Ăn gan lợn có tốt không và những ai nên KHÔNG nên ăn?

Cập nhật 25/05/2023

6.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Chị C.T.C.T (35 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Con gái tôi năm nay 7 tuổi, cháu rất thích ăn gan lợn, hầu như tuần nào cũng đòi ăn. Tôi thấy trong dân gian có câu truyền miệng: “Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” nên tôi rất sợ ăn gan lợn ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Vậy ăn gan lợn có tốt không và có cần lưu ý gì khi ăn gan lợn không bác sĩ?” Trả lời câu hỏi của chị T, chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS xin được giải đáp qua bài viết dưới đây, mọi ngươi cùng theo dõi.

Thành phần dinh dưỡng trong gan lợn

Gan lợn là một phần nội tạng của con lợn có vai trò chuyển hóa và đào thải nhiều chất trong cơ thể. Gan là nội tạng chứa nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, vitamin A,… do đó, rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, 100g gan lợn, chứa 165 calo, trong đó có các chất như:

  • Gan heo có chứa nhiều nguyên tố như sắt và đồng. Trong 100g gan lợn chứa 12mg sắt
  • Vitamin nhóm B như vitamin B12, Vitamin B2, vitamin B7, vitamin B9 (axit folic),…
  • Vitamin A: có chứa 6000 mcg đủ cung cấp vitamin A ở một người bình thường, lượng vitamin A này cao hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác như sữa, trứng, thịt, cá,…
  • Choline: Cung cấp đủ Choline cho phụ nữ và gần đủ cho nam giới: Choline rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng gan
  • Vitamin C và Selen phong phú của gan lợn giúp bạn chống lại các gốc oxy hóa, tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa, ức chế các tế bào ung thư.
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g gan (các loại động vật).

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g gan (các loại động vật).

Ăn gan lợn có tốt không? Có ảnh hưởng gì không?

Để làm rõ về vấn đề này, chúng ta nên hiểu rõ lợi ích của gan lợn. Gan lợn có cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể, do đó thực phẩm này cũng có rất nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Bổ máu: Gan lợn chứa một lượng lớn sắt, vitamin B12, vitamin A… là các thành phần quan trọng cho quá trình tạo máu. Sắt là thành phần chính tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin – huyết sắc tố có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Vitamin B12, và folate giúp kiểm soát nồng độ homocysteine ​​cao trong máu, thiếu 2 chất này có thể gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu to
  • Bổ não: Các thành phần như vitamin B12, folate,.. cần thiết cho hoạt động của não bộ, cải thiện trí nhớ
  • Tốt cho mắt: Hàm lượng vitamin A trong gan lợn rất cao, vì vậy loại thực phẩm này rất tốt cho mắt, tăng cường thị lực, tránh tình trạng mỏi mắt, khô mắt
  • Cung cấp protein: Gan lợn cũng là nguồn cung cấp protein cùng nhiều loại axit amin thiết yếu không tự tổng hợp được, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, protein trong gan lợn, giúp giảm bớt cảm giác thèm ăn, thích hợp với người ăn kiêng
  • Tốt cho da và tóc: Gan lợn cung cấp collagen và biotin dồi dào, giúp da săn chắc, mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa da.
  • Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C và Selen trong gan lợn giúp tăng cường cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa, chống các gốc oxy hóa, ức chế các tế bào ung thư phát triển.
Trong gan lợn chứa nhiều dinh dưỡng ăn với lượng phù hợp tốt cho cơ thể

Trong gan lợn chứa nhiều dinh dưỡng ăn với lượng phù hợp tốt cho cơ thể

Tuy nhiên, gan là cơ quan chuyển hóa và thải trừ các chất độc của cơ thể nên đây cũng có thể được xem là “nấm mồ” của các chất cặn bã. Đặc biệt, với những con lợn không khỏe, bị viêm gan, ung thư, hay chăn nuôi không đảm bảo, dùng nhiều hóa chất công nghiệp thì lại càng độc và gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, gan lợn cũng chứa nhiều cholesterol (100g gan lợn chứa 300mg cholesterol) là thành phần không tốt cho cơ thể con người.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi ăn gan lợn có tốt không, thì chúng ta thấy gan lợn là thực phẩm tốt cho cơ thể vì cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng, nhưng không phải gan lợn sẽ tốt cho tất cả mọi người. Việc sử dụng gan lợn không đúng cách, đúng đối tượng còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Những đối tượng nào cần hạn chế ăn gan lợn

Gan là bộ phận chứa nhiều chất độc và hàm lượng cholesterol cao, nên không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng gan lợn. Nhóm các đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn hoặc ăn với lượng rất ít:

  • Phụ nữ mang thai: Vitamin A dồi dào trong gan lợn, có thể là nguyên nhân gây hại đến thai nhi, dị tật, quái thai, sảy thai,… Vì vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn gan, tốt nhất chỉ nên ăn 1– 2 lần/tháng.
  • Người có mỡ máu cao: Theo các nghiên cứu, hàm lượng cao các chất như protein và chất béo trong gan lợn làm tăng nguy cơ gây mỡ máu cao, khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
  • Người bị tăng huyết áp: Theo khuyến cáo của bác sĩ, người tăng huyết áp nên kiêng ăn gan lợn, chất béo và đường để duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Người có bệnh lý ở gan xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan nên tránh ăn gan. Tế bào gan nói chung và gan lợn nói riêng có rất nhiều dinh dưỡng và chất béo, tế bào gan của cơ thể sẽ phải vất vả hơn để chuyển hóa các chất này. Ngoài ra một số thành phần độc tố, kim loại nặng tồn đọng trong gan cũng được hấp thu theo. Những điều này đều không tốt cho tế bào gan đang không khỏe.
  • Người bị bệnh gout: Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa protein, gây tăng acid uric trong máu, hay nói đơn giản là do sự dư thừa đạm gây nên. Do đó, bệnh nhân gout nên tránh các thực phẩm có chứa gốc purin như nội tạng động vật như gan lợn (100g gan lợn có đến 300mg purin).
  • Những người thừa hoặc có nguy cơ thừa vitamin A như người có chế độ ăn uống giàu chất vitamin A thì không nên ăn gan lợn, vì trong gan có một lượng lớn vitamin A. Mà thừa loại vitamin này cũng gây hại cho cơ thể, thậm chí nếu thừa nhiều còn có thể gây tử vong.
Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn gan lợn bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn gan lợn bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Lưu ý khi ăn gan lợn an toàn tốt cho sức khỏe

Để đảm bảo hấp thụ được dưỡng chất cũng như an toàn khi sử dụng gan lợn hoặc thực phẩm từ gan lợn, chúng ta nên có một số lưu ý ngay từ khi lựa chọn đến chế biến và sử dụng:

Lựa chọn và sơ chế gan lợn đúng cách

Khi ăn gan lợn, nên lựa chọn gan lợn tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thật kỹ và tránh ăn quá nhiều. Nguyên tắc quan trọng khi ăn gan là phải lựa chọn những con lợn khỏe, không mắc bệnh.

Gan của lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, dễ bị thâm, sẫm màu hoặc màu vàng, bề mặt gan có các nốt sần, ngửi sẽ thấy mùi hôi, tanh, không có độ đàn hồi.

Trong quá trình chế biến gan, chị em nên ngâm gan lợn trong muối hoặc sữa khoảng 10-30 phút, điều này sẽ giúp gan mềm ra, thơm béo hơn và loại bỏ được đáng kể các độc tố trong gan. Sau khi ngâm nên rửa thật sạch thật kỹ, bóp hết phần máu đọng trong gan.

Quá trình chế biến gan lợn

Không nên xào nấu chung với những rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, cải xoăn, rau cần, cà rốt,… Bởi vì vitamin C dễ oxy hóa phân giải đồng và sắt có trong gan. Ngoài ra xào gan lợn có hàm lượng sắt và đồng cao với những rau củ này cũng làm mất hết hàm lượng vitamin C của những loại rau củ quả này. Quá trình chế biến gan lợn nên đun kỹ để đảm bảo diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong gan.

Tránh nấu gan lợn với các thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm giảm dưỡng chất

Tránh nấu gan lợn với các thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm giảm dưỡng chất

Nên ăn bao nhiêu gan lợn là thích hợp?

Chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo không nên ăn gan quá nhiều. Tương ứng với mỗi đối tượng hàm lượng gan lợn bổ sung hàng ngày sẽ rất khác nhau. Ví dụ, với bé đang ăn dặm, có thể cho mỗi bữa ăn 30g gan và ăn 2 bữa gan/tuần sẽ giúp thải độc, tăng cường vitamin A, tăng chiều cao, bổ sung sắt, chống thiếu máu và vitamin,.. cho trẻ. Với trẻ 7 tuổi, có thể ăn tầm 50g x 2 lần/tuần hoặc bé và gia đình có thể ăn một bữa gan lợn xào hàng tuần cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc ăn gan lợn có tốt không của chị C.T.C.T, chuyên gia của MEDIPLUS cho biết đây là món ăn tốt cho sức khỏe, mà các chị em có thể cân nhắc để đưa vào thực đơn hàng tuần của gia đình. Nhưng cần lưu ý về quá trình lựa chọn, chế biến cũng như hàm lượng phù hợp. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ hotline 1900 3366 để được tư vấn sớm nhất.

*Bài viết tổng hợp và chia sẻ mang tính tham khảo thêm!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    28 Th10, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? Cần lưu ý gì

    Để tìm kiếm cảm giác mới lạ, nhiều cặp đôi chọn cách quan hệ vào ngày đèn đỏ. Vậy quan hệ ngày đèn đỏ có…

    28 Th10, 2024
    372

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ lần đầu đau rát có sao không? 5 cách khắc phục

    Khi quan hệ lần đầu thì bối rối và lo lắng là những cảm xúc khó tránh khỏi. Quan hệ lần đầu đau rát có…

    28 Th10, 2024
    438

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    637

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám