TOP 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ [Lưu ngay]

Cập nhật 10/12/2024

43.8K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ sinh mổ thường mất nhiều máu và phải chịu những cơn đau do phẫu thuật nên cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Điều này sẽ giúp mẹ đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ cũng như tăng cường nguồn sữa cho con. Bài viết dưới đây, Mediplus sẽ mang đến 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ tham khảo và áp dụng vào các bữa ăn hàng ngày.

Sức khỏe của mẹ sau sinh mổ

Người mẹ sau quá trình sinh mổ thường bị mất nhiều máu và chịu đau đớn hậu phẫu thuật khiến thời gian ở cữ trở nên khó khăn hơn so với các mẹ sinh thường. Trung bình, mẹ sinh mổ phải mất khoảng 1 tuần để vết thương liền hẳn bên ngoài, 1-2 tháng để làm lành bên trong, và 2-3 tháng để tạo sẹo.

Các mẹ sinh mổ cần thời gian để vết thương lành hẳn cả bên trong

Các mẹ sinh mổ cần thời gian để vết thương lành hẳn cả bên trong

Bên cạnh đó, do sinh mổ nên mẹ không thể cho con bú ngay sau khi sinh mà phải đợi ít nhất 2 tiếng ở phòng hồi sức. Đồng thời, do ảnh hưởng của thuốc tê và thuốc kháng sinh nên nguồn sữa về chậm hơn, gây tình trạng mất sữa tạm thời.

Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ còn thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Điều này có thể là hệ quả của việc dùng thuốc kháng sinh, mất nước, giảm nhu động đường tiêu hóa hoặc do chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý. Vì vậy, người mẹ sau sinh mổ cần phải có khẩu phần ăn riêng biệt được thiết kế một cách khoa học để nhanh chóng phục hồi và đảm bảo nguồn sữa cho con.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho phụ nữ sau sinh mổ

Theo chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS, bữa ăn của mẹ sau sinh cần có đầy đủ các nhóm chất cơ bản gồm chất đạm, đường, tinh bột và chất béo.

Phụ nữ sau sinh mổ cần tăng cường các loại thực phẩm giàu protein (thịt các loại), sắt, vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả) để tránh thiếu máu, thúc đẩy làm lành vết mổ. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa (cháo hầm nhừ) và tăng tiết sữa vì đường ruột lúc này còn yếu. Đồng thời phải lựa chọn loại thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sau sinh mổ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất tránh tình trạng thiếu máu

Sau sinh mổ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất tránh tình trạng thiếu máu

Thông thường, sản phụ sinh mổ chỉ được uống nước lọc, truyền nước hoặc ăn một ít cháo loãng trong vòng 6 giờ đầu kể từ khi kết thúc ca mổ. Sau khi xì hơi, sản phụ mới được chuyển qua ăn thức ăn dạng đặc. Qua đến ngày thứ 2, mẹ sinh mổ mới có thể trở về chế độ ăn uống bình thường. Thời gian này, thức ăn cho mẹ nên hầm nhừ, băm nhỏ và chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng về tiêu hóa.

Mẹ sau sinh mổ cần tránh các loại thực phẩm có thể gây làm mủ hoặc ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi vết mổ (để lại sẹo xấu, lâu lành). Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ cần liệt kê vào “danh sách đen”:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên rán, thức ăn nhanh): Hàm lượng chất béo cao khiến mẹ dễ bị khó tiêu, đầy bụng, tăng cân, kích thích phản ứng viêm làm vết mổ lâu lành hơn.
  • Thức ăn sinh khí (nước uống có gas, đồ ngọt, hành tây, tỏi,…): Những thực phẩm này làm tăng khí tích tụ trong đường ruột khiến mẹ khó chịu.
  • Thực phẩm có tính hàn (bắp cải, ngó sen, dưa hấu, củ cải trắng,…): Tính hàn trong các loại rau này làm cản trở quá trình đông máu, khiến vết mổ lâu lành hơn.
  • Thức ăn cay nóng (tiêu, ớt, quả vải, đồ nếp, mít, mận, xoài,…): Các loại trái cây có tính nóng khiến vết mổ dễ tạo mủ, tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.
  • Đồ ăn thô cứng: Thời gian sau sinh mổ là lúc hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu và rất nhạy cảm. Do đó, các loại thức ăn thô cứng có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa của mẹ, gây ra nhiều vấn đề về đường ruột.
  • Rau muống: Loại rau này có thể để lại sẹo xấu đối với vết thương hở nếu dùng chúng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Đồ uống có tính kích thích (bia, rượu, nước trà đặc, cà phê, trà sữa): Những thức uống này không những ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết mổ mà còn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Mẹ sau sinh mổ chỉ nên uống nước ấm vì nó tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Thức ăn chưa được nấu chín kỹ: Loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và giun sán, không tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, chúng còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến bé bị đau bụng và tiêu chảy.

18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ chất dinh dưỡng

Căn cứ vào những nguyên tắc trên, chuyên gia dinh dưỡng của MEDIPLUS đã xây dựng 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ chia sẻ chi tiết qua bảng dưới đây các sản phụ có thể tham khảo:

Thứ Sáng Trưa Tối
Bữa chính Bữa phụ Bữa chính Bữa phụ Bữa chính Bữa phụ
Thứ hai – Cháo trắng trứng muối

– 1 quả kiwi

– 1 cốc sữa đậu nành nóng

– 1 quả na

– Cá hồi hấp

– Đậu bắp luộc

– Thịt bò xào

– Cơm trắng

– Vài quả việt quất

– 1 bánh bao (nhân thịt hoặc chay đều được).

– 1 miếng dưa lưới

– Thịt bò xào

– Bí xanh luộc

– Đậu phụ rang thịt lợn

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– Vài quả nho.

– 1 ly ngũ cốc pha sữa tươi.
Thứ 3 – 1 tô bún bò.

– 1 quả chuối chín.

– 1 ly ngũ cốc pha sữa tươi

– 1 quả lựu

– Thịt bò kho khoai tây

– Rau luộc

– Canh tôm nấu đậu bắp

– Cơm trắng

– Vài quả dâu tây

– 1 quả trứng gà luộc

– 1 quả chuối chín

– Canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh

– Rau cải xoăn luộc

– Tôm rim nghệ

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 quả cam hoặc 1 ly nước ép cam

Sữa chua dầm hoa quả
Thứ 4 – Cháo gà

– 1 miếng dưa hấu

– Bánh bao nhân đậu xanh

– 2 múi bưởi

– Thịt gà luộc

– Canh khoai tây nấu thịt

– Bông cải xanh luộc

– Cơm trắng

– 1 miếng xoài

– 1 quả trứng vịt lộn

– Sữa chua dầm hoa quả

– Cá chép kho tộ

– Canh rau ngót nấu thịt bằm

– Thịt bò xào bí

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 miếng đu đủ chín

– 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc có đường
Thứ 5 – Ngũ cốc trộn sữa tươi

– Vài quả nho

– Canh chân giò hầm đu đủ – Thịt vịt luộc

– Canh cá chép nấu đậu phụ

– Cơm trắng

– 1 ly nước dừa

– Ngũ cốc trộn sữa tươi

– 1 quả na

– Canh mướp nấu thịt bằm

– Măng tây xào tôm

– Chân giò hầm rim mặn

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 quả cam

– 1 ly sữa đậu nành

– 1 miếng dưa lưới

Thứ 6 – Bún gà

– 1 miếng dưa lưới

– 1 quả trứng vịt lộn

– 1 quả táo xanh

– Thịt chân giò luộc

– Thịt bò hầm khoai tây

– Canh rau ngót nấu thịt bằm

– Cơm trắng

– Tráng miệng 1 quả táo

– Cua luộc

– Vài quả dâu tây

– Sườn xào chua ngọt

– Canh nấm nấu cùng rau củ

– Lặc lè luộc

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 quả chuối

– Sữa chua dầm hoa quả
Thứ 7 – Cháo đậu xanh

– Vài quả dâu tây

– 1 quả trứng gà luộc

– 1 hũ sữa chua

– Sung om thịt ba chỉ

– Canh cua nấu rau đay

– Rau su su xào

– Cơm trắng

– 1 quả đào

– 1 cái đậu phụ luộc

– Vài miếng đu đủ chín

– Thịt gà luộc

– Canh bí nấu thịt bằm

– Đậu bắp luộc

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 miếng dưa lưới

– 1 cốc sữa ấm

– 1 quả táo

Chủ nhật – Cháo thịt bằm

– 1 quả táo

– Canh đu đủ xanh nấu móng giò hoặc sườn non

– 1 hũ sữa chua

– Vài quả nho

– Cá hồi kho tộ

– Canh thịt viên nấu rau củ

– Rau cải ngồng luộc

– Cơm trắng

– 1 quả kiwi

– 1 cốc sữa tươi hoặc sữa đặc pha nước ấm

– 1 ly nước dừa

– Thịt kho tàu

– Canh xương hầm nấu bí xanh

– Thịt bò xào rau cải

– Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt

– 1 quả táo

– 1 cốc sữa đậu nành ấm

– Vài quả nho

Bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc thiết kế 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ kể trên, khi chế biến cũng như áp dụng chế độ ăn uống, sản phụ cần chú ý những điều sau đây:

  • Tránh các loại gia vị như gừng, tỏi, bạc hà, lá lốt, rau răm,…vì chúng có thể làm giảm sản xuất sữa mẹ.
  • Không ăn quá no trong một bữa để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
  • Đối với các loại rau, củ, quả chỉ nên nấu vừa chín tới để đảm bảo giữ được vitamin. Các thực phẩm như thịt, cá cần nấu chín kỹ để loại bỏ giun sán và các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Trái cây phải rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
  • Những mẹ nào muốn giảm cân sau sinh có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt. Lượng ăn mỗi ngày tùy thuộc vào sức ăn của mẹ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
  • Những mẹ có tình trạng cao huyết áp nên nêm nhạt, còn sản phụ đã và đang mắc đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn đồ ngọt.

Bài viết trên đây đã cung cấp 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn kích thích tạo sữa cho bé bú. Tuân thủ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe và làm lành vết thương. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế hàng đầu.

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

4.2/5 - (5 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    3.9K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    24 Th12, 2024
    2.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    24 Th12, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    288

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám