Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

Cập nhật 28/10/2024

804

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa mở gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? Tại sao vỡ ối mà không đau bụng? Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu không vỡ ối là bị gì? Cùng Mediplus tìm hiểu nhé.

1. Vỡ ối bao lâu thì đau bụng

Vỡ ối có màu gì? Vỡ ối bao lâu thì đau bụng? Nước ối thường có màu trắng đục, màu sắc của nước ối khá giống với màu nước vo gạo. Sau khi vỡ ối, quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc sau một khoảng thời gian. 

Cơn đau bụng sẽ xuất hiện khoảng từ 12 - 24 giờ sau khi vỡ ối

Cơn đau bụng sẽ xuất hiện khoảng từ 12 – 24 giờ sau khi vỡ ối

Một số phụ nữ có thể cần một khoảng thời gian lâu hơn trước khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện. Thông thường, các cơn đau bụng đẻ xuất hiện khoảng 12 – 24 giờ sau khi vỡ ối. Đây được xem là một phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ trước khi sinh.

Đón đọc: Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

2. Mở tử cung là gì? Cổ tử cung mở nhưng không vỡ ối có sao không?

Trước khi bắt đầu quá trình chuyển dạ, các dấu hiệu của sự mở cổ tử cung thường xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian từ khi cổ tử cung bắt đầu thay đổi đến khi chuyển dạ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai thường có sự biến đổi riêng về mức độ co mở của cổ tử cung, nên sẽ có một số người không có dấu hiệu mở cổ tử cung gần ngày sinh, nhưng vẫn có thể chuyển dạ trong vài giờ.

Mở tử cung là dấu hiệu của chuyển dạ

Mở tử cung là dấu hiệu của chuyển dạ

Trong giai đoạn ban đầu của quá trình chuyển dạ, cổ tử cung thường ngắn lại và trở nên mỏng hơn. Giai đoạn này thường kéo dài từ 14 đến 20 giờ, hoặc thậm chí còn lâu hơn đối với những người phụ nữ có quá trình chuyển dạ kéo dài. Mặc dù thời gian có thể khác nhau, nhưng em bé chỉ có thể ra khỏi tử cung khi cổ tử cung đã mở 100% và đạt kích thước 10 cm.

Cổ tử cung mở sớm là hiện tượng khi cổ tử cung mở trước khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ. Điều này xảy ra ở khoảng 2% thai phụ và có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu không vỡ ối, lúc này cổ tử cung của mẹ khá yếu và sẽ không duy trì được trạng thái đóng kín trong quá trình mang thai.

Đây là một hiện tượng nguy hiểm và khó phát hiện, vì nó có thể giống với những biểu hiện thông thường trong thai kỳ. Mẹ bầu thường chỉ nhận ra khi được bác sĩ kiểm tra trong các buổi khám thai định kỳ.

3. Vỡ ối nhưng chưa mở tử cung có nguy hiểm không?

Vỡ ối mà tử cung chưa mở là khi túi ối của thai nhi bị rách xảy ra cùng lúc hoặc sau thời điểm mẹ bầu đã bắt đầu chuyển dạ, nhưng trước khi tử cung mở hết. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn là vỡ ối non, màng ối và màng đệm vỡ trước khi chuyển dạ xảy ra.

Vỡ ối mà chưa mở tử cung rất nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé

Vỡ ối mà chưa mở tử cung rất nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé

Khi mẹ bầu gặp vỡ ối sớm, đặc biệt là khi thai nhi chưa phát triển toàn diện, điều này gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thông thường, nếu vỡ ối xảy ra ở tuần thứ 37 trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ thường diễn ra trong khoảng 5 giờ. Trong trường hợp vỡ ối sớm hơn, chẳng hạn từ tuần thứ 32 đến 34, mẹ bầu có thể chuyển dạ sau khoảng 4 ngày đến 1 tuần.

Vỡ ối mà tử cung chưa mở hết là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho mẹ và bé nếu như không xử lý kịp thời. 

  • Vỡ ối mà tử cung chưa mở sẽ làm cho màng bảo vệ thai nhi bị vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào túi ối, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.
  • Thai nhi có thể bị dây rốn chèn ép, thiểu sản phổi, biến dạng các chi do thiểu ối.
  • Tình trạng nguy hiểm hơn đó là gây tử vong cho thai nhi.

Mẹ xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 2 ngày mẹ bầu cần lưu ý

4. Vì sao vỡ ối nhưng cổ tử cung chưa mở?

Trong trường hợp mẹ đã vỡ ối nhưng sau hơn 16 tiếng đau bụng, cổ tử cung vẫn chưa mở đủ 10cm, có khả năng mẹ sẽ gặp phải tình trạng chuyển dạ đình trệ. Nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ đình trệ là:

  • Cổ tử cung ngắn hoặc mẹ có các vấn đề về cổ tử cung như viêm nhiễm, ung thư.
  • Hoạt động co thắt của tử cung của mẹ bầu bị rối loạn trong quá trình chuyển dạ.
  • Tiền sử phẫu thuật, thủ thuật như khoét chóp, đốt điện, cắt đoạn… để lại sẹo xơ trên cổ tử cung.
  • Mẹ quá căng thẳng hoặc áp lực cũng có thể gây ra việc cổ tử cung không mở đủ.
Vỡ ối mà tử cung chưa mở có thể là tình trạng chuyển dạ đình trệ

Vỡ ối mà tử cung chưa mở có thể là tình trạng chuyển dạ đình trệ

Đặt lịch khám, tư vấn Sản Phụ khoa với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


    5. 4 Lưu ý khi vỡ ối mà tử cung chưa mở mẹ cần biết?

    Khi mẹ bầu gặp tình trạng vỡ ối mà tử cung chưa mở, việc đầu tiên cần thực hiện là đến ngay các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Tùy thuộc vào tuổi thai, các bác sĩ phụ sản sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau để xử lý tình trạng này và đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. 

    Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý an toàn

    Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý an toàn

    Tuổi thai 22 – 31 tuần

    Trong giai đoạn từ 22 đến 31 tuần thai, thai nhi vẫn chưa phát triển đủ mạnh mẽ để sinh ra mà không gặp vấn đề về sức khỏe và phát triển sau này. Khi xảy ra tình trạng vỡ ối sớm trong thời kỳ này, các bác sĩ sẽ tập trung vào chăm sóc và theo dõi, cố gắng kéo dài thời gian thai kỳ càng lâu càng tốt.

    Tuổi thai 32 – 33 tuần

    Khi mẹ bầu gặp tình trạng vỡ ối và tử cung chưa mở trong giai đoạn từ 32 đến 33 tuần thai, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của thai nhi và túi ối. Dựa vào mức độ nguy cơ và sự phát triển của thai, họ sẽ quyết định liệu cần phải tiến hành chuyển dạ tự nhiên hay không. Mục tiêu là duy trì thai kỳ trong thời gian dài nhất có thể để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

    Tuổi thai 34 – 36 tuần

    Trong giai đoạn từ 34 đến 36 tuần thai, quyết định về việc chuyển dạ tự nhiên sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của cả mẹ bầu và thai. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tình hình sức khỏe của thai nhi và mức độ nhiễm khuẩn để đưa ra quyết định. Dựa vào đánh giá này, có thể quyết định kết thúc thai kỳ sớm hơn nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

    Tuổi thai trên 37 tuần

    Khi thai đã đủ tháng (trên 37 tuần), theo khuyến nghị của Hiệp hội Phụ khoa và Sản khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2009, nếu thấy hiện tượng vỡ ối tuần 39 thai kỳ, việc khởi phát chuyển dạ nên được thực hiện trong vòng 6 – 12 giờ sau đó để giảm nguy cơ cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp thuận lợi, việc chấm dứt thai kỳ nên được tiến hành sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. 

    6. Mẹ nên làm gì khi bị vỡ ối?

    Khi nhận thấy dấu hiệu của vỡ ối, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và nên được người nhà đưa đến cơ sở y tế uy tín ngay lập tức. Đặc biệt, khi thấy các huống sau đây, mẹ bầu nên nhập viện ngay lập tức:

    • Vỡ ối xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sa dây rốn, nhau bong non, có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
    • Nước ối có màu đen, màu xanh vàng hoặc lẫn máu, có mùi hôi tanh, đây là dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp sớm.

    Khi thấy hiện tượng vỡ ối tuần 39, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế khi có những biểu hiện sau:

    • Mệt mỏi, sốt hoặc thường xuyên đổ mồ hôi.
    • Cơn kéo dài ở vùng bụng và đau liên tục
    • Sự giảm hoặc ít cử động của thai nhi.

    Mang thai và sinh con là hành trình thiêng liêng và đầy ý nghĩa của phụ nữ, nhưng đôi khi những lo lắng quá mức có thể khiến hành trình này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người mang thai lần đầu.

    Tổ hợp y tế Mediplus vừa giải đáp thắc mắc tại sao vỡ ối mà tử cung chưa mở? Vỡ ối có màu gì? Hy vọng thông tin trên bài sẽ giúp các mẹ bầu nắm được tình trạng vỡ ối để có thể xử lý kịp thời. Nếu muốn đặt lịch khám sản phụ khoa với bác sĩ giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất. 

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

      Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

      20 Th11, 2024
      39

      Chuyên mục: Sản khoa

      Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

      Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

      21 Th10, 2024
      132

      Chuyên mục: Sản khoa

      Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

      Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

      16 Th9, 2024
      771

      Chuyên mục: Sản khoa

      Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

      Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

      16 Th9, 2024
      730

      Chuyên mục: Sản khoa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám