Siêu âm thai và các giai đoạn quan trọng mẹ cần biết

Cập nhật 12/05/2023

2.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Siêu âm

Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong thai kỳ. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ và thai phụ quan sát được toàn bộ hình thái và cử động của thai nhi, đảm bảo thai nhi vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thời điểm siêu âm thai lý tưởng là khi nào. Nếu bạn là một trong số đó, hãy theo dõi ngay giải đáp của chuyên gia y tế qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm có tần số cao nhằm mục đích thu lại hình ảnh của thai nhi cũng như những bộ phận khác ở bên trong khung chậu người mẹ. Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ theo dõi được sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn và có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Siêu âm thai theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn

Siêu âm thai theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn

Kỹ thuật thực hiện Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò phát ra sóng siêu âm tỳ sát vào da vùng bụng của thai phụ. Bác sĩ sẽ tiến hành bôi 1 lượng gel lên vùng siêu âm để đảm bảo sóng âm được dẫn truyền tốt nhất. Hình thái và cử động của thai nhi sẽ được hiển thị lên màn hình.

Siêu âm thai có các loại nào?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật diêu âm thai nhi cũng được phát triển hơn, từ siêu âm đen trắng phát triển thành siêu âm màu, siêu âm 2D, 3D, 4D… giúp cung cấp hình chi tiết cho các bậc cha mẹ đồng hành cùng con. Cụ thể:

Siêu âm đầu dò đường âm đạo

Siêu âm qua đầu dò âm đạo là kỹ thuật thường được chỉ định vào những tháng đầu của thai kỳ để kiểm tra hiện tượng thai sớm trong tử cung, dự đoán ngày sinh và xác định tuổi thai. Ngoài ra, phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường của thai nhi và mẹ bầu.

Siêu âm qua thành bụng

Siêu âm thai qua thành bụng là phương pháp được sử dụng phổ biến, được thực hiện bằng cách sử dụng đầu dò di chuyển quanh vùng bụng của mẹ bầu. Tuy nhiên với một số thai phụ có thành bụng dày hoặc phôi thai vẫn còn nhỏ khó quan sát thì bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp với siêu âm thai qua đầu dò hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.

Siêu âm công nghệ 2D, 3D, 4D

Theo nguyên lý hoạt động thì siêu âm 2D, 3D hoặc 4D đều sử dụng sóng âm nên rất an toàn cho thai nhi. Nếu siêu âm 2D là phương pháp siêu âm cũ chỉ cho hình ảnh 2 chiều đen trắng thì siêu âm 3D và 4D tạo hình ảnh không gian sinh động hơn. Tuy nhiên nếu phương pháp siêu âm 3D chỉ dừng lại ở việc quan sát được hình ảnh dưới nhiều góc độ thì siêu âm 4D còn ghi lại được những chuyển động của thai nhi, thậm chí là nhịp tim ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.

Siêu âm Doppler

Siêu âm doppler thai có vai trò đánh giá lưu lượng máu tại các cơ quan, bộ phận của thai nhi như: tim, não, mạch máu, dây rốn. Đồng thời, dựa vào hình ảnh siêu âm doppler thai bác sĩ có thể đánh giá được quá trình phát triển của thai nhi và sàng lọc sớm những dị tật có thể gặp. Phương pháp siêu âm này thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe thai kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai thường được chỉ định trong giai đoạn tiền sản. Kỹ thuật này nhằm đánh giá nhịp tim, cấu trúc, chức năng tim của thai nhi. Từ đó giúp phát hiện sớm các bất thường về tim mạch và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Kỹ thuật siêu âm thai 3D an toàn với thai nhi

Kỹ thuật siêu âm thai 3D an toàn với thai nhi

Siêu âm doppler đánh giá sự phát triển của thai

Siêu âm doppler đánh giá sự phát triển của thai

Siêu âm thai nhi có thực sự cần thiết?

Có thể nói đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy, được chỉ định trong các buổi khám thai định kỳ của thai phụ. Phương pháp này giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi cũng như sàng lọc sớm những dị tật bẩm sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đó hạn chế tối đa nguy cơ và đảm bảo trẻ sinh ra phát triển tốt.

Siêu âm thai phát hiện bất thường phải làm sao?

Tất cả các mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng khi kết quả siêu âm thai có bất thường. Tuy nhiên, các bất thường có thể gặp khi siêu âm thai có thể nghiêm trọng không điều trị được hoặc chỉ là biến dạng cấu trúc nhỏ không gây hậu quả nặng nề có thể can thiệp ngay hoặc đến lúc sinh ra mới điều trị được.

Chính vì thế, khi siêu âm thai mà nghi ngờ thai có vấn đề, thai phụ cần bình tĩnh tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh.

Các mốc siêu âm thai nhi quan trọng mẹ cần biết

Có 3 mốc quan trọng đánh dấu từng giai đoạn phát triển của thai nhi bao gồm: thời điểm 3 tháng đầu (thai 11-12 tuần tuổi), 3 tháng giữa (thai 22-23 tuần tuổi) và 3 tháng cuối (thai 31-32 tuần tuổi). Cụ thể các mẹ có thể theo dõi:

Siêu âm thai 11-12 tuần tuổi

Siêu âm thai 11-12 tuần tuổi xác định vị trí của thai

Siêu âm thai 11-12 tuần tuổi xác định vị trí của thai

Siêu âm thai trong thời điểm này sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí của thai (thai nằm trong hay nằm ngoài tử cung), tuổi của thai. Đặc biệt, siêu âm thai trong giai đoạn này giúp phát hiện sớm những bất thường nhiễm sắc thể như: hội chứng Down, hội chứng Edward,… bằng phương pháp đo độ mờ da gáy thai nhi.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện một số dị tật như: tật nứt đốt sống, thai vô sọ, thoát vị rốn, thoát vị lồng ngực, loạn sản xương, thiểu sản xương,…

Thai nhi từ 22-23 tuần

Thai nhi tuần 22-23 đã phát triển đầy đủ về các cơ quan bộ phận trên cơ thể. Vì vậy, siêu âm thai trong thời điểm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá về hình thái và quá trình phát triển của thai nhi. Từ đó, giúp phát hiện sớm những bất thường về hình thái như:

  • Bất thường về thần kinh: Dị tật ống thần kinh, não úng thủy, giãn não thất, phình giãn tĩnh mạch galen,…
  • Bất thường răng – hàm – mặt: tật sứt môi, tật hở hàm ếch,…
  • Bất thường tại lồng ngực: tràn dịch màng phổi, thoát vị hoành, kén ở phổi,…
  • Bất thường tại bụng, thành bụng và ruột: hẹp dạ dày, hẹp thực quản. gan to, lách to,…
  • Bất thường tại thận, tiết niệu: thận đa nang, tắc nghẽn đường tiểu, bất thường tại bàng quang, niệu đạo.

Siêu âm thai trong thời điểm này vô cùng quan trọng bởi vì nếu có đình chỉ thai nghén thì phải thực hiện trước tuần 28 của thai kỳ.

Thai nhi tuần 31-32

Đến tuần 31-32, thai nhi phát triển nhanh chóng và tương đối đầy đủ về cấu trúc và chức năng cơ thể. Siêu âm thai tại thời điểm này cho phép bác sĩ đánh giá chính xác quá trình phát triển thai nhi, nhau thai, dây rốn, lượng nước ối, ngôi thai để dự kiến ngày sinh và lựa chọn hình thức sinh phù hợp. Đồng thời phát hiện một số dấu hiệu bất thường xảy ra muộn tại các cơ quan như tim, phổi, não và mạch máu của thai nhi.

Xem thêm:

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai?

Siêu âm thai nhiều có tốt không cũng là thắc mắc của của nhiều mẹ bầu đang quan tâm. Như chúng ta đã biết, siêu âm là phương pháp phổ biến và thường được nhiều thai phụ quan tâm vì sợ xảy ra những biến chứng hay tò mò về những hoạt động của thai nhi ở trong bụng nên đã lạm dụng việc siêu âm thường xuyên.

Việc siêu âm là an toàn và không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Việc siêu âm là an toàn và không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Trên thực tế chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh được siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều, bởi vì vừa làm ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ vừa gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Theo bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên siêu âm thai trung bình 9-10 lần trong thai kỳ theo các mốc khám thai quan trọng. Hoặc siêu âm nếu có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường trong thời gian mang thai.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi siêu âm

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu trước khi đi siêu âm thai:

  • Lựa chọn cơ sở khám thai, siêu âm chẩn đoán uy tín, chất lượng.
  • Khám thai, siêu âm thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ giúp phát hiện sớm và có hướng xử trí thích hợp.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi siêu âm.
  • Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy siêu âm nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng người mẹ cũng không nên lạm dụng.
  • Trước khi siêu âm mẹ bầu không cần nhịn ăn, nhưng bác sĩ khuyến cáo nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bằng quang căng lên, thuận lợi cho việc quan sát hình ảnh thai nhi.
  • Đối với các mẹ bầu có tiền sử bệnh về tiểu đường, huyết áp, tim mạch,… thì cần thăm khám sớm và siêu âm nhiều hơn bình thường để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, vận động nhẹ nhàng. Nếu còn điều gì thắc mắc trong việc thời điểm nào siêu âm thai là thích hợp, nên siêu âm 2D hay 3D.. mẹ bầu có thể liên hệ tới Hotline: 1900 3366 để nhận được giải đáp từ các bác sĩ chuyên môn của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị ý khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám