Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng

Cập nhật 29/07/2024

123

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sức khỏe

Bạch hầu hiện đang là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của con người. Vậy bệnh bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch hầu có triệu chứng ra sao? Điều trị như thế nào? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu nhé. 

1. Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch hầu lây lan qua đường nào?

Bạch hầu là bệnh gì

Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Bạch hầu là một bệnh khá nguy hiểm đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra (theo wiki). Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi và có khả năng lan truyền qua đường hô hấp, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, suy tim, liệt cơ và thậm chí tử vong. 

Hình ảnh bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra

Hình ảnh bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra

Bệnh bạch hầu hiện nay thường xảy ra ở những người chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu. Triệu chứng nhận diện có thể bao gồm viêm họng kèm giả mạc xám bao phủ amidan và cổ họng.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?

Bên cạnh thắc mắc bệnh bạch hầu là gì? Nhiều người cũng rất quan tâm đến con đường lây lan của căn bệnh này. Bệnh bạch hầu có thể lây lan một cách rất dễ dàng từ người sang người thông qua các con đường sau:

  • Trực tiếp qua đường hô hấp: Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh sang người khác khi người bệnh hoặc hắt hơi, phát tán dịch tiết chứa vi khuẩn ra môi trường. Đây là con đường chính dẫn đến sự lây lan nhanh chóng khi ở những nơi đông người.
  • Gián tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh: Vi khuẩn có thể lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc, như cốc uống nước, bát đũa, hoặc thậm chí cả giấy ăn. Vi khuẩn có thể tồn tại trên các bề mặt này và lây nhiễm khi người khác sử dụng chung.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung đồ dùng như đồ chơi, khăn, hoặc các vật dụng khác có chứa vi khuẩn từ người bệnh.
  • Tiếp xúc với vết thương hở: Nếu vết thương hở của người khác tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn từ người bệnh, có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Con đường lây lan bệnh nhanh nhất là đường hô hấp

Con đường lây lan bệnh nhanh nhất là đường hô hấp

Xem thêm: Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

2. Biểu hiện bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì? Có biểu hiện như thế nào? Dưới đây là các biểu hiện thường gặp của bệnh bạch hầu. 

Mỗi giai đoạn của bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau

Thời gian ủ bệnh (2 – 5 ngày): Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng lâm sàng.

Giai đoạn khởi phát (ngày thứ 1 – 2)

  • Sốt từ 37,5 – 38 độ C.
  • Đau họng, mệt mỏi, chán ăn.
  • Khó thở nhẹ.
  • Khi đi khám họng, bạn có thể thấy họng bị đỏ, cảm giác hơi rát, amidan có giả mạc màu trắng ở một bên.
  • Khi sờ vào cổ bạn sẽ thấy cục hạch nhỏ nhưng không đau.

Thời kỳ toàn phát (ngày thứ 2 – 3)

  • Sốt cao hơn từ 38 – 38,5 độ C.
  • Cảm giác đau khi nuốt, da dẻ xanh xao và tái nhợt.
  • Mạch nhanh, huyết áp tụt.
  • Giả mạc ở họng lan tràn ở một hoặc cả hai bên amidan.
  • Giả mạc có tính chất đặc trưng là màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, dai và không tan trong nước.
  • Giả mạc dính chặt vào niêm mạc, khi bóc tách có thể gây chảy máu.
  • Cục hạch ở phía góc hàm sưng to và gây đau nhiều hơn.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu là Corynebacterium diphtheriae, một loại vi khuẩn gram dương, hiếu khí, tồn tại dưới 03 dạng Gravis, Mitis và Intermedius. Khi nhìn qua kính hiển vi, có thể chúng có hình dáng thẳng hoặc cong nhẹ, không di động, không có vỏ và không sinh bào tử. Vi khuẩn này phát triển tốt trong môi trường thông thoáng, đặc biệt là trong môi trường có máu và huyết thanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Các biến chứng của bệnh bạch hầu do vi khuẩn tiết ngoại độc tố, gây ức chế tổng hợp protein, làm hỏng mô tại chỗ và hình thành giả mạc dày và dai. Vi khuẩn này thường bám chặt ở mũi, họng, lưỡi, tuyến hạnh nhân và thanh quản. Ngoại độc tố có thể hấp thu vào máu, lan truyền và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm phổi, viêm dây thần kinh, tổn thương thần kinh, liệt cơ và thậm chí tử vong đột ngột.

Xem thêm: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

4. Triệu chứng bệnh bạch hầu và biến chứng

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, khàn tiếng và đau họng, gây ra cảm giác chán ăn cho bệnh nhân. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, giả mạc màu trắng ngà xuất hiện, dày dai và bám chặt vào mặt sau của họng, đôi khi lan rộng sang hai bên. Triệu chứng này là một trong những dấu hiệu phổ biến, dễ nhận biết của bệnh bạch hầu.

Triệu chứng phổ biến là nhẹ, ho, khàn tiếng và đau họng

Triệu chứng phổ biến là nhẹ, ho, khàn tiếng và đau họng

Bệnh có thể điều trị qua khỏi với liệu pháp phù hợp, nhưng cũng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong trung bình do bệnh bạch hầu dao động từ 5 đến 10%.

Biến chứng bệnh bạch hầu 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan như sau:

  • Hô hấp: Vi khuẩn bạch hầu tạo ra độc tố làm tổn thương mô trong vùng mũi và cổ họng. Lớp giả mạc dai, cứng được tạo thành từ các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác có thể gây cản trở đường thở. Biến chứng nghiêm trọng nhất là liệt hô hấp, khiến bệnh nhân suy hô hấp và có nguy cơ tử vong.
  • Tim mạch: Độc tố bạch hầu có thể lan qua đường máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm viêm cơ tim, có thể dẫn đến suy tim và nguy cơ đột tử.
  • Thần kinh: Độc tố có thể gây tổn thương các dây thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh vùng cổ họng gây khó nuốt. Các dây thần kinh ở tay và chân cũng có thể bị viêm hoặc tổn thương, gây ra tình trạng yếu cơ. Nếu dây thần kinh vận động các cơ hô hấp bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến liệt hô hấp và nguy cơ suy hô hấp nghiêm trọng.

Các biến chứng này cho thấy bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng này.

Tham khảo: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không?

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu

Chẩn đoán bạch hầu thế nào? 

Để chẩn đoán bệnh bạch hầu, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể: 

Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng: Đưa ra dựa trên các triệu chứng lâm sàng như triệu chứng nhiễm độc nặng, sốt, cổ bạnh, và có màng giả đặc hiệu của vi khuẩn bạch hầu.
  • Dịch tễ: Xác định xung quanh có trẻ em khác mắc bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân, hoặc tồn tại các ổ dịch, các vụ dịch.
  • Xét nghiệm: Bao gồm các phương pháp như soi tươi để phát hiện màng giả, cấy mẫu từ họng trên môi trường Terullit kali hoặc gây bệnh trên chuột lang để xác định có vi khuẩn bạch hầu hay không.

Chẩn đoán phân biệt

  • Phân biệt với các bệnh có màng giả: Như viêm họng do tụ cầu, liên cầu, viêm họng Vincent, viêm họng virus, Herpes, nấm Candida và viêm họng hoại tử. Các bệnh này cũng có thể có triệu chứng tương tự nhưng không phải do vi khuẩn bạch hầu.
  • Phân biệt với các bệnh gây khó thở thanh quản: Như viêm thanh quản cấp, nguyên phát do virus sởi, áp xe thành sau họng, và dị vật thanh quản. Những bệnh này cũng có thể gây ra triệu chứng khó thở nhưng không phải do bạch hầu.

Điều trị bệnh bạch hầu

Để điều trị bệnh bạch hầu một cách hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng, các biện pháp điều trị cần được bắt đầu ngay lập tức ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm xác định vi khuẩn. Các phương pháp điều trị bệnh bạch hầu phổ biến hiện nay:

  • Kháng sinh 
  • Kháng độc tố bạch hầu
  • Các phương pháp điều trị khác như: Hỗ trợ hô hấp, cân bằng điện giải, lọc máu, dùng thuốc corticoid, hỗ trợ tuần hoàn…
Bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc hoặc kháng sinh

Bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc hoặc kháng sinh

Trẻ em và người lớn mắc bệnh bạch hầu cần được nhập viện ngay để điều trị. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán để quan sát hình ảnh bệnh bạch hầu, từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Việc cách ly và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cho những người chưa được tiêm phòng bằng vaccine phòng bệnh. 

Bài viết của tổ hợp y tế MEDIPLUS cũng cung cấp các thông tin về bạch hầu là bệnh gì? Các biến chứng nguy hiểm cũng như cách chẩn đoán, điều trị bệnh phổ biến. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đọc sẽ biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu phát hiện bản thân có nhiều triệu chứng bất thường, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. 

*Lưu ý: Bài viết mang tính tham khảo, không thể thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn 3 cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu

    Mỗi người mẹ khi mang thai đều mong ngóng khoảnh khắc con chào đời, mong muốn được tính ngày dự sinh chuẩn xác. Tổ hợp…

    30 Th7, 2024
    166

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Cách sơ cứu người bị điện giật kịp thời an toàn nhất

    Cách sơ cứu người bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện, dòng điện cao thế, bị sét đánh, v.v… Khi nạn…

    31 Th7, 2024
    78
    [Giải đáp] Quan hệ không xuất được tinh có thai không?

    “Quan hệ không xuất được tinh có thai không?” là câu hỏi được nhiều người chú ý. Quan hệ không xuất được tinh là một…

    23 Th7, 2024
    166

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    13 Th6, 2024
    209

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám