Siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Cập nhật 24/06/2023

1.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Theo hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ (ACOC) “Chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm 2D có hại hay gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi”. Tuy nhiên vẫn rất nhiều mẹ thắc mắc siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu ngay dưới đây.

Xem thêm:

1. Siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm 2D là phương thức siêu âm thai nhi cho ra kết quả hình ảnh hiển thị các mặt cắt của cơ thể trên không gian hai chiều, theo thang màu xám (đen – trắng). Dựa vào siêu âm, các bác sĩ có thể xác định mẹ có mang thai không, tuổi thai, vị trí thai, theo dõi nhịp tim và chuyển động của bé. Ngoài ra, các bất thường của mẹ cũng được phát hiện, từ đó có hướng xử lý kịp thời.

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để trả lời chi tiết thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu bản chất của siêu 2D có hại không?

Siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm 2D hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi như nhiều mẹ lo lắng. Thực tế là khoa học chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm 2D có hại hoặc gay tắc động xấu cho sự phát triển của thai nhi.

Theo Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists) và cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – U.S. Food and Drug Administration 2) thì: “Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy siêu âm có hại cho thai nhi, không có mối liên hệ nào giữa siêu âm và dị tật bẩm sinh, ung thư hay các vấn đề phát triển khác sau này ở trẻ.”

Vậy siêu âm 2D nhiều có hại cho thai nhi không?

Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao chứ không phải sử dụng các tia bức xạ như tia X nên không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Đặc biệt ở bệnh viện, với các mẹ bầu sắp sinh cần theo dõi đặc biệt, các bác sĩ còn chỉ định siêu âm hàng ngày hoặc ngày 2 lần.

Với những dẫn chứng trên có lẽ các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện siêu âm 2D theo chỉ định từ bác sĩ.

Siêu âm 2D có hại cho thai nhi là lo lắng của rất nhiều mẹ bầu

Siêu âm 2D có hại không là lo lắng của rất nhiều mẹ bầu

Mặc dù siêu âm 2D không ảnh hưởng đến thai nhiêu. Tuy nhiên các mẹ hãy lưu ý không nên quá lạm dụng siêu âm vì có thể gây tốn nhiều chi phí, công sức mà không thực sự cần thiết.

  • Với mẹ bầu bình thường thì chỉ nên thực hiện theo các mốc khuyến cáo của Bộ y tế như: đầu thai kỳ, tuần thứ 12, tuần thứ 22, tuần thứ 32…
  • Với trường hợp thai có các dấu hiệu bất thường, mẹ có những bệnh lý nền ảnh hưởng đến quá trình mang thai hay kỳ khám thai trước đó gặp biến chứng thì sẽ cần được theo dõi sát sao và thực hiện siêu âm nhiều lần hơn. Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định thời gian siêu âm thích hợp, mẹ đừng lo lắng nhé!

2. Các mốc siêu âm 2D thai quan trọng mẹ bầu nên nhớ

Ngoài thắc mắc siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không thì các mẹ nên biết thêm về các mốc siêu âm 2D nữa.

Số lần thực hiện siêu âm 2D của mẹ là bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thai kỳ của từng mẹ và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên có một số mốc quan trọng mà mẹ nên nhớ:

  • Đầu thai kỳ: Siêu âm nhằm phát hiện có thai hay không có thai? Vị trí thai làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung? Tim thai có hoạt động hay không?…
  • 12 tuần: Thời điểm thích hợp để làm Double Test và đo độ mờ da gáy phát hiện sớm một số dị tật như hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau…
  • 22 tuần: Thời điểm này về cơ bản các cơ quan đã hình thành đầy đủ và dễ dàng nhất để chẩn đoán bất thường về đa số dị tật như: sứt môi hở hàm ếch (chẩn đoán từ tuần 18), dị tật tim bẩm sinh…
  • 32 tuần: Từ khoảng tuần này trở đi, việc phát hiện một số dị tật bẩm sinh trở nên khó khăn hơn do em bé đã tăng nhiều kích thước, khoang ối trở nên chật chội, hạn chế việc thăm khám siêu âm. Tuy nhiên, đây là mốc quan trọng để phát hiện các vấn đề giúp tiên lượng cuộc đẻ diễn ra thế nào (ví dụ như có thể đẻ thường được không hay bắt buộc phải mổ đẻ…)
Các mốc siêu âm thai quan trọng

12 tuần, 22 tuần và 32 tuần là các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu nào cũng cần nhớ

Ngoài ra, các thời điểm khác cũng khá quan trọng mà mẹ nên kết hợp khám siêu âm thêm như:

  • 14-16 tuần: Mẹ có thể kết hợp siêu âm và làm xét nghiệm Triple test. Khoảng thời gian này, một số cơ quan của bé cũng nhìn khá rõ ràng như: cơ quan sinh dục, bàn tay, bàn chân…
  • 28 tuần: Tiêm phòng thai nghén, tầm soát tiểu đường thai kỳ…
  • 36-38 tuần: Thời gian này, bác sĩ cần theo dõi lượng nước ối cho em bé. Từ sau tuần 38, mẹ có thể cần siêu âm liên tục để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

3. Ưu điểm và nhược điểm của siêu âm 2D trong thai kỳ

Mục tiêu của siêu âm 2D trong suốt thai kỳ của mẹ là: phát hiện các dị tật bẩm sinh, kiểm tra xem thai nhi phát triển có bình thường không và phát hiện phần phụ khác của thai (bánh rau, nước ối…) có bình thường không.

Siêu âm 2D giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của bé

Siêu âm 2D giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của bé

Ưu điểm của siêu âm 2D

  • Xác định số lượng thai: Bằng việc quan sát số túi thai trong buồng tử cung, số phôi thai… có thể xác định được mẹ mang thai một em bé, mang song thai hay ba thai ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Xác định vị trí thai làm tổ: Việc dùng que thử thai có thể cho biết mẹ có thai hay không từ giai đoạn rất sớm, tuy nhiên vẫn cần làm siêu âm để xác định vị trí chính xác của thai ở trong hay ngoài tử cung. Lúc này siêu âm 2D, đặc biệt là 2D qua đầu dò âm đạo có thể phát hiện khá sớm.
  • Phát hiện các bệnh lý bất thường về rau thai, dây rốn, nước ối… cũng được phát hiện bằng siêu âm thai 2D từ sớm, trước khi gây ra những ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
  • Theo dõi nhịp tim thai: Việc đo tần số tim thai được thực hiện đơn giản và thường quy trên siêu âm thai 2D.
  • Liên kết với em bé: Mẹ có cảm nhận được em bé đang đạp không? Trên hình ảnh 2D sơ bộ mẹ sẽ thấy được em bé vận động thế nào từ trước khi mẹ cảm nhận được thực tế nhé.
Siêu âm giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và kết nối với trẻ

Siêu âm giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và kết nối với trẻ

Hạn chế của siêu âm 2D

Như các mẹ thắc mắc siêu âm 2D nhiều có hại cho thai nhi không thì hiện tại không có bằng chứng tin cậy nào cho thấy việc siêu âm thai nói chung và siêu âm 2D nói riêng có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Hầu hết các bất thường về hình thái hoặc sự phát triển của thai nhi hiện nay có thể được chẩn đoán bằng siêu âm thai 2D. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, chỉ siêu âm 2D không kết luận được bệnh, cần có các phương pháp hỗ trợ khác (ví dụ như làm thêm xét nghiệm di truyền, chụp cộng hưởng từ (MRI) thai nhi…) bác sĩ sẽ tư vấn để mẹ biết.

4. Cách để giảm thiểu ảnh hưởng từ siêu âm 2D đến thai nhi

Mặc dù chưa tìm được chứng cứ cho thấy siêu âm 2D có ảnh hưởng đến bé nhưng việc sử dụng siêu âm đúng chỉ định, trong những giai đoạn hợp lý vẫn là điều tốt nhất. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích để mẹ tham khảo:

  • Nên chọn cơ sở uy tín, chất lượng phục vụ tốt để khám và siêu âm.
  • Chọn bác sĩ siêu âm giỏi, giàu kinh nghiệm, đọc kết quả chuẩn xác giúp hạn chế các thao tác dư thừa.
  • Mẹ không nên mua máy theo dõi thai nhi hoặc siêu âm doppler và tự ý sử dụng tại nhà.
Mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiến hành thăm khám và siêu âm trong suốt thai kỳ

Mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiến hành thăm khám và siêu âm trong suốt thai kỳ

5. Lưu ý khi thực hiện siêu âm 2D

Ngoài thắc mắc siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không thì để việc siêu âm 2D diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Siêu âm trong 3 tháng đầu: Có thể mẹ sẽ được yêu cầu uống nước để làm đầy bàng quang giúp dễ quan sát bé hơn (thường thai nhi dưới 9 tuần nên siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá chi tiết phôi, túi noãn hoàng, màng nuôi và nhịp tim, cấu trúc cơ tử cung, buồng trứng hai bên được chính xác).
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm thai.
  • Mẹ có thể ăn nhẹ nhưng không nên ăn quá no.
  • Điều cuối cùng, nhớ mang theo kết quả của những lần siêu âm trước để bác sĩ có thể đánh giá toàn diện hơn.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên khi siêu âm 2D mẹ có thể sẽ được yêu cầu uống nhiều nước trước khi siêu âm

Trong tam cá nguyệt đầu tiên khi siêu âm 2D mẹ có thể sẽ được yêu cầu uống nhiều nước trước khi siêu âm

6. Siêu âm 2D giá bao nhiêu?

Chi phí thực hiện siêu âm thai 2D trung bình trong khoảng 200.000 – 300.000 đồng/lần. Chi phí này thay đổi tùy thuộc vào địa chỉ thăm khám, chất lượng cơ sở y tế, chuyên môn bác sĩ và cả mốc thời gian thực hiện siêu âm…

7. Tiêu chí tìm địa chỉ siêu âm 2D chất lượng, uy tín

Với tâm lý làm mẹ, ai cũng muốn lựa chọn cho mình một địa chỉ siêu âm uy tín, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Tuy nhiên đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất giữa vô vàn địa chỉ hiện nay?

Dưới đây là một số tiêu chí mà mẹ bầu cần nắm rõ khi lựa chọn địa chỉ siêu âm:

  • Lựa chọn các đơn vị đã được Bộ y tế cấp giấy phép hoạt động.
  • Nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, được đào tạo chuyên khoa về chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm thai sản.
  • Cơ sở có máy móc, thiết bị tốt, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
  • Chất lượng phục vụ tốt, thân thiện tận tình chu đáo, thủ tục nhanh gọn không mất thời gian chờ đợi.
  • Công khai chi phí dịch vụ khám chữa.
  • Có tính bảo mật thông tin cao…

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc siêu âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời chính là: Siêu âm an toàn cho cả thai nhi và mẹ, tuy nhiên mẹ cũng cần thực hiện theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 nhé!

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám