Siêu âm ổ bụng tại sao cần và khi nào nên thực hiện?

Cập nhật 12/05/2023

2.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Siêu âm

Siêu âm ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đem lại giá trị và độ chính xác cao, giúp phát hiện ra nhiều bệnh lý ở các tạng trong ổ bụng. Đây là kỹ thuật thăm khám với mục đích kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đánh giá bệnh lý. Siêu âm ổ bụng là một trong những thăm khám được sử dụng phổ biến hiện nay và không gây đau đớn cho người bệnh.

Siêu âm ổ bụng là làm gì?

Siêu âm ổ bụng (hay là siêu âm bụng tổng quát) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được sử dụng để khám thường quy với mục đích kiểm tra sức khỏe định kỳ, đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong ổ bụng như gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, u phúc mạc,…

Kỹ thuật siêu âm ổ bụng chẩn đoán và có thể phát hiện sớm nhiều bệnh lý

Kỹ thuật siêu âm ổ bụng chẩn đoán và có thể phát hiện sớm nhiều bệnh lý

Kỹ thuật này sử dụng một đầu dò phát ra sóng âm ở tần số cao để tạo ra các hình ảnh, giúp quan sát các tạng trong ổ bụng. Đầu dò được đặt trên da, có một lớp gel siêu âm được bôi lên đầu dò và da để đầu dò chuyển động trơn tru trên da và giúp loại bỏ không khí giữa da và đầu dò. Trong thời kỳ mang thai hoặc các trường hợp dị ứng với thuốc cản quang, người bệnh vẫn có thể áp dụng được kỹ thuật siêu âm ổ bụng mà không gây ảnh hưởng gì.

Tại sao cần đi siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng được sử dụng để đánh giá, kiểm tra kích thước và vị trí của các cơ quan cũng như cấu trúc bên trong ổ bụng. Bên cạnh đó, siêu âm khoang bụng cũng được các bác sĩ dùng để chẩn đoán, xác định các bệnh lý cụ thể, kiểm tra vùng bụng khi thấy các dấu hiệu bất thường liên quan đến khối u, áp xe, u nang, ổ dịch trong bụng,… hoặc các chấn thương vùng bụng.

Siêu âm ổ bụng để đánh giá cũng như chẩn đoán các chấn thương vùng bụng

Siêu âm ổ bụng để đánh giá cũng như chẩn đoán các chấn thương vùng bụng

Ngoài ra, phương pháp siêu âm được thực hiện để hỗ trợ một số thủ thuật như đặt kim sinh thiết mô bụng, dẫn lưu dịch từ u nang hoặc áp xe, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.

Đây cũng là kỹ thuật thường được chỉ định trong hoạt động thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện mỗi năm hoặc sáu tháng một lần. Việc thực hiện siêu âm vùng bụng định kỳ giúp chúng ta kịp thời phát hiện sớm những bệnh lý có thể mắc phải từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời hiệu quả.

Siêu âm ổ bụng sẽ thực hiện ở những bộ phận nào?

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra, đánh giá những thương tổn ở các cơ quan nội tạng trong ổ bụng: gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng… Từ những hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý:

  • Bệnh gan mật (xơ gan, gan nhiễm mỡ, u gan, viêm túi mật, sỏi mật,…)
  • Bệnh về đường tiêu hóa (viêm ruột thừa, viêm ruột cấp, viêm túi thừa, khối u đường tiêu hóa…)
  • Bệnh về thận – tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, khối u ở thận, bàng quang, niệu quản, ứ nước thận.
  • Bệnh của hệ sinh dục: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến tiền liệt,…
  • Bệnh lý về tuyến tụy: chấn thương, sỏi, viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, các loại u tụy…
  • Bệnh lý sau phúc mạc: các khối u, xơ hóa sau phúc mạc.
  • Bệnh lý liên quan đến lách: lách to, áp xe lách, u lách…
  • Đánh giá lượng dịch tràn ra trong ổ bụng, màng ngoài tim hoặc khoang màng phổi. Bệnh lý dịch ổ bụng, phình động mạch chủ bụng.

Quy trình kỹ thuật siêu âm ổ bụng Bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra yêu cầu và dặn dò bệnh nhân trước khi tiến hành siêu âm:

  • Tùy thuộc vào mỗi cơ sở y tế, bệnh nhân ngoại trú hoặc đang nằm viện mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay trang phục của bệnh viện hay mặc nguyên quần áo; tháo đồ trang sức hoặc các vật gây cản trở.
  • Bệnh nhân nằm ngửa, kéo áo cao ngang ngực và kéo quần xuống thấp ngang xương mu.
  • Bác sĩ bôi một lượng gel lên vùng bụng và đầu dò. Đầu dò được đặt tiếp xúc vào bụng của người bệnh, ấn nhẹ, di chuyển quanh khu vực cần siêu âm.
  • Hình ảnh sẽ được thu lại và gửi đến màn hình máy tính giúp bác sĩ quan sát để thăm khám, chẩn đoán cho người bệnh.
  • Sau khi thực hiện xong, người bệnh được lau sạch lớp gel và trở lại sinh hoạt bình thường. Quy trình kéo dài 20-30 phút và không gây đau đớn cho người bệnh.

Cần lưu ý gì khi làm siêu âm ổ bụng?

Vậy siêu âm ổ bụng khi nào là thích hợp? Tham khảo ý kiến các Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nên thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc ít nhất một năm một lần để kịp thời phát hiện những biểu hiện đầu của bệnh nếu bạn mắc phải.

Ngoài ra cũng cần thực hiện khi thấy một số dấu hiệu bất thường như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, chướng bụng hoặc sờ thấy khối u trong ổ bụng.

Siêu âm ổ bụng nên được tiến hành vào buổi sáng lúc dạ dày còn rỗng, thức ăn đã được tiêu hóa hết. Trước khi siêu âm khoảng 30-60 phút, bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng lên giúp cho việc quan sát ổ bụng dễ dàng.

Nên đi siêu âm ổ bụng định kỳ để phát hiện các vấn đề bất thường tới sức khỏe

Nên đi siêu âm ổ bụng định kỳ để phát hiện các vấn đề bất thường tới sức khỏe

Có cần nhịn ăn khi đi siêu âm không? Đáp án là CÓ nhưng tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể. Đa số siêu âm ổ bụng không nhất thiết phải nhịn ăn. Tuy nhiên với bệnh nhân thăm khám về đường mật, túi mật nên nhịn ăn 4-6 giờ, bởi khi ăn uống thì dịch mật sẽ tăng bài tiết để tiêu hóa thức ăn, làm giảm lượng mật trong túi mật dẫn đến khó đánh giá bệnh lý về đường mật, túi mật.

Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như dạ dày cũng nên để dạ dày rỗng sẽ đánh giá tốt. Với các bệnh lý về tụy cũng nên nhịn ăn hoặc uống nước để thăm khám cho kết quả tốt hơn.

Hiện nay, Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó siêu âm ổ bụng là danh mục khám thường quy không thể thiếu trong gói khám sức khỏe định kỳ tổng quát.

Nhờ trang bị máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại cho hình ảnh siêu âm rõ nét, chính xác và quy tụ đội ngũ cán bộ nhân viên y tế có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đảm bảo đem đến cho người bệnh những dịch vụ khám uy tín, chất lượng.

Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trên đây về quy trình và kỹ thuật siêu âm ổ bụng hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký trải nghiệm dịch vụ tại MEDIPLUS, khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline: 1900 3366.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám