U nang buồng trứng mối đe dọa tiềm ẩn Chị em cần biết

Cập nhật 29/06/2023

1.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản phụ khoa

U nang buồng trứng (Ovarian cysts) một dạng bệnh lý khá thường gặp ở chị em, nhất là chị em đang ở độ tuổi sinh đẻ. Các con số cho thấy bệnh lý chiếm tỷ lệ 80% trong tất cả các khối u buồng trứng nói chung mà nữ giới có nguy cơ mắc. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài và không có nhiều biểu hiện lâm sàng điển hình để nhận biết chính xác, nhưng nếu không được phát hiện sớm cũng có thể gây những biến chứng rất nghiêm trọng.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có hình dạng giống bã đậu có thể phát triển bất thường ở bên trong hoặc ngoài buồng trứng. Khối u này có thể là do hình thành mô mới bất thường hoặc có sự tích tụ dịch tạo thành nang trên buồng trứng, phần lớn chúng được phát triển từ các mô của buồng trứng và chiếm 3,6% trong số các bệnh lý về sản phụ khoa.

Khối u nang buồng trứng phát triển âm thầm do các mô mới

Khối u nang buồng trứng phát triển âm thầm do các mô mới.

Vậy nguyên nhân bị u nang buồng trứng là do đâu? Theo ý kiến của các chuyên gia y tế cho biết, u nang buồng trứng có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến hormone hoặc một số bệnh lý, có thể kể đến một số nguyên nhân hàng đầu gây ra như:

  • U nang hình thành khi trứng rụng và tồn tại trong buồng trứng suốt thai kỳ.
  • Các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung dần dần có thể phát triển thành u nang.
  • Nhiễm trùng vùng chậu lan tới buồng trứng có thể hình thành u nang.
  • Tiền sử gia đình mẹ hoặc chị gái có bệnh lý u nang buồng trứng.
  • Chế độ ăn uống chứa nhiều các loại thịt, trứng, sữa có hormone tăng trưởng, ít sử dụng các loại thực phẩm từ rau củ quả.

2. Dấu hiệu u nang buồng trứng lành tính ác tính

Có khoảng 90% trường hợp u nang buồng trứng là khối u lành tính, chỉ có 10% phát triển thành khối u ác tính. Các khối u này thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng mơ hồ, thậm chí không gây ảnh hưởng gì và tự biến mất. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng bất thường chị em có thể lưu ý nhận biết:

  • Đau vùng thắt lưng, vùng chậu hoặc đùi: U nang buồng trứng có thể gây các cơn đau dọc thắt lưng, vùng chậu hoặc đùi. Nguyên nhân có thể là do u khối u chèn ép lên cơ quan hoặc dây thần kinh chạy dọc phía sau xương chậu.
  • Buồn nôn, nôn, đau tức vùng bụng dưới: Các khối u có kích thước lớn có thể gây khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là khi có dấu hiệu đầy hơi kéo dài, buồn nôn và nôn thì cần cảnh giác vì các khối u ác tính không vỡ tại buồng trứng có khả năng biến chứng thành ung thư gây nhiễm trùng và hoại tử.
Các triệu chứng đau vùng bụng dưới cảnh báo xuất hiện các khối u nang buồng trứng

Các triệu chứng đau vùng bụng dưới cảnh báo xuất hiện các khối u nang buồng trứng

  • Rối loạn tiểu tiện: Có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về bàng quang, tiết niệu, bệnh lý tiểu đường nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng. Nguyên nhân là do các khối u chèn vào bàng quang khiến cho người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn kèm theo cảm giác đau buốt, bứt rứt.
  • Có cảm giác đau khi quan hệ: Khi quan hệ tình dục, nếu như người bệnh có cảm giác đau ở một bên thì cần nghĩ ngay đến u nang buồng trứng. Bởi vì khi khối u nang có kích thước lớn có thể nằm ngay cổ tử cung.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý phụ khoa, trong đó có u nang buồng trứng người bệnh cũng cần lưu ý không chủ quan.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân: Đây không phải là triệu chứng điển hình của u nang buồng trứng nhưng nếu có hiện tượng tăng cân bất thường đi kèm với một vài triệu chứng trên thì cần liên hệ kịp thời với bác sĩ.
Đau vùng thắt lưng là một trong những dấu hiệu u nang buồng trứng chị em cũng nên lưu ý

Đau vùng thắt lưng là một trong những dấu hiệu u nang buồng trứng chị em cũng nên lưu ý

3. Biến chứng do u nang buồng trứng gây ra cần lưu ý

U nang buồng trứng thường là lành tính và có thể từ tiêu trong một thời gian mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời bệnh tiến triển âm thầm kéo dài thì có thể gây một số biến chứng nguy hiểm:

3.1 Xoắn nang buồng trứng cấp tính

Xảy ra với khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, thường có thể xảy ra khi mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ hoặc sau khi sinh. Người bệnh bị xoắn nang thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, choáng, buồn nôn, vã mồ hôi. Khi bị xoắn nang bệnh nhân cần được mổ cấp cứu kịp thời để tháo xoắn và khi buồng trứng hồng trở lại thì bóc tách khối u.

Xoắn buồng trứng gây nguy hiểm cần được xử lý kịp thời

Xoắn buồng trứng gây nguy hiểm cần được xử lý kịp thời

3.2 Vỡ nang buồng trứng

Đây là biến chứng ít gặp, thường xảy ra trong trường hợp u nang nước có vỏ mỏng. Nếu u nang không được phát hiện sớm có thể phát triển to lên dẫn đến dễ vỡ khi có chấn thương mạnh vùng bụng dưới gây đau, xuất huyết và nhiễm trùng trong ổ bụng rất nguy hiểm.

Vỡ nang buồng trứng biến chứng xấu u nang buồng trứng

Vỡ nang buồng trứng biến chứng xấu u nang buồng trứng

3.3 U nang buồng trứng xuất huyết

Là biến chứng phổ biến nhất của u nang buồng trứng. Biến chứng này xảy ra khi các mạch máu trên thành nang bị vỡ tràn vào nang khiến nang to lên. Bệnh nhân cần theo dõi u nang buồng trứng xuất huyết để đảm bảo khối u vẫn đang nằm trong giới hạn và không ảnh hưởng đến buồng trứng.

Người bệnh thường gặp các triệu chứng như: đau vùng hạ vị và vùng chậu, đau âm đạo, có hiện tượng rỉ máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn kinh nguyệt,… Khi nang to lên và chảy máu nhiều có thể cần chỉ định phẫu thuật cắt u nang.

U nang buồng trứng xuất huyết, một dạng biến chứng nguy hiểm

U nang buồng trứng xuất huyết, một dạng biến chứng nguy hiểm

3.4 Chèn ép tiểu khung

Khi u nang phát triển to dần sẽ chèn ép lên trực tràng bàng quang gây hiện tượng đái rắt và táo bón. Ngoài ra, nang to lên trong nhiều năm còn có thể chèn ép lên niệu quản gây ứ nước bể, chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây phù, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ.

Ngoài ra, phụ nữ bị u nang buồng trứng có thể gặp các biến chứng khác như: đẻ non, vô sinh, sảy thai, thậm chí tăng nguy cơ chuyển thành ung thư nên cẩn trọng và lưu ý.

>>> Bạn cũng cần biết:

4. U nang buồng trứng có chữa được không?

Theo ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân (Bác sĩ Sản phụ khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS) cho biết, tùy theo kích thước cũng như đặc điểm khối u và nguyên nhân gây u nang buồng trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị phù hợp. Có tới 90% trường hợp u nang buồng trứng ở phụ nữ trẻ là u lành tính và có thể tự biến mất sau 8-12 tuần mà không cần đến các phương pháp điều trị can thiệp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp dưới đây:

  • Khối u có kích thước lớn
  • Khối u nang phức tạp
  • Người bệnh có các triệu chứng rầm rộ
  • Phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh
  • Hội chứng đa nang buồng trứng
  • Bác sĩ đánh giá đó là khối u ác tính.

Đối với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp mổ nội soi hay mổ hở, phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ buồng trứng bên bị tổn thương hay chỉ bóc tách khối u.

U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp, ở phụ nữ trẻ phần lớn đó là các khối u lành tính, có thể tự mất đi không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp u nang buồng trứng lâu ngày có thể bị ung thư hóa để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chị em phụ nữ cần thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám