32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D? [Giải đáp cùng chuyên gia]

Cập nhật 24/06/2023

5.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

32 tuần là thời điểm tốt nhất để kiểm tra thai nhi toàn diện về sức khỏe, trí não, cân nặng… Vậy 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D? Mẹ bầu có cần lưu ý gì không? Xem ngay lời giải đáp của bác sĩ qua tình huống thực tế sau  đây.

Chị H (26 tuổi):

Chào bác sĩ, tôi mang thai sắp tròn 32 tuần. Trước đây tôi đã từng siêu âm 2D ở tuần 9 và 20 vậy sắp tới đến tuần thứ 32 của thai kỳ tôi có nên siêu âm 4D không hay vẫn chỉ nên siêu âm 2D bởi có rất nhiều thông tin cho rằng siêu âm 4D rất tốt. Mong bác sĩ giải đáp, cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Mai Văn Bằng – Tổ hợp y tế MEDIPLUS trả lời: Chào chị H, tôi rất vui lòng giải đáp câu hỏi của chị như sau:

Hiện tại chị đang đến tuần tuần 32 của thai kỳ, khi này em bé đã phát triển khá hoàn thiện, các  bác sĩ thường khuyên mẹ nên siêu âm 4D để có thể xem được hình ảnh và hoạt động của em bé rõ nét hơn. Còn xét về chuyên môn, thì mẹ lựa chọn siêu âm 2D hay 4D đều được do đó chị có thể cân nhắc lựa chọn. Xin gửi tới chị một số thông tin chi tiết tham khảo, hy vọng nó sẽ giúp ích cho chị!

Xem thêm:

1. Lý do thai 32 tuần thì mẹ nên siêu âm 4D

Tại tuần thứ 32 của thai kỳ, mẹ có thể siêu âm 2D hay siêu âm 4D đều được bởi siêu âm 2D, 4D chỉ khác nhau ở cách thể hiện hình ảnh. Và thực tế ngay cả khi chỉ định siêu âm 4D, việc thăm khám vẫn dựa trên nền tảng cơ sở là 2D, chức năng 4D sẽ giúp mẹ dễ dàng quan sát em bé hơn.

32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?

32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?

Đặc biệt ở tuần 32, bé đã đủ lớn, mẹ có thể nhìn rõ cơ thể (mặt, chân tay…), khuôn mặt bé khá giống với lúc sinh và mẹ có thể lưu giữ lại những hình ảnh này của em bé, do đó siêu âm 4D là phương pháp mang lại trải nghiệm chân thực nhất cho mẹ.

Ngoài ra, 32 tuần nên siêu âm 4D vì sau thời điểm này siêu âm 4D sẽ khó khăn hơn do khoang ối đã trở nên chật hẹp làm hạn chế việc thăm khám.

2. Tầm quan trọng của siêu âm 32 tuần

Tuần 32 là một dấu mốc rất quan trọng, được khuyến cáo nên siêu âm vì có thể xác định được:

  • Sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi.
  • Vị trí của thai nhi trong tử cung( vị trí ngôi đầu hay mông).
  • Tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng hoặc vùng chậu.
  • Tình trạng cổ tử cung (đóng kín hay không, có bị ngắn không).
  • Vỡ ối non hoặc đẻ non.
  • Vị trí rau bám: rau tiền đạo (Placenta previa).

Bên cạnh đó, 32 tuần siêu âm 2D hay 4D cũng giúp:

  • Phát hiện dị tật.
  • Khảo sát một số bất thường xảy ra muộn mà những lần trước không thấy như ở tim, mạch và ở cấu trúc não.
  • Khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, số lượng nước ối (nhiều hay ít), xác định ngôi thai để biết ngôi thuận hay nghịch.

Siêu âm 4D có thể phát hiện dị tật ở tuần 32, dù lúc này không có biện pháp can thiệp được nữa nhưng cũng có thể giúp gia đình chuẩn bị tâm lý về sau.

Lưu ý: Thực tế 32 tuần là mốc quan trọng mà mẹ nên siêu âm trong thai kỳ, tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng của sản phụ mà các bác sĩ sẽ đề xuất mẹ 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D.

3. Hình ảnh thai nhi 32 tuần trong bụng mẹ

So với tuần thứ 28, bé ở 32 tuần tuổi đã có sự phát triển rõ rệt hơn, hoàn thiện hơn về các cơ quan chức năng và hình dáng bên ngoài. Mẹ có thể quan sát được não bé phát triển toàn diện, móng chân, tay dài đến hết các đầu ngón, biểu cảm trên khuôn mặt: Có nhiều biểu cảm, bé cười, cau mày nghịch ngợm… lúc này bé giống như lúc sau sinh nhất. Cụ thể mẹ có thể quan sát các hình ảnh dưới đây để hình dung rõ hơn.

Tuần thứ 32 khi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy hành động ngáp ngủ của bé

Tuần thứ 32 khi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy hành động ngáp ngủ của bé

Bé mắt mở khi bé đang thức nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại

Bé mắt mở khi bé đang thức nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại

Mẹ thấy da bé đã căng mịn khi siêu âm tuần thứ 32

Mẹ thấy da bé đã căng mịn khi siêu âm tuần thứ 32

thai-32-tuan-ngoi-thuan

Ở tuần thứ 32 ngôi thai thường là sẽ thuận, bé quay đầu xuống phía dưới tiện cho mẹ sinh nở

4. Chỉ số chuẩn của thai nhi 32 tuần

Chỉ số thai nhi tiêu chuẩn ở tuần thứ 32

Chỉ số thai nhi tiêu chuẩn ở tuần thứ 32

Dù 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D thì mẹ đều phải thu được các chỉ số sau để đánh giá sự phát triển của thai nhi:

  • BPD  (mm): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé khoảng 81mm.
  • FL (mm): Chiều dài xương đùi là 61mm.
  • AC (mm): Chu vi bụng là 283mm.
  • HC (mm): Chu vi đầu là 301mm.
  • CRL (mm): Chiều dài đầu mông là 42,4mm.
  • EFW (g): Cân nặng ước tính là 1953g.

Nếu em bé của bạn có các chỉ số trên thấp hơn giới hạn thấp (ví dụ 1621 gram) tức là thai nhi đang phát triển chậm. Bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung chế độ ăn các chất dinh dưỡng hoặc có thể tiến hành thêm siêu âm doppler tuần hoàn não- rốn và các xét nghiệm khác để theo dõi xem bạn có mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không.

5. Thai 32 tuần cần xét nghiệm thêm những gì?

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ bầu vẫn được chỉ định xét nghiệm nước tiểu

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ bầu vẫn được chỉ định xét nghiệm nước tiểu

Ngoài việc tư vấn mẹ 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D thì các bác sĩ cũng chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu 10 thông số để đánh giá sức khỏe đầy đủ cho mẹ bầu và thai nhi, từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu trong những thời gian cuối của thai kỳ.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng đường huyết, điện giải, men gan…

Bên cạnh đó, mẹ sẽ được đánh giá cân nặng, huyết áp, nhịp tim, kiểm tra dấu hiệu phù, cao tử cung,…để đảm bảo đạt điều kiện tốt nhất trước khi sinh.

6. Cơ thể mẹ thay đổi thế nào ở tuần 32?

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ sẽ thấy các biểu hiện ngứa vùng bụng do căng da

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ sẽ thấy các biểu hiện ngứa vùng bụng do căng da

Cơ thể của bé càng lớn, chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ, khiến việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, mẹ còn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Ợ chua: Tử cung mở rộng dẫn đến đẩy các cơ quan xung quanh, trong đó có dạ dày. Điều này làm cho acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên gây ra chứng ợ chua.
  • Rỉ nước tiểu: Do tử cung tạo áp lực lên bàng quang.
  • Khó thở: Do tử cung tạo áp lực lên cơ hoành.
  • Mất ngủ: Do lúc này bụng mẹ đã to, hay lo lắng và một phần do phải đi tiểu nhiều.
  • Ngứa vùng bụng: Bụng mẹ ngày càng to khiến da bị kéo căng nên mẹ có thể cảm thấy ngứa. Khi này mẹ hãy bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem làm dịu da sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn.

7. Lời khuyên cho mẹ ở tuần 32 của thai kỳ

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ có thể bị co thắt tử cung

Tuần thứ 32 của thai kỳ mẹ có thể bị co thắt tử cung

Ở thời điểm này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ, do đó khi ngày dự sinh đang đến gần, mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ sớm dưới đây để đề phòng.

  • Vỡ nước ối (có thể dẫn đến tiết dịch hoặc chỉ nhỏ giọt).
  • Co thắt tử cung: mẹ có cảm giác như bị thắt chặt trong bụng.
  • Chuột rút, chảy máu âm đạo: Chảy máu này có thể là do có vấn đề với cổ tử cung.
  • Đau vùng chậu đi kèm các cơn co thắt ở bụng.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Ngoại trừ vỡ nước ối thì những triệu chứng khác không cần quá lo lắng vì chúng không phải lúc nào cũng dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, để an toàn thì mẹ nên báo lại với bác sĩ, đặc biệt nếu các triệu chứng trên trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì giai đoạn bé đang tăng cân mạnh. Mẹ có thể không cảm thấy đói do tử cung phát triển lớn, gây chèn ép dạ dày làm mất đi cảm giác thèm ăn. Do đó hãy chủ động ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ. Khi mẹ đi siêu âm, dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ cũng có thể sẽ cho mẹ lời khuyên những thay đổi cần thiết.

Hy vọng với các thông tin bài viết cung cấp các thắc mắc về 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D đã được giải đáp và lựa chọn được phương pháp siêu âm theo dõi bé một cách tốt nhất. Nếu mẹ cần tư vấn thêm, mẹ vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 nhé!

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám