băng huyết kéo dài và không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây mất máu nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Hướng dẫn chăm sóc nhanh hết sản dịch

Sau sinh cơ thể người mẹ rất yếu, sản dịch ra nhiều gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và tránh nhiễm trùng. Các mẹ cần lưu ý:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Do việc co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài sau khi sinh nên vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào tử cung qua đường tình dục, làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng âm đạo. Chính vì thế, việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Băng vệ sinh nên được thay 3 giờ một lần, khi thay vùng kín nên được rửa bằng nước ấm, rồi lau khô. Cũng có thể vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng. Hàng ngày cần tắm gội nhưng phải tắm nhanh trong phòng kín gió rồi lau khô người.

Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Để phục hồi năng lượng thì sản phụ cần được nghỉ ngơi nhưng cần vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc nằm nhiều chỉ khiến cho máu khó lưu thông. Nếu cơ thể thấy quá mệt thì khi dậy nên cử động chân tay nhẹ nhàng trước.

Đối với sản phụ sinh mổ thì ngay khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ nên cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng. Sau sinh mổ nếu lười vận động sẽ khiến cho nhu động ruột chậm hồi phục, gây táo bón rất khó chịu.

Cho bé bú thường xuyên

Việc cho bé bú sớm không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn khiến cho tử cung người mẹ mau hồi phục, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Nếu sau khi sinh sữa chưa về thì người mẹ cần cho bé bú để kích thích việc tiết sữa nhanh hơn, kích thích co bóp tử cung.

Cho trẻ bú  thường xuyên giúp hỗ trợ tăng đề kháng và giúp tử cung mau hồi phục

Cho trẻ bú  thường xuyên giúp hỗ trợ tăng đề kháng và giúp tử cung mau hồi phục

Tránh dùng tampon sớm

Sau sinh sản phụ nên dùng loại băng vệ sinh khổ lớn dành cho các mẹ mới sinh, hạn chế dùng băng vệ sinh tampon trong vòng 1 tháng rưỡi đầu tiên để tránh nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là các mẹ sinh thường. Bởi vì lúc này, tử cung đang ở trong giai đoạn hồi phục và rất nhạy cảm.

Một số lưu ý khác

Sản phụ có thể sử dụng một số phương pháp dân gian như uống nước rau ngót sạch hằng ngày để đẩy nhanh lượng sản dịch ra ngoài. Hoặc xông hơi vùng kín bằng lá trầu không không những có tác dụng đẩy nhanh sản dịch ra ngoài mà còn giúp âm đạo được làm sạch, chống nhiễm khuẩn. Tùy vào mức độ sức khỏe sau sinh của sản phụ để lựa chọn phương án thích hợp.

Ngoài ra, sản phụ cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nằm gác chân lên nhau: Hành động này sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài, tăng nguy cơ bế sản dịch sau sinh, rất nguy hiểm.
  • Không nịt bụng quá chặt sau sinh: Việc nịt bụng quá chặt sau sinh sẽ làm tăng áp lực bên ngoài thành bụng, cản trở quá trình phục hồi thành bụng và ngăn cản cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến sản dịch sẽ không thoát ra ngoài hết.

Thông thường sản dịch sau sinh sẽ kết thúc sau 2-4 tuần, một số trường hợp có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sản dịch thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng các Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    24 Th12, 2024
    387

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    727

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    504

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám