Siêu âm đầu dò là gì? Có đau không và có an toàn?

Cập nhật 12/05/2023

3.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Siêu âm

Siêu âm đầu dò (hay siêu âm đầu dò âm đạo) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được chỉ định trong thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý tại buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung,… Đây là kỹ thuật có giá trị chẩn đoán cao và góp phần quan trọng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến sinh sản. Vậy siêu âm đầu dò có đau không? Có an toàn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Siêu âm đầu dò ống dẫn trứng, tử cung chẩn đoán sớm các bệnh lý lên quan đến sinh sản

Siêu âm đầu dò ống dẫn trứng, tử cung chẩn đoán sớm các bệnh lý lên quan đến sinh sản

Siêu âm đầu dò là làm gì?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh các cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… Thiết bị hỗ trợ cho kỹ thuật này là máy siêu âm có tần số sóng âm cao, có đầu dò chuyên dụng, kích thước khoảng 2 hoặc 3 inch.

Những ưu điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò:

  • Cho hình ảnh rõ nét nhất, giúp bác sĩ, kỹ thuật viên có thể quan sát kỹ cơ quan sinh dục, phục vụ cho những chẩn đoán có độ chính xác cao.
  • Cho hình ảnh quá trình rụng trứng và sự phát triển của trứng.
  • Giúp bác sĩ, kỹ thuật viên quan sát được kích thước tử cung, độ dày của niêm mạc tử cung, các khối u,…
  • Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, khi phôi thai còn quá nhỏ, siêu âm bụng chưa thể phát hiện được. Siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác, giúp phát hiện có thai hay không. Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn giúp nhận biết vị trí thai, phôi thai có nằm ngoài tử cung hay không.

Siêu âm đầu dò có hạn chế gì không?

  • Siêu âm đầu dò chỉ có thể quan sát được các cơ quan vùng tiểu khung, không quan sát được các cơ quan ở vùng ổ bụng.
  • Phương pháp siêu âm đường âm đạo không áp dụng với trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay màng trinh chưa rách. Chỉ có thể áp dụng kỹ thuật này đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục, khi màng trinh đã rách.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh, bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo, âm hộ bác sĩ chỉ định cũng không được áp dụng kỹ thuật này.
  • Yêu cầu kỹ thuật của bác sĩ, kỹ thuật viên phải thành thạo, khéo léo, chuyên nghiệp, tránh làm tổn thương tới niêm mạc bên trong gây viêm nhiễm hoặc biến chứng.

Mục đích siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật hình ảnh có thể đánh giá chi tiết về những bất thường của các bộ phận trong vùng chậu. Do vậy, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau thì chị em không nên chủ quan, cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn:

  • Đau vùng bụng dưới, vùng xương chậu dai dẳng trong ngày.
  • Đau khi đi đại tiểu tiện, đau khi quan hệ tình dục.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Xuất hiện khí hư, dịch âm đạo với màu sắc, mùi hôi bất thường.
  • Chảy máu âm đạo bất thường khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hoặc có thể sử dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò trong những trường hợp:

  • Theo dõi nhịp tim của thai nhi trong 3 tháng đầu.
  • Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai.
  • Kiểm tra sức khỏe vùng chậu.
  • Đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản…
Siêu âm đàu dò giúp phát hiện sớm các vấn đề cơ quan sinh sản

Siêu âm đàu dò giúp phát hiện sớm các vấn đề cơ quan sinh sản

Ngoài những mục đích đánh giá sức khỏe sinh sản như quan sát sự hình thành trứng, sự rụng trứng, độ dày niêm mạc tử cung,… thì siêu âm đầu dò còn giúp phát hiện một số bệnh lý phụ khoa sau:

U xơ tử cung

Là những khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung, thường gặp ở phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi xuất hiện u xơ tử cung nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân đến khám khi thấy bụng dưới to, cảm giác nặng bụng dưới, ra máu âm đạo, khối u to chèn ép bàng quang gây khó tiểu,…

Siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ đánh giá được số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước của u xơ. Kỹ thuật siêu âm hỗ trợ bác sĩ rất tốt trong việc chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

U nang buồng trứng

Bệnh này thường không có triệu chứng rõ rệt, đa số trường hợp phát hiện do thăm khám định kỳ, khám tiền sản,… U to dần có thể gây chèn ép bàng quang, gây tiểu khó, tiểu rắt, chèn ép lên trực tràng gây táo bón,… hay khi có biến chứng cấp gây đau. Siêu âm đầu dò đánh giá được kích thước, đặc điểm phản âm trong lòng u, xem được u có một hay nhiều thùy, có vách ngăn trong lòng u hay không, vỏ u dày hay mỏng,…

Polyp nội mạc tử cung

Bệnh lý này được hình thành do tăng sinh khu trú nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của estrogen. Phụ nữ thường đi khám khi có triệu chứng rong kinh, rong huyết hay tăng tiết dịch âm đạo, có trường hợp không có dấu hiệu bất thường nào mà phát hiện khi đi khám định kỳ hoặc khám vô sinh. Siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ đánh giá được số lượng, vị trí, kích thước của polyp,…

Lạc tuyến nội mạc

Thường xảy ra lạc tuyến cơ tử cung hoặc lạc tuyến nội mạc ở buồng trứng, cũng có trường hợp lạc tuyến nội mạc vùng chậu sâu. Phụ nữ thường đi khám khi có triệu chứng đau nhiều, đau kéo dài liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ hoặc đau khi đại tiểu tiện,… Siêu âm đầu dò đánh giá được vị trí, kích thước, phản âm cũng như ranh giới của khối lạc tuyến nội mạc.

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm nhiễm này là một nhóm bệnh lý đa dạng. Thường viêm nhiễm cơ quan sinh dục trên xảy ra sau khi viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Hình ảnh trên siêu âm sẽ cho thấy những tổ chức phù nề, tụ dịch, ứ mủ,… nếu bạn bị viêm nhiễm vùng chậu. Do vậy, khi có những triệu chứng đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường, sốt, đau khi quan hệ,… thì người bệnh nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn.

>>> Bạn cần biết: Viêm vùng chầu – Những biến chứng nguy hiểm

Siêu âm đầu dò diễn ra như thế nào, có đau không?

Siêu âm đầu dò có đau không

Siêu âm đầu dò có đau không có ảnh hưởng gì khi thực hiện

Siêu âm đầu dò không yêu cầu bạn phải chuẩn bị gì kỹ càng. Mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau, lý do siêu âm khác nhau, bác sĩ sẽ có những yêu cầu phù hợp với từng trường hợp. 

Với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt sử dụng cốc nguyệt san hay tampon thì phải tháo ra trước khi tiến hành kỹ thuật siêu âm. Ngoài ra, khi đến bất kỳ cơ sở khám bệnh nào để khám phụ khoa thì nên đi vệ sinh và giữ vùng kín sạch sẽ trước khi khám.

Quy trình siêu âm đầu dò diễn ra khá nhanh chóng, an toàn và khéo léo với các bước cơ bản sau:

  • Người bệnh sẽ được yêu cầu mặc quần áo chuyên dụng của phòng khám để thuận lợi cho quá trình thăm khám của bác sĩ.
  • Người bệnh sẽ nằm trên bàn siêu âm với tư thế sản phụ khoa (gác 2 chân lên giá đỡ, một chiếc gối nhỏ có thể được kê ở dưới phần hông).
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò đã được phủ bằng bao cao su có kèm lớp gel bôi trơn vào âm đạo. Giai đoạn này có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bác sĩ khuyên nên duy trì trạng thái thư giãn cơ thể để giảm bớt cảm giác khó chịu này.
  • Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu của sóng, tín hiệu được mã hóa và truyền trực tiếp hình ảnh lên màn hình treo phía trước, bạn cũng có thể theo dõi được hình ảnh.
  • Trong quá trình tiến hành, bác sĩ sẽ khéo léo xoay chuyển đầu dò để quan sát được từng cơ quan và tổng thể.

Về vấn đề bạn và nhiều người cũng đang quan tâm: siêu âm đầu dò có đau không? Theo BSCKI – Mai Văn Bằng cho biết, khi đầu dò được đưa vào vùng âm đạo người bệnh sẽ có cảm giác hơi khó chịu hoặc hơi áp lực một chút. Tuy nhiên cảm giác khó chịu này thường không kéo dài lâu, sẽ biến mất sau khi hoàn tất. Kỹ thuật siêu âm đầu dò cũng được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, lành nghề với chuyên môn cao nên hầu như không có rủi ro tới sức khỏe. Đối với trường hợp siêu âm thai, đầu dò chỉ quanh vùng âm đạo nên không ảnh hưởng đến thai nhi hay vùng tử cung, cổ tử cung.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám